Home » Tin tức » Đàm luận

Khi Putin chẳng còn muốn nghe Macron gọi!

THUrsday - 22/09/2022 08:32
Khi Putin chẳng còn muốn nghe Macron gọi!

Khi Putin chẳng còn muốn nghe Macron gọi!

Macron, một trong số ít ỏi chính trị gia EU vẫn còn ở Moskva trước giờ Nga nổ súng tháng 2 năm nay và vẫn duy trì liên lạc, trao đổi “quan điểm” này nọ. Nhưng giờ đây, cuộc gọi của Macron trên đường dây khẩn cấp đã không còn ai nghe máy. Vị chính trị gia Pháp cho đến nay vẫn khẳng định đối thoại là con đường giải quyết khủng hoảng, blah, blah!

Còn lý do Putin không nghe, dù không nói ra nhưng quá rõ. Macron không phải là kẻ quyết định cuộc chơi, hay thậm chí tự mình đi một nước cờ nhỏ. Thậm chí Putin có lần nói khôi hài về điều này: Mỗi lần muốn thương lượng với EU, tôi phải qua bờ Đại tây dương, còn mỗi lần muốn đàm phán với Washington tôi phải đến… Israel!
Ai cũng cần cái dáng vẻ yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Đại đa số dân Pháp đều chán ghét chiến tranh, nhưng họ bất lực. Cái Macron ta cần là sĩ diện, là tỏ ra mình có năng lực giải quyết vấn đề và thậm chí cố tỏ vẻ yêu hòa bình.
Putin đã không còn muốn phí thì giờ vào những cuộc điện đàm vô bổ, phí thì giờ kéo dài lê thê hàng tiếng đồng hồ. Còn Chính trị gia Pháp, dù tỏ ra lắng nghe, hiểu biết, nhưng chỉ là làm màu để sau đó nói: Đấy! Tôi đã thuyết phục Putin, tôi đã cố gắng.
“Độc lập và chủ quyền là món hàng xa xỉ ở châu Âu!” - Putin nói rõ như thế. Nếu Pháp thực sự độc lập, thì đã không nghe Mỹ đem súng đạn xâm lược trở lại VN năm 1946. Đó là bước đi cần thiết để chủ nghĩa thực dân mới (Mỹ) thay thế chủ nghĩa thực dân cũ (Pháp).
Tuy nhiên, không muốn làm Macron mất mặt, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov vẫn nói rằng, hiện tại không có định dạng nào được thống nhất là khẩn cấp để liên lạc với chính trị gia Pháp, nhưng phía Nga vẫn có thể nhanh chóng xuất hiện nếu thấy cần thiết.
Dù thế nào, dù mười mươi rõ ràng là con rối trong tay Mỹ, giới chính khách châu Âu vẫn phải cố để biện hộ cho mình bằng cách nào đó và giao tiếp là một cách. Còn đối tác, có thể là Putin, là Tập Cận Bình, cũng như là Scholz hay TT Mỹ.
Dù giả tạo, Macron vẫn phải thốt lên: “Pháp cam kết mạnh mẽ đối với hòa bình. Vì mục tiêu này, tôi đang tiến hành đối thoại với Nga.”
Ít nhất, điều này cũng đạt mục đích đối nội, nó chứng tỏ với dân Pháp rằng, ông ta đang tìm giải pháp và giải quyết "nhiều vấn đề toàn cầu khó khăn". Điều này có chút xoa dịu những ai thuộc về số đông đảo không hài lòng với tình hình và chính sách kinh tế trong nước.
Sắc màu chính trị Pháp vốn lòe loẹt, phức tạp. Nên cái sự làm màu, mị dân là tối quan trọng. Càng thuần phục cúi đầu ký càng nhiều các gói trừng phạt, càng phải làm màu.
Không chỉ Pháp, hầu hết châu Âu đều như vậy, cái mồ chôn "Liên minh tập thể", vẫn mộng vong tận cùng: Nga sụp đổ và được Mỹ bố thí cho chút phần thưởng nào đó.
Anh Quốc đã Brexit, Mỹ cũng có Đại dương cách ly, chỉ châu Âu là bãi chiến trường. Con cáo già Kissinger nói đúng: Thời hạn 03 tháng đàm phán đã hết!
(Bài trên mạng xã hội)
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh