Home » Tin tức » Đàm luận

DẠY TIẾNG ANH - THẦY TÂY VÀ THẦY TA, AI DẠY HIỆU QUẢ HƠN ?

SUNday - 13/07/2014 22:54
Đây thật là một chủ đề lí thú, cần thiết song thế giới dường như chưa có ai bàn tới một cách thấu đáo, khoa học . Biết bao phụ huynh và học sinh băn khoăn không biết chọn đường nào . “ Bụt chùa nhà không thiêng “, cứ mời thầy Tây cho chắc , tưởng “ đắt sắt ra miếng “ ai ngờ họ đã mắc sai lầm . Nào, chúng ta cùng nhau mổ xẻ vấn đề qua các thực tiễn, buổi học sôi động mà chúng tôi trực tiếp dự giờ hoặc “nghe lỏm” được . Đối tượng so sánh ở đây là thầy ta (T. ta) và thày Tây (T.Tây ) đều xuất sắc từ phát âm tới ngữ pháp, từ vựng,…Việt Nam hiện nay có nhiều g/v phát âm (gần) như người Anh-Mĩ …Thày Tây ở đây không phải là kĩ sư, bác sĩ, càng không phải là Tây ”ba lô” mà là nhà giáo ngoại ngữ người bản ngữ . Đưa hai đối tượng này so sánh mới hợp lí, không khập khiễng . Ví dụ 1: (Tại một TT n.ngữ Hà Nội ) T.Tây : - What about your test last week ? ( Bài kiểm tra tuần trước thế nào ?) H/s 1 : I got mark 10 .(Em được điểm 10 ) H/s 2 :Oh, he is too clever. I got 6 only .( Bạn ấy thông minh quá . em được có 6 .) T.Tây (với h/s 1) : Congratulations (Chúc mừng bạn ) Lúc đó h/s mắc hai lỗi song T.Tây không để ý hoặc không chữa vì họ quá chú trọng vào giao tiếp, không quan tâm tới lỗi tưởng là thông thường song đôi khi rất ảnh hưởng tới ngữ nghĩa, văn phong .Trong mẩu hội thoại ngắn này có hai lỗi phổ biến, tới nay rất nhiều người vẫn mắc . Phải nói “10 marks” và “very” , chữ “too” là “quá “ thường mang ý xỏ xiên, “khen đểu “( trừ : too good ( quá tốt …). Một trường hợp câu khen ngợi “Your wife is too beautiful” (vợ anh quá đẹp ) đã gây hiểu lầm đau đớn, ”Tây “ không biết là lỗi, tưởng nói xỏ . Vậy :
Hình minh họa

Hình minh họa


          Nguyên nhân thứ nhất : Thày Tây không biết hoặc không thạo tiếng Việt . ( Một số nguyên nhân trùng nhau một chút về các phạm trù song chúng tôi tách ra để mọi đối tượng độc giả dễ hiểu ). Khi dạy các từ , khái niệm trừu tượng, sát nghĩa thì họ rất bí, có khi bó tay. Những từ ”đạo đức , hạnh kiểm, nhân phẩm, nhân cách, …’ càng giảng bằng tiếng Anh càng “loạn’. “Võ” hay nhất vẫn là phương pháp phiên dịch : Gắn luôn các thuật ngữ Anh - Việt với nhau là xong, hết thắc mắc . Cấu trúc “have been to…” chỉ cần dịch “ đã từng đến …” là đủ hiểu. Trong nhiều bài học , tiếng mẹ đẻ rút ngắn được thời gian cho giảng giải và kiểm tra kiến thức. Phương pháp dịch máy móc, nếu sử dụng khéo léo lại hóa ra tuyệt vời cho trí nhớ. Tôi đặt tên nôm na cho nó là phương pháp “ không sao đâu “ (no star where ) .Tên nghe thì vô lí song áp dụng đúng lúc lại rất tốt . Thành ngữ “ Kill two birds with one stone “ nếu dịch thoáng  ”Một công đôi việc “ thì hay nhưng khó nhớ . Trước khi dịch như vậy phải thông qua dịch máy móc “giết hai con chim với một hòn đá ‘, vừa học vừa tưởng tượng tình huống ném hai con chim bằng một hòn đá. T. Ta sắc sảo sẽ biết tận dụng chuyển di tiêu cực và tích cực trong các bình diện ngôn ngữ. Chúng tôi đề xướng phương pháp THIỀN cho việc dạy và học đặc biệt là ngoại ngữ (đã trình bày trên TV và tạp chí ngôn ngữ). Ví dụ : H/s vừa nói vừa nhắm mắt tưởng tượng ra tình huống như trên: bài học sẽ được khắc sâu vào  trí nhớ . Đa số h/s rất ủng hộ phương pháp này – Từ khi thử nghiệm, chúng tôi đã giữ nhận xét của hơn hai nghìn h/s và nhà giáo, giáo sư,…về hiệu quả của THIỀN .
   Với g/v bản ngữ (bất cứ ngoại ngữ nào) tiếng họ đã “ ngấm vào máu” nên họ không thể biết hết các trường hợp hay mắc lỗi, tại sao mắc và chữa như thế nào ? Tôi đã hỏi nhiều T.Tây những diễn đạt như ”Tôi không thể học được tới 9 giờ“ nếu nói theo lối nói người Anh thì nghĩa ngược hoàn toàn . Người bản ngữ không biết xử lí lỗi này ra sao, diển đạt bằng tiếng Anh thế nào.
Việc không biết tiếng Việt hạn chế cả tính hài hước và cả các thủ thuật ghi nhớ khác .Có mấy T.Tây chơi chữ được như “ai thọt diu cụt” (tôi tưởng)…Diễn đạt “cope with the boom of …”(đương đầu với…) có hai âm gần trùng với tiếng Việt (cốp và bùm) giúp bài học hài hước ,sinh động ,hỗ trợ trí nhớ. Chúng tôi đề xướng phương pháp “âm thanh”để học ngoại ngữ, h/s rất thích vì nhớ được nhiều từ một cách nhẹ nhàng.
Nguyên nhân thứ hai : T.Tây không hiểu sâu văn hoá Việt Nam . Ví dụ ; họ không biết ta hay để ý chuyện riêng và hay hỏi : “Bạn có gia đình chưa ? ‘,Lương tháng bao nhiêu ? …Người phương Tây khó chịu, có khi “điên người”khi bị hỏi “Đi đâu đấy ? ”. T.ta giỏi sẽ nhắc h/s tránh những khía cạnh đó .
Nguyên nhân thứ ba : T.Tây thiếu tri thức chung với h/s (shared knowledge).Ngoài việc không biết / thạo tiếng Việt, T.Tây không thạo địa lí , lịch sử Việt Nam,…Những yếu tố này cũng hạn chế dạy ngoại ngữ.
Ví dụ : thông qua vật cụ thể “Hoàn Kiếm lake ” (hồ Hoàn Kiếm ) h/s dễ nhớ rằng hồ, ao,... không đi với quán từ ‘the “ (trừ ngoại lệ ).  Vì tri thức chung còn thiếu nên T.Tây không biết cách khai thác một bài học , không biết cái gì đáng nhớ, đáng lưu ý và thậm chí đáng …quên . Ví dụ : trong một bài tập trắc nghiệm có những phương án sai ngữ pháp, sau khi chọn ra phương án chuẩn chúng tôi cho h/s xoá ngay những phương án sai và tránh tiếp tục nhìn thấy /nghe thấy những câu sai đó vì chúng sẽ làm nhiễu trí nhớ (jam) G/v cần tuyệt đối không cho h/s tiếp xúc nhiều với câu sai. Luyện trắc nghiệm nhiều với câu sai về hình thức ngôn ngữ : lợi bất cập hại .H/s phải hướng tới ngay cái chuẩn và học .Vì thế chúng tôi không những chú trọng ghi nhớ mà còn dạy học sinh… “quên”(unlearn wrong habits) .T.Tây đôi khi gặp một số khó khăn trong việc soạn đề thi, nhất là đề trắc nghiệm vì có trường hợp họ tưởng khó lại hoá dễ và ngược lại . Một bài thi Ô- lym- pic toàn quốc do một trung tâm của Tây soạn đã mắc lỗi như: chọn từ không cùng nhóm chung “footstep, headache, doorhandle, handshake ”(bước chân, nhức đầu, chốt cửa, bắt tay ). Đáp án của họ chỉ có một (về phạm trù ngữ nghĩa ), song còn biết bao phạm trù khác : âm tiết, chữ cái , nguyên âm, phụ âm, độ dài, …thì sao ?  Có h/s đã chọn ”footstep “(vì không có chữ cái nguyên âm ở cuối) là đúng  .
Dạy một từ, soạn một bài tập, một mục từ điển đều phải thông qua biết bao nguyên tắc, nếu được thực hiện bởi cả hai đối tượng là tốt nhất . Nhà xuất bản Oxford  nhất trí sẽ đưa một số ví dụ của chúng tôi vào từ điển của họ để thiết thực và sinh động hơn .
Tuy nhiên T.Tây dạy hơn T.Ta ở những điểm như : họ có “phong cách Tây” nên bài học có thể đôi nét sinh động hơn, có một số từ, lối nói (văn phong, ngữ cảm…) T.Ta chưa thạo. T.Ta dù có giỏi vẫn không hiểu hết những diễn đạt như : good to/with children (tốt với trẻ em và giỏi điều khiển, quản lí…trẻ em. Trọng âm những từ như “intake, intact, entrepreneur…” thường khó nhớ. T.Ta cũng bị hạn chế bởi tiếng mẹ đẻ trong khâu soạn đề thi .Ví dụ các đề thi thường mâu thuẫn về thời lượng và khối lượng .Chúng tôi đã góp ý nhiều (xem Tiền phong 2005) . Gần đây đề thi ĐH tăng tới 60% khối lượng (thời lượng  vẫn giữ nguyên) như vậy mới hợp lý.
 Vậy, kết luận cho chủ đề này : T.Ta giỏi nói chung giảng dạy hiệu quả hơn T.Tây giỏi . Nếu cả hai đều kém thì nên … đào tạo lại .Thực tế cho thấy : ở nhiều lớp ngoại ngữ ( không riêng tiếng Anh ) một số h/s bỏ lớp thầy bản ngữ sang lớp T.Ta .
Hiện nay ngoài xã hội, chúng tôi thấy một số g/v không chuyên người Việt ( từ nhà báo tới kĩ sư …) có tư chất tốt nên dạy cũng rất hay .
Lí tưởng nhất: kết hợp cả hai  đối tượng. Tuỳ h/s, tuỳ mục đích ,trình độ mà xếp tỉ lệ giờ dạy. Ở trình độ cao cấp có thể tăng giờ của T.Tây… Chúng tôi mở lớp thí điểm cho trẻ em : 1/3 số giờ : T.Tây, 2/3 : T.Ta. Các em tiến bộ đặc biệt. Chúng tôi chỉ sợ h/s lười, không sợ h/s chậm hiểu, phương pháp tốt sẽ giúp họ tiến bộ . Để đánh giá được thày nào dạy tốt h/s cũng phải có trình độ, phải là “đại cử tri” . Một số thầy bị h/s kém chê oan mà “được khen cũng oan” .  Người phương Tây có câu “ Không có gì ngốc hơn nụ cười ngốc “(  There is nothing sillier than  a silly laugh ) . Vì vây không ai làm dâu trăm họ được . Nói cho vui : Trong một số trường hợp, ai bị h/s “óc bã đậu” chê thì là mừng, mà khen thì lại là lo . Khá nhiều h/s, nhất là hệ tại chức chỉ thích đọc – chép hoặc cứ “choảng” Ngữ pháp – Phiên dịch  là mê ly, bắt động não’ năng động một chút thôi là khó chịu, chỉ thích học kiểu chờ “ăn sẵn” . Thời buổi có vi tính, photo coppi phải đọc chép, quả là ngược đời và (xin lỗi độc giả) … điên rồ . 
Ngoài ra, chúng ta phải dạy h/s cách tự học nhất là ngoại ngữ để các em không phải đi học thêm nhiều, đỡ tốn tiền, sức lực và thời gian . Hãy trang bị cho các em chiếc cần câu chứ không chỉ là con cá. Ngày xưa, trước khi vào ĐH không bao giờ chúng tôi được nghe tiếng “Hello, Good bye” của người bản ngữ, song tại sao khi sang Úc chúng tôi vẫn đạt được 98% điểm bài thi trắc nghiệm: đó là do TỰ HỌC . Người thày giỏi phải biết học cùng học sinh và dạy h/s cách( tự) học. Có nhiều đường dẫn đến thành Rôma. Hãy biết chọn con đường ngắn nhất !

Hoàng Tất Trường
M.A, Giảng viên chính ĐHQG -HN
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh