Đọc thơ Viên Mai:
LẬP THÂN TỐI HẠ THỊ
VĂN CHƯƠNG
Nguyễn Khôi
|
Xưa & Nay ở Việt Nam ta trong giới làm thơ vẫn truyền tụng 2 câu thơ của Viên Mai :
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
(mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc,
Lật thân thấp (hèn) nhất ấy văn chương)
- trúc bạch = tre và lụa, người xưa chép Sử (thơ) bằng thẻ tre hoặc lụa, khi chưa có giấy viết, nên gọi Sử là " thanh sử " (Sử xanh).
Nguyên tác của 2 câu thơ đó theo Viên Mai trong " Tùy Viên thi thoại " quyển xiv-đoạn 66 được Trương Đình Chi dịch in ở thoại 449, trang 662 nxb VN tp HCM thì : " Tôi lúc còn bé , trong một bài thơ " vịnh hoài " (nói lòng mong muốn) có câu rằng :
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối tiểu thị văn chương
Giải :
mỗi bữa ăn không quên nghĩ đến tre lụa (sử xanh),
Xây dựng danh tiếng nhỏ bé nhất là làm văn chương.
Dịch:
Mỗi lúc hằng mong ghi Sử sách,
Lập thân nhỏ nhất ấy văn chương.
Viên Mai (1716-1797) quê Tiền Đường (Hàng Châu) đỗ Tiến sĩ và làm Quan Tri huyện. Năm 40 tuổi cáo quan về ở ẩn trên núi Tiểu Thương Sơn ngồi viết " Tùy Viên thi thoại " (nói truyện thơ ở vườn Tùy) và " Tử bất ngữ " (cái gì cụ Khổng chẳng nói thì ta nói )...Cái thú vị, tai quái của văn chương là " ẩn dụ " - ý tại ngôn ngoại vận dụng vào tùy thời thế , hoàn cảnh mà " ám " vào với thân phận của người thưởng thức ...mà nói thế nào cũng được ? từ tốt sang xấu, từ " cực " nọ sang cực kia vẫn chỉ là tác phẩm ấy, câu thơ ấy !
Câu " lập thân tối tiểu... " có người nói là : Ông khuyên chúng ta nên đi nghề võ, nghề buôn (kẻ cả buôn Vua) gì đấy, chứ đừng nên học hành văn chương thi đỗ dấn thân vào chốn Quan trường (ở Việt Nam ta tấm gương tày liếp là gia đinh Tiến sĩ Ngô Thì Sĩ-Ngô Thì Nhậm, cánh Nhân Văn Giai Phẩm...). Theo thiển ý của NK : hiểu thế thì e đơn giản quá ? Viên Mai thâm Nho hơn nhiều. Lập ngôn là sáng tác văn chương , " tối tiểu " ở đây là đầy ý khinh miệt. Ý của Viên Mai là ám chỉ những kẻ làm nên Quan chức quyền nghiêng thiên hạ là nhờ vài ba cuốn sách xu thời, dăm báy bài thơ " nịnh " Đức Vua...rồi cứ thế mà hưởng trọn đời (ăn hại tiền dân đóng thuế) ? !
Ở Trung Hoa xưa & nay...cứ sau 1 vụ án Văn chương là khiến cho bao người cầm bút run sợ, tự gác bút hoặc có viết thì tránh xa sự thật, làm trò " Phu Chữ " , chạy vào thơ " tình yêu " (già cốc ra rồi vẫn còn " anh anh /em em " cứ như thuở mới đi tìm " lá diêu bông " ấy !)...Yên thân hơn cả là " di chúc " cho con cháu chỉ sống bằng nghề làm ruộng hoặc đi buôn không cả thèm đi học và tránh xa chốn Quan trường ? !
Ô hô, i hi...Viên Mai quả sâu sắc là vậy !