Tiếng Nga có câu: «люди по разному», «у людей разные представления». Tạm dịch: “năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn”, “mỗi người có nhận thức khác nhau”.
Ấy vậy mà tôi vẫn cảm thấy hành vi và ứng xử của bé từ Anh quốc về thật đáng chê trách.
Là CCB-TB trong cuộc kháng chiến CMCN, là nhà giáo lâu năm, có thể tôi trạc tuổi cha ông của bạn ấy, lòng tôi đượm buồn.
Việt Nam rất cần tri thức của phương Tây nhưng không cần thứ chủ nghĩa cá nhân và nhân cách như thế!
—————
Một trong những chuyến bay vĩ đại nhất lịch sử hàng không Việt Nam sắp được cất cánh.
Chuyến bay ấy sẽ đến Guinea Xích đạo và trở về cùng với 219 công dân người Việt, trong đó có khoảng 119 công nhân nhiễm Covid-19.
Có thể, ngay khi đáp xuống sân bay tại Việt Nam, số ca nhiễm trong một ngày của Việt Nam cán mốc 3 con số lớn hơn hiện nay, điều mà Việt Nam chưa từng trải qua trước đây.
Và, đó cũng có thể là một quyết định mạo hiểm, đầy thách thức nhưng cũng hết sức nhân văn, vị tha.
Cách đây ít ngày, một tin nhắn của tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc ở Ả-Rập Xê-Út hay Ả Rập Saudi (Saudi Arabia) gửi về Việt Nam , các anh có nhắn là mong muốn Đảng, Nhà nước và Chính phủ hỗ trợ chuyến bay thương mại để về nước. Dòng tin nhắn ấy đính kèm một vài đoạn video ghi lại cảnh một số lao động người Việt mắc bệnh, ngất lịm đi và phải thở bằng máy.
"Chúng em nhận được nhiều hỗ trợ của ĐSQ Việt Nam,
nhưng mà cả ở sứ quán và chúng em đều đang rất mệt mỏi, chúng em biết là ở Việt Nam còn khó khăn, nhưng đúng là không đâu bằng quê hương mình, chúng em mong muốn được về Việt Nam và nguyện góp kinh phí đầy đủ".
Nhưng cũng ở một trường hợp khác, từ một du học sinh bên Anh trở về, bạn này viết lên blog cá nhân về hành trình trở về từ Anh Quốc, trên chuyến bay từ Heathrow về Vân Đồn.
Bạn ấy kể rằng, bạn ấy phải chịu cái thời tiết nóng "gần chết" khi nhiệt độ ngoài trời tại sân bay lúc ấy là 23 độ. Ngoài ra, bạn ấy phải mặc đồ bảo hộ, găng tay cao su rất bất tiện trong khi bản thân bạn ấy không bị bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính. Khi những người khác cùng chuyến bay không có ý kiến hay thắc mắc gì, thì bạn ấy cho biết, khi đi học ở các nước tiên tiến phát triển, họ dạy rằng mỗi người phải có chính kiến và được thẳng thắn bày tỏ.
Với cái "thẳng thắn" đó, bạn ấy nói rằng xã hội cộng sản Việt Nam tham nhũng, mục ruỗng...Bạn ấy đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao không thể trích một phần thuế dân đen cực nhọc đóng hàng tháng để hỗ trợ bạn ấy về? Thực sự phẫn nộ vì bạn ấy nói những đồng bào trong nước là "dân đen" - một tự mang đầy hàm ý khinh miệt như vậy.
"Tại sao nói là không một ai bị bỏ lại mà lại thu tiền? Hay là tham nhũng hết rồi?”,
"Tại sao lại bắt những người âm tính phải cách ly, ở Anh Quốc, người ta chỉ cách ly những người dương tính thôi mà".
"Tại sao không có tai nghe để coi phim? Tại sao xuất phát trễ giờ, tại sao khi xuống Vân Đồn phải ngồi đợt cả giờ đồng hồ?”
Bạn ấy đã viết thế trên Blog của mình.
Xin thưa với bạn rằng, trước khi cất cánh và sau khi hạ cánh, toàn máy bay từ đại dịch trở về phải thực hiện khử trùng, chỗ đỗ khi cất cánh và hạ cánh cũng là những vị trí riêng, không gần các máy bay khác nhằm tránh lây lan.
Bên cạnh đó, mỗi lượt xe vận chuyển chỉ được chở 20 - 30 lượt khách, mỗi người phải tự mang hành lý, phát túi đựng rác riêng nhằm tránh lây nhiễm chéo cho người khác và phi hành đoàn.
Về đến Việt Nam, phía hãng bay thông báo rằng hành lý của bạn này phải để một phần lại Anh vì quá tải và đến lúc đó, mọi chuyện mới lộ ra khi bạn này "tranh thủ" xách tay ít hàng hóa về Việt Nam để kinh doanh..
