Home » Tin tức » Đàm luận

MỘT CUỐN SÁCH BẠO...

SUNday - 21/01/2018 18:37
!

!

Bài viết của Mai Kiều Sơn
1/ Tôi dự ra mắt cuốn tiểu thuyết của tác giả Trần Thanh Cảnh tại nhà sách Cá Chép sáng nay (Tôi đã viết nhà văn rồi nhưng chợt nhớ ra ai cầm bút viết văn mà chả là nhà văn - dù nhà văn quốc doanh hay nhà văn cuốc lủi cũng thế).
Đầu tiên xin chúc mừng tác giả và đơn vị liên kết (Thaiha book) cùng Nxb Hội Nhà văn đã đem tới tay bạn đọc một cuốn sách BẠO...
BẠO gì? Có thể nói là táo bạo, có thể nói là mạnh bạo trong chuyện XOẠC.
Ai XOẠC?
Đức Thánh Trần - tên thường gọi là Trần Quốc Tuấn hay Trần Hưng Đạo.
Tôi chưa đọc hết cuốn sách (dù Thaiha book đã gửi cho từ giữa tuần) cho nên xin phép chưa bình luận vội đến nội dung hư cấu trong tác phẩm. Ở đây, tôi tạm thời bàn về vài... tiểu tiết...
2/ Tiểu tiết ấy liên quan đến CÁI ĐINH.
Cái đinh ấy chính là Lịch sử để nhà văn treo các bức tranh của mình lên đó. Nói trắng phớ ra là hư cấu về một thời đại qua tư duy nhà văn.
Đầu tiên, tôi hơi bị băn khoăn khi tác giả Trần Thanh Cảnh dẫn Đại Việt sử ký toàn thư mà lại có câu: Vua Trần Thái Tông xuống chiếu sai Trần Quốc Tuấn... TOÀN QUYỀN tiết chế (tr.12).
Cụ Hồ khi về Thủ đô đã nhất định ra ở nhà của ông thợ sửa điện vì nhà to có mùi thằng TOÀN QUYỀN. Ở đây, tác giả Trần Thanh Cảnh lạm dụng 2 chữ TOÀN QUYỀN. Nói một cách khác là HƯ CẤU ra sử liệu.
Nếu không tin, mời mọi người banh sách ra, xem lại, Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi là sai Trần Quốc Tuấn tiết chế. TOÀN QUYỀN khi đó là Thái sư Trần Thủ Độ. Một chàng thanh niên 26-27 tuổi như Trần Quốc Tuấn ai cho TOÀN QUYỀN tiết chế.
Đây chỉ là tiểu tiết.
3/ Có một tiểu tiết khác của người viết Tựa - chính xác là Lời nói đầu - nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam. Tôi đồng tình nhiều điểm do anh Nguyễn Hoài Nam đưa ra, trong đó tôi thích nhất câu này: Diễn giải văn chương đối đầu với diễn giải sử học, đó là điều không lạ (tr.9).
Nhưng tôi RẤT LẠ khi đọc câu này của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam: dân gian vốn từ rất lâu đã đặt Trần Quốc Tuấn vào hệ thống Tứ bất tử của thần điện đất Việt (tr.8).
Đúng không?
Không đúng.
Đọc câu này làm tôi nhớ ngay cuộc ra mắt sách Nghê của Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế mới đây. Tiến sĩ Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phát biểu động viên đã rất phấn khởi khi sách về Nghê - một trong Tứ linh của người Việt ra đời. Tôi quay sang ghé tai nhà báo Hương Sen - báo Đại biểu nhân dân hỏi nhỏ: - Chắc con Nghê mới được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận xếp hạng Tứ linh.
Đấy là Thứ trưởng nói vo, chợt lúc cảm xúc dâng trào cho nên... lỗi mồm thôi.
Còn ở đây, thưa nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam rằng, Tứ bất tử không có đồng chí Trần Quốc Tuấn. Bốn đồng chí bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam đó là:
1- Đồng chí Tản Viên Sơn Thánh tức Sơn Tinh, hộ khẩu cũ ở Ba Vì - Hà Tây nay thuộc Hà Nội, biển xe công của Thủ đô từ 29 đến 33;
2- Đồng chí Chử Đồng Tử hộ khẩu ở đầm