Home » Tin tức » Đàm luận

Cuộc chiến dầu: Quyết tâm chiến lược của Nga là gì?

THUrsday - 26/03/2020 21:53
Ả rập Saudi giàu dầu lửa nhưng không có gì để bảo vệ nó cho nên chỉ là một kẻ yếu trong một thế giới cường quyền...
Truyền thông phương Tây đều cho rằng, Ả rập Saudi quyết định tăng sản lượng lên 12 triệu thùng/ngày, đồng thời giảm giá cho khách hàng 6-8 USD/thùng là một “đòn tấn công chớp nhoáng” vào Nga sau khi đề xuất giảm sản lượng khai thác để ổn định giá dầu thế giới bị Nga nói KHÔNG.

Rõ ràng, hành động mở màn cuộc chiến như vậy, về biểu hiện, đây là một cuộc chiến mà Ả rập Saudi không chuẩn bị kỹ càng, cho nên mục tiêu của đòn tấn công chớp nhoáng là buộc Nga phải đầu hàng nhanh, ngồi vào bàn đàm phán tại OPEC+. Tất nhiên, vẫn có suy nghĩ khác, rằng, đây là hành động “kẻ nâng người đập” giữa Nga và Ả rập Saudi để loại ngành dầu đá phiến Mỹ ra khỏi cuộc chơi trên thị trường…thì chúng ta cũng đã từng đề cập đến với những câu hỏi tu từ…

Cuoc chien dau: Quyet tam chien luoc cua Nga la gi?
Cú đập tay High Five của Putin và Thái tử BMS tại G-20...không lẽ nào?...
Cuoc chien dau: Quyet tam chien luoc cua Nga la gi?

Nếu như không nhầm thì một trong những nguyên nhân chính nhất của thế chiến 2 là các đế quốc mới nổi lên gồm Đức, Ý, Nhật muốn chia lại thị trường thế giới. Do đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi mục tiêu chiến lược của Nga trong cuộc chiến này là: Gỡ bỏ kết quả hiện tại, phân phối lại thị trường dầu mỏ trên thế giới.

Tại sao Nga mở màn cuộc chiến dầu?

Thứ nhất, vì Mỹ và ngành sản xuất dầu đá phiến Mỹ “chơi không đẹp”, “cạnh tranh không công bằng”. Mỹ dùng sức mạnh cường quyền để bao vây, cấm vận để triệt tiêu các nguồn cung khác trên thị trường như Iran, Libya, Venezuela, công ty dầu khí Nga…để chiếm lĩnh thị trường...

Thứ hai, trong khi OPEC+ phải hạn chế khai thác để tăng giá dầu thì dầu đá phiến Mỹ nằm ngoài chế tài OPEC+, mặc sức khai thác với số lượng nhiều nhất có thể, bất chấp giá cả khiến cho thị trường dầu, thị phần của OPEC+ bị thu hẹp, giảm sút trong đó bất lợi nhất là Nga.

Và cuối cùng là, trong khi đó Mỹ lại dùng năng lượng làm đòn bẫy cho hoạt động chính trị, can thiệp, trừng phạt, ngăn chặn Nga thương mại với châu Âu.

Như vậy, với quyết tâm chiến lược của Nga trong cuộc chiến dầu như thế này thì không chỉ Ả rập Saudi mà cả Mỹ cũng là đối tượng tác chiến của Nga. Do vậy tình thế chung là trong 3 bên phải có ít nhất một bên bị loại hoặc Ả rập Saudi hoặc đá phiến Mỹ để Nga thắng trong trận chung kết, hoặc là Nga sẽ “cưa đôi” thị trường dầu thế giới.

Chúng ta nhận thấy rõ rằng đòn tấn công chớp nhoáng của Ả rập Saudi đã không thành công và một số biểu hiện ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ bước đầu đã vỡ toang.

Tình hình không tốt hơn cho đá phiến Mỹ. Trên thực tế, họ gần như phá sản ngày hôm nay, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nó được công bố chính thức. Trong khi đó, các chuyên gia Mỹ đã dự đoán sản lượng dầu giảm, năm 2021 có thể trở nên rất, rất đáng kể.

Nếu như trong tình thế đại dịch Covid-19 đã, đang gây ra hoảng loạn tại nước Mỹ và EU, thì việc cứu nguy cho dầu đá phiến bằng biện pháp kỹ thuật là vô cùng khó khăn, bởi ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ cấu trúc trên một nền tảng nợ nần. Còn trong tình thế bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, bằng động cơ chính trị để cứu nguy cho ngành đá phiến để dành điểm cộng cho tranh cử của Donald Trump thì đó không phải là cách chơi của Đảng Dân chủ Mỹ.