Sau tất cả, bạn du học từ Anh trở về kết luận: "Vẫn thấy đến giờ quyết định về Việt Nam là sai lầm"!.
Đúng là trên đời, có người này và người kia. «люди по разному», «У людей разные представления», “năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn”, “mỗi người có nhận thức khác nhau”.
Có những người không quản ngại lao ra tuyến đầu chống dịch nhưng cũng có những người luôn kêu gào bình đẳng, đòi hỏi, luôn chê bai. Có những người sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân vì người khác, nhưng cũng có những người luôn nghĩ rằng họ thiệt hòi, xã hội gây khó dễ với họ.
Có những người yêu nước, mong muốn về nước đến mòn mỏi, có những người khi về nước rồi, lại chửi bới và châm biến Tổ Quốc.
Đôi khi, tôi luôn đặt câu hỏi với sự trăn trở: "tại sao những trường hợp chỉ trích, kêu ca, nói xấu Tổ Quốc lại đa phần đến từ những du học sinh và những người sinh sống và làm việc từ phương Tây còn ở nước Nga cũng có nhưng rất ít?"
Dĩ nhiên là chúng ta không thể đánh đồng toàn bộ, nhưng phải chăng hình ảnh nước Việt Nam trong con mắt của những người ấy lại luôn luôn lạc hậu hay xấu xí?
Những đợt dịch trước, cũng là một số bạn du học sinh phương Tây, lên tiếng phân biệt người Việt trong nước, gọi một số bạn đến từ Tây Nguyên là "nhà quê" và không muốn ở chung vì "không cùng đẳng cấp". Rồi đòi hỏi các cơ sở cách ly phải có đồ này thứ kia, phải được ở phòng riêng, phải có chăn ấm nệm êm như ở các cơ sở lưu trú hiện đại...
Vẫn biết là các bạn mặc đồ bảo hộ trong mười mấy tiếng rất ngột ngạt và bí bách, nhưng những cán bộ, chiến sĩ phục vụ trong các khu cách ly hay những y bác sĩ tại các bệnh viện đảm nhiệm chữa trị Covid-19 phải mặc gần như cả ngày giời và mặc trong nhiều ngày tháng liên tiếp.
Cái thời tiết 23 độ đó mà bạn đã kêu nóng "gần chết", thì những người phục vụ cho các bạn hay những người lao động bình thường mà bạn gọi là "dân đen" ấy thường xuyên phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên cánh đồng khô hạn, chắt chiu từng hạt lúa, củ khoai, người công nhân trong các nhà máy công xưởng, ở thời tiết gần 40 độ C để lao động vì một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn, để mỗi gia đình có đời sống khấm khá hơn.
Những người "dân đen" ấy đang làm việc hàng ngày để nỗ lực đưa Tổ Quốc đi lên, còn bạn chỉ mong muốn bòn rút ngân sách, bòn rút tiền thuế của những người "dân đen" ấy.
Liệu bạn đã đóng được mấy đồng tiền thuế cho Việt Nam? Mà đến khi đại dịch lại đòi ngân sách phải hỗ trợ? Bạn nói rằng bạn đến từ quốc gia phát triển, giàu có, vậy thì bạn hoàn toàn có thể ở lại các quốc gia ấy, chứ không phải nhất thiết về Việt Nam làm gì, không ai bắt bạn phải về, cũng chẳng ai đè đầu bắt ép bạn mua vé cả.
Có hàng trăm ngàn người Việt từ các tâm dịch muốn được trở về nhưng chỉ có một phần trong đó được về, hãy trân trọng những điều đó, coi trọng công sức và nỗ lực cố gắng của toàn thể đồng bào, của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Tại Việt Nam, mỗi khi có một chuyến bay từ các tâm dịch trở về, thay vì lo sợ nguy cơ nhiễm bệnh, người Việt hầu như đều hoan hỉ, chúc mừng vì các bạn đã về đến Tổ Quốc, những lo lắng hay sợ hãi đã bị bỏ lại. Nhưng có nhiều bạn, lại không chịu hiểu và biết quý giá điều đó, cứ mơ cao, mơ xa ở những quốc gia dân chủ, rồi khi về nước lại kêu gào cộng sản xấu xí, nói rằng nước Việt Nam thật tệ, gọi những người dân Việt Nam bình thường là "dân đen".
Điều khinh bỉ nhất cuộc đời này là chửi bới, nhục mạ những ân nhân đã cưu mang, giúp đỡ mình.
Chúng ta đều mong muốn là những người lao động Việt Nam chân chính ở những điểm tâm dịch, những con người gửi đơn cầu cứu trong lo âu và mong mỏi hay những con người treo lá cờ quốc kỳ Việt Nam nhỏ bé tại các khu kí túc xá ở nơi xa xôi sớm được trở về nước, chứ không phải là một nhúm người thượng đẳng, đòi hỏi, hạch sách từ trời Tây.
Newer articles
Older articles