Quạ kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Nguyễn Hàm Ninh - diễn nôm
Dị bản :
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ
...
Dị bản :
Quạ kêu, trăng lặn, sương mờ
Bên sông lão khách lập lòe lửa câu
...
* Bài "Trúc lý quán" của Vương Duy : ở đây cần phân biệt chữ "lý" (điền/thổ) là nơi ở, với chữ "lý" (mộc/tử) là cây mận, do đó "Trúc lý quán" là Dặm trúc, ở trong Võng Xuyên, nơi ẩn của Thi nhân.
QUẤN TRÚC LÝ
Một mình trong đám trúc
Khảy đàn, huýt gió chơi !
Rừng sâu người chẳng biết
Chiều nhau, trăng sáng ngời.
Đinh Vũ Ngọc (Hội An) dịch
*Bài LỘC SÀI của Vương Duy :
Không sơn bất kiến nhân
Đãn văn nhân ngữ hưởng
Phản cảnh nhập thâm lâm
Phục chiếu thanh đài thượng.
-Lộc Sài (có bản đọc là "Lộc trại", có người cho là Trại nuôi hươu ?thực đó là 1 địa danh du ngoạn nằm trong vùng Võng Xuyên.
-Phản cảnh : từ Hán cổ, cảnh tức là ảnh,đồng thời có nghĩa là ánh sáng, nên "phản cảnh" là ánh sáng phản chiếu. :
Núi vắng không bóng người
Chợt nghe tiếng ai vang
Nắng soi rừng núi thẳm
Chiếu rạng đài rêu xanh.
Vũ Thế Ngọc (Hoa kỳ) dịch
Chao ôi, cái đặc sắc của Đường thi xưa nay làm các Thi nhân Việt bị "hút hồn" đó là vì sự điêu luyện của nghệ thuật thơ ca : sinh động & sâu sắc. "Các nghệ sĩ Đường thi thể hiện tâm trạng hay mô tả sự vật bao giờ cũng chỉ phác vài nét, không dùng nhiều ngôn từ, mà chủ yếu làm sao cho những lời, những chữ tưởng như cũ nhưng lại mang được ý nghĩa mới bằng cách so sánh, phát hiện tính tương đồng giữa nó với đối tượng mới" -(ý mới/ tứ lạ là thế). Cái tuyệt tác của "Tứ tuyệt" là sự kết hợp tài tình giữa cái tả cảnh & tả tình (Tình- cảnh- sự hài hòa làm nổi bật lên chủ đề) để toát ra cái "ý tại ngôn ngoại" để Người Việt ta tha hồ "cảm" được cái thần diệu của Đường thi mà suy tưởng...có lẽ vì thế mà có "nhiều bản dịch" khác nhau, đọc đều thấy thích thú ? ! Ví dụ :
Chỉ một câu " Đáo địa nhất vô thanh" của Vi Thừa Khánh, mà có nhiều "cách dịch" khá hay :
-Chạm đất một tiếng thầm (Nguyễn Khôi)
-Không lời trên đất vọng về nhân gian (Đỗ Trung Lai)
-Lúc rơi xuống đất tuyệt không tiếng gì (Tương Như)
-Lìa cành về đất không hề tiếng rơi ( Vũ Minh Tân)
-Lặng yên xuống đất một lời không than (Đinh Vũ Ngọc)
Có một Dịch giả nổi tiếng (trước 1945) là Nhượng Tống ( VNQDĐ bị VM giết) đã dịch "Mái Tây" (Dưới mái tây hiên) của Vương Thực Phủ, nên thường in là NT.- không phải là Nam Trân,ông có nhiều bản dịch Đường thi được cho là có HẠNG ?
NK có một điều băn khoăn là : "Thơ Đường 100 nhà" với "100 thi cách " độc đáo khác nhau mà lại do "1 Dịch giả (1 Nhà)" với 1 Thi cách ra công "dịch" thì e rằng vô hình chung đã lấy "thi cách-giọng điệu" của 1 nhà "úp" bao trùm (xào nấu-vo tròn) 100 Nhà thì cái "hồn cốt"- phong cách tiêng tây kia liệu có còn giữ được cái "chất" độc đáo (như Thi tiên Lý Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ, thơ ma Lý Hạ...) là bao nhiêu đây ?
Đôi lời kết : công trình soạn sách & dịch lại Thơ Đường Của Đỗ Trung Lai thật à ĐÁNG ĐỌC, chưa
"toàn bích" thì cũng là lẽ thường tình, Bảng nhãn Lê Quý Đôn xưa đã từng răn dạy :
"Văn chương là của chung thiên hạ
Ý mỗi người mỗi khác
Phân tích thì được
Đôi lời nông cạn, gọi là một chút cảm nghĩ chia sẻ...có điều gì bất cập xin được Nhà thơ - Dịch giả & các Bạn Thơ chỉ bảo.