Home » Tin tức » Đàm luận

Bóp nghẹt Nga bằng hình phạt tàn khốc, Mỹ chờ thời cơ 'Moscow đã chết': Quá sai lầm!

TUEsday - 18/01/2022 00:07
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga về “các lệnh trừng phạt tàn khốc” nếu Nga đem quân vào lãnh thổ Ukraine, liệu ông Vladimir Putin có phải là “người chiến thắng cuối cùng”?

 

 
 
 
 
 
Bóp nghẹt Nga bằng hình phạt tàn khốc, Mỹ chờ thời cơ Moscow đã chết: Quá sai lầm! - Ảnh 1.
Cuộc họp Hội đồng NATO-Nga hôm 12/1. Ảnh: Twitter
Trong tuần qua, đã có đến 3 cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Nga nhưng cả ba đều đã không thể giúp giải quyết bế tắc của hai ông lớn này trong vấn đề Ukraine, một bế tắc mà Nga dường như đang nắm giữ vị thế chiến thắng ở tất cả các mặt.
Theo EurAsia Times, chưa bao giờ sau những năm 1990, thời điểm châu Âu khủng hoảng bởi các cuộc chiến tranh ở vùng Balkan, lục địa già này lại chứng kiến ​​nhiều mối nguy an ninh nghiêm trọng như trong những ngày qua.
Vào ngày 10/1, Nga và các nhà ngoại giao Mỹ đã gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ. Hai ngày sau, Hội đồng NATO-Nga (một cơ chế tham vấn, xây dựng đồng thuận, hợp tác, quyết định chung và hành động chung) đã được triệu tập tại Brussels.
Và vào ngày 13/1, các nhà ngoại giao Nga, Mỹ và châu Âu đã gặp nhau tại Vienna dưới cờ hiệu của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), một nhóm gồm 57 quốc gia. Ngẫu nhiên, tất cả đều đi theo lối mòn của cuộc nói chuyện "một đối một" giữa hai Tổng thống Biden và Putin vào ngày 7/12.

Mỹ tung đòn dọa nạt trừng phạt

Tổng thống Mỹ đang đe dọa người đồng cấp Nga bằng các biện pháp trừng phạt "tàn khốc" nếu đem quân sang Ukraine.
Bóp nghẹt Nga bằng hình phạt tàn khốc, Mỹ chờ thời cơ Moscow đã chết: Quá sai lầm! - Ảnh 2.
Tổng thống Putin và người đồng cấp Biden gặp nhau tại Geneva. Ảnh: EurAsia Times
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, trong bối cảnh các đồng minh phương Tây vẫn bất đồng trong việc này và các lệnh trừng phạt có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ vốn đang xấu đi với Trung Quốc, các mối đe dọa của Mỹ sẽ khó có tác dụng.
Mặt khác, với khoảng 100.000 quân Nga được cho là đang tập trung gần biên giới Ukraine, nội bộ phương Tây cũng mâu thuẫn về ý tưởng kết nạp Ukraine vào NATO, khi ý tưởng cho rằng "Moscow đã chết" là hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, các quốc gia hàng đầu ở châu Âu cảm thấy khó chịu khi giới tinh hoa cầm quyền của Ukraine mong muốn gia nhập NATO và nhận được sự giúp đỡ kinh tế của họ trong khi Kiev lại miễn cưỡng thực hiện các biện pháp cần thiết để giải phóng nền kinh tế đất nước khỏi sự kiểm soát của chính phủ và tự do hóa nền kinh tế theo tinh thần của các giá trị phương Tây.
Nhưng điều mà các cường quốc châu Âu nhất trí với đồng minh Mỹ là các thành viên NATO không thể chấp nhận quyền phủ quyết của Nga đối với việc kết nạp Ukraine. Họ chỉ ra rằng, liên minh quân sự của họ đã có chính sách mở cửa đối với Ukraine vì mục tiêu gia nhập NATO là một phần trong hiến pháp của Ukraine.


NATO đã 'nuốt lời'

Theo tờ EurAsian Times, người Nga có lý khi nói rằng các cường quốc NATO đã không dành cho họ sự tôn trọng mà họ xứng đáng có được như một cường quốc và đã làm ngược lại cam kết trước đó.
Dưới thời Liên Xô cũ, chính quyền Liên Xô đã cho phép nước Đức thống nhất vào năm 1990 để chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Đổi lại NATO cam kết sẽ không mở rộng về phía đông.
Các nhà ngoại giao Mỹ như Jack Matlock (đại sứ Mỹ cuối cùng tại Liên Xô cũ), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và cố cựu chiến binh Geroge Kenan (cha đẻ của "chính sách ngăn chặn" mà Mỹ khởi xướng để chống lại sự ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh sau khi Thế chiến II kết thúc) đã thừa nhận rằng, các đồng minh như Đức, Pháp và Anh đã đồng ý với Moscow như vây.
Năm 1997, ông Kennan đã viết rằng: "Việc mở rộng NATO sẽ là sai lầm định mệnh nhất trong chính sách của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Một quyết định như vậy có thể sẽ thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga theo những hướng không theo ý muốn của chúng tôi ".
Rõ ràng, lời hứa đảm bảo này với Moscow đã không được thực hiện đúng.
Năm 1999, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary - tất cả các thành viên của Hiệp ước Warsaw do Moscow đứng đầu - được phép gia nhập NATO, mặc dù khoảng 50 nhà lãnh đạo quân sự, chính trị và học thuật, bao gồm cả Paul Nitze và Jack Matlock, đã viết thư cho Tổng thống lúc đó - Bill Clinton rằng đây sẽ là "một sai lầm chính sách của lịch sử".
Người kế nhiệm của Clinton là George Bush vào năm 2004 đã cho phép thêm 7 nước nữa - bao gồm cả ba quốc gia Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania, từng là một phần của Liên Xô cũ - cũng tham gia. Tổng thống Bush đã sẵn sàng đưa Georgia và Ukraine, cả hai thành viên cũ của Liên Xô, gia nhập vào năm 2008. Nhưng kế hoạch đã không thành hiện thực khi Nga tham chiến ở Gruzia.