Vì vậy, chỉ còn lại 2 đối thủ là Nga và Ả rập Saudi mà Nga, tùy theo nghệ thuật kết thúc chiến tranh, có thể buộc Ả rập Saudi phải kéo cờ trắng hoặc bắt tay nhau phân chia lại thị trường dầu, tức là “viết lại OPEC+ bằng tiếng Nga”.

Phải chăng Ả rập Saudi liều lĩnh muốn đấu với Nga?

Chúng ta thấy rằng cuộc chiến gì trên thế giới không phải là kết quả của sự bốc đồng hay ngu ngốc của ai đó. Ngược lại, các quốc gia hàng đầu thế giới như  Nga và Mỹ đã chuẩn bị cho nó rất cẩn thận, “suy nghĩ 2 lần” trước khi tuyên chiến. Nhưng các hoàng tử Ả Rập, những người coi mình là đặc biệt, cậy nhiều dầu và chi phí khai thác rẻ, dường như quên mất những bài học về cuộc chiến Libya và Iraq???

Muammar Gaddafi cũng coi mình và đất nước của mình là đặc biệt, và công dân của ông, cho đến năm 2011, tắm trong sự sang trọng. Gaddafi có dấu hiệu đòi loại bỏ đồng tiền Franc thì bị NATO đứng đầu là Pháp đã biến Libya thành ra như bây giờ…

Saddam Hussein muốn có vị thế lớn tại OPEC để phân chia lại thị trường dầu thì bị Mỹ gây cớ đánh cho tan nát khiến Iraq thành ra như bây giờ.

Vậy điều mà Ả rập Saudi cần rút ra ở đây là gì? Đó là chỉ cần một người, Nga hoặc Mỹ, có đủ khả năng quyết định không thực sự cần dầu của Ả rập Saudi trên thị trường thế giới thì Ả rập Saudi cũng sẽ như Libya.

Thật không may và rất nguy cho Ả rập Saudi là không phải như trước đây, Mỹ là nhà nhập khẩu ròng dầu mà ngày nay, ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã cung cấp cho thị trường một khối lượng dầu lớn hơn Ả rập Saudi, nghĩa là Mỹ và thế giới cũng chẳng cần dầu của Ả rập Saudi vẫn thừa để dùng.

Trong khi vị thế của Ả rập Saudi, ngoài dầu ra chẳng có cái gì, do đó, chỉ có thể xảy ra 3 tình huống:

1, Ả rập Saudi bắt tay với Nga để làm phá sản dầu đá phiến Mỹ sau đó viết lại OPEC+ bằng tiếng Nga.

2, Ả rập Saudi bắt tay với Mỹ đưa Mỹ gia nhập OPEC để chống lại Nga. Thực tế điều này không giải quyết được gì cho Ả rập Saudi và Mỹ, trừ phi Mỹ cấm vận triệt để khiến cho không có một quốc gia nào trên thế giới mua dầu của Nga, để OPEC lúc đó viết bằng tiếng Mỹ. Bởi vì, nếu không làm được điều đó thì tình thế vẫn như hiện nay, Nga vẫn phá giá và dầu đá phiến Mỹ vẫn phá sản.

Vậy Mỹ có làm được điều trên hay không? Đừng có đùa với Nga, trước khi làm chuyện đó hãy xem kỹ lại Chiến lược an ninh Nga và Học thuyết quân sự Nga khi mà  Tổng thống Putin đang còn tại vị, theo đó, Nga đã mở rộng phạm vi sử dụng vũ lực tới lĩnh vực tranh giành nguồn năng lượng…

3, Nga và Mỹ bắt tay nhau. Hợp đồng phân chia thị trường dầu, thị phần, trên thế giới được viết bằng bản tiếng Nga và tiếng Mỹ. Đây là bản án tử hình cho nhà Saudi, đồng thời cũng là của hệ thống Petrodollar. Mỹ đã buộc phải chấp nhận thế giới đa cực... 

Giờ đây, Ả rập Saudi như một cô gái đẹp đứng giữa 2 tay anh chị rắn mặt là Mỹ và Nga, chọn ai hãy chọn, đừng ngúng nguẩy, làm cao, nếu 2 gã này bắt tay thì đời em coi như đi tàu suốt.

Chắc chắn rằng Hoàng gia Saudi thừa biết những tình huống đó, vì vậy, tình huống mà Ả rập Saudi lựa chọn chỉ có thể là bắt tay với Nga là thượng sách. Và, đó là lý do mà tôi đã đưa đoạn video clip  cái đập tay High Five diễn ra giữa Putin và Thái tử BMS tại G-20 ở Argentina năm 2018.

  • Lê Ngọc Thống
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh