12 điều thú vị ít người biết về trận Trân Châu Cảng
SUNday - 10/12/2017 08:14
Cuộc tấn công bất ngờ, không lời tuyên chiến vào hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 đã bị Tổng thống Roosevelt gọi là “một ngày bê bối”. Chỉ trong buổi sáng ngày Chủ nhật đó, hàng trăm máy bay Nhật đã đánh chìm 21 tầu chiến và phá hủy hơn 150 máy bay của Mỹ tại sân bay gần đó với gần 2.000 lính Mỹ đã tử nạn. Gần 80 năm qua đi, tuy nhiên có những điều không phải ai cũng biết
1. Trân Châu Cảng không phải là khởi đầu của cuộc chiến trên Thái Bình Dương
Quân Nhật đã đổ bộ lên Malaya, sau đó là một thuộc địa khác của Anh vài giờ trước khi tấn công Trân Châu Cảng. Trong khi đó một lực lượng lớn hơn đã đổ bộ lên quốc gia trung lập Thái Lan. Người Nhật gọi chiến dịch được thực hiện tại Hawaii là cuộc tấn công hỗ trợ, trong khi đó cuộc tấn công chính là “Chiến dịch Phương Nam” diễn ra tại Malaya, Philippines và Đông Ấn Hà Lan. Thậm chí trước đó 4 năm rưỡi, Nhật đã tham chiến toàn diện với Trung Quốc.
2. Trân Châu Cảng không phải là câu trả lời của người Nhật cho bản thư tín của Hull
Vào ngày 26/11/1941, Ngoại trưởng Mỹ Cordell Hull đã gửi một bức thư cho người Nhật. Dù nhiều người cho rằng đây là một bản tối hậu thư nhưng thực ra đó chỉ là một bản đề nghị bình thường hóa quan hệ. Trong bức thư này có yêu cầu của Mỹ rằng quân Nhật phải rút hết khỏi Trung Quốc và Đông Dương.
Vào thời điểm bức thư trên được gửi, người Nhật đã bắt đầu thực hiện bước chuẩn bị cho chiến dịch phương Nam và Hawaii từ lâu. Những tầu chiến tham gia Trân Châu Cảng đã được di chuyển đến căn cứ tiền tiêu trên đảo Kurile, bắc Nhật Bản từ ngày 17/11 để bắt đầu khởi hành đi Trân Châu Cảng vào ngày 26.
3. Chiến dịch Trân Châu Cảng là một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm
Đây là một trong những chiến dịch được lên kế hoạch và chuẩn bị tốt nhất trong Thế chiến II. Người Nhật đã chuẩn bị được một hải trình bí mật cho cả hạm đội gồm 6 hàng không mẫu hạm, 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm trong suốt quãng đường dài gần 6000 km phía bắc biển Thái Bình Dương. Những chiếc tầu chiến này nhanh chóng hết nhiên liệu và kỹ thuật tiếp dầu trên biển thời đó không thể thực hiện được khi thời tiết xấu. Nếu như bất kỳ chiếc tầu nào của Nhật bị hỏng trong chuyến hải trình này thì họ khó có thể mang nó được về nhà. Do đó, các tướng lĩnh đứng đầu quân đội Mỹ khi đó luôn nghĩ rằng việc tấn công Hawaii là điều không thể thực hiện.
4. Những sĩ quan cấp cao của Nhật đã phản đối kế hoạch tấn công toàn diện Trân Châu Cảng
Toàn bộ chiến dịch này là ý tưởng của đô đốc Yamamoto, chỉ huy hạm đội hỗn hợp. Ý kiến phản đối quan trọng nhất là của một sĩ quan cấp trên của Yamamoto, đô đốc Nagano, đứng đầu Hội đồng tướng lĩnh hải quân. Tướng Nagano không tự tin lắm vào sức mạnh của không quân và cho rằng việc cho hải quân tác chiến ở khoảng cách xa như vậy là quá mạo hiểm. Đặc biệt, ông ta rất lo ngại về việc di chuyển toàn bộ hạm đội hàng không mẫu hạm đi xa khỏi Nhật đến vậy khi lực lượng nhật tấn công Malaya tại Philippines. Yamamoto đã yêu cầu phải sử dụng toàn bộ cả 6 chiếc hàng không mẫu hạm, thậm chí đe dọa sẽ từ chức nếu kế hoạch của ông ta không được thực hiện.
5. Đáng lẽ vai trò chính của cuộc tấn công Trân Châu Cảng thuộc về lực lượng tầu ngầm
Đã có khoảng 26 chiếc tầu ngầm của Nhật được tập trung khu vực xung quanh đảo Hawaii. Nhiệm vụ của chúng là tấn công bất kỳ tầu chiến Mỹ nào thoát khỏi cuộc tấn công chính. Cuối cùng, chúng đã không có việc gì để làm cho dù một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ đã bị thương gần Hawaii vào tháng Giêng. 5 chiếc tầu ngầm mini được phóng đi từ tầu ngầm lớn, mỗi chiếc chở theo hai người đã định đột nhập vào cảng sáng ngày 7/12 nhưng chúng đã thất bại. Một chiếc khu trục hạm của Mỹ đã bắn chìm 1 trong những chiếc tầu này tại cửa vịnh khoảng 1 giờ 15 phút trước khi cuộc không kích bắt đầu, suýt nữa làm Nhật Bản mất đi yếu tố bát ngờ.
6. Các chính trị gia Washington và London đều không hề bất ngờ về một cuộc chiến toàn diện với Nhật
Hài hước thay, chính điều này đã là nguyên nhân chính khiến lực lượng tình báo Anh và Mỹ không thể dự đoán được về cuộc tấn công. Rất nhiều thông tin họ thu thập được về sự chuẩn bị của Nhật đều bị bỏ qua vì giới phân tích nghĩ mục tiêu của Nhật sẽ là Thái Lan, Malaya, Philippines hay Đông Ấn Hà Lan.
Chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương đã gửi một bức điện cảnh báo về chiến tranh vào ngày 24/11. Đồng thời, tổng thống Roosevelt cũng đã khẳng định hỗ trợ nước Anh nếu như Anh và Nhật xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, ngay cả thủ tướng Churchill hay tổng thống Roosevelt đều không nhận được các cảnh báo về một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng.
Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188