"Nga sẽ không cho phép điều này xảy ra"

Nói cách khác, tư cách thành viên NATO của Ukraine (cũng như Gruzia) vẫn là khúc mắc giữa Washington và Moscow trong 13 năm qua. Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đã nói rõ rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nước Nga sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Bóp nghẹt Nga bằng hình phạt tàn khốc, Mỹ chờ thời cơ Moscow đã chết: Quá sai lầm! - Ảnh 3.
MiG-29 của Nga. Ảnh: EurAsia Times
Tất cả đều nói rằng, đây là những quốc gia không chỉ nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga trong nhiều thế kỷ, họ cùng nói một ngôn ngữ và văn hóa chung. Từ năm 1922 cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraine là một phần của Liên Xô và Ukraine bắt nguồn từ tên gọi cũ của tiếng Nga, "Okraina", có nghĩa là vùng ngoại vi.
Về phần mình, ông Biden nói rằng nếu ông Putin đem quân vào Ukraine, Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế "tàn khốc" đối với Nga, điều mà ông hay bất kỳ quan chức nào của ông không nêu chi tiết. Người Mỹ được cho là đang nói về khả năng tách Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) có trụ sở tại Brussels, nhưng điều này sẽ cần sự hỗ trợ của châu Âu.

Hiện tại, Moscow đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi bán đảo Crimea sáp nhập về với Nga vào năm 2014. Nhưng điều đó không làm giảm sức mạnh của Nga.

Tất nhiên, Washington đang nói chuyện với các đồng minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt hơn nữa để ngăn chặn một động thái mà họ cho rằng "đáng lo ngại" của Nga vào Ukraine. Mỹ đang yêu cầu Đức dừng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2 -vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức), nhưng không nhận được phản ứng tích cực. 

Bonn có vẻ cảnh giác với việc hạn chế nguồn cung cấp khí đốt khi châu Âu đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập. Trên thực tế, thủ tướng mới của Đức, Olaf Scholz, đang muốn đối thoại với Moscow.

Tín hiệu hỗn hợp từ Châu Âu

Trong khi đó, Pháp cũng đang ủng hộ Đức trong việc chống lại nỗ lực của EU nhằm chỉ rõ họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nào nếu ông Putin đem quân sang Ukraine.

Bóp nghẹt Nga bằng hình phạt tàn khốc, Mỹ chờ thời cơ Moscow đã chết: Quá sai lầm! - Ảnh 5.

Châu Âu vẫn chia rẽ trong nhiều vấn đề về Nga, trong đó có dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: DW

Rốt cuộc, bất kỳ sự hạn chế nào đối với xuất khẩu của Nga sang châu Âu cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho chính châu Âu. Nếu các đồng minh châu Âu của Mỹ, đặc biệt là các đồng minh lớn, đang gửi đi những thông điệp trái ngược nhau về việc họ sẵn sàng áp đặt bất cứ điều gì ngoài một "cú tát tài chính" vào cổ tay Nga, thì họ dường như có một lý do khác.

Và đó là sự không hài lòng của họ về việc Ukraine thiếu tiến bộ trong việc tự do hóa chính thể và nền kinh tế mặc dù nhận được sự hỗ trợ khổng lồ từ họ.

Họ cho rằng, giới tinh hoa Ukraine chỉ quan tâm đến việc thoát khỏi sự kiểm soát ban đầu của Moscow, chứ không chân thành tiếp thu các giá trị của phương Tây về minh bạch, kinh tế tự do và pháp quyền.

Và như thể là trong khi không khí xung đột của châu Âu "không đủ tệ" để Tổng thống Biden gây áp lực thực sự lên ông Putin, thì vấn đề phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc có chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt cứng rắn nào nhằm chống lại Moscow hay không.

Thực tế là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nga, không có khả năng ngừng giao dịch với các công ty lớn của Nga mà Mỹ đã chọn cho vào danh sách đen. Thậm chí, Nga và Trung Quốc đang hợp tác để thiết lập các cơ chế thanh toán thay thế.
Nam Anh


Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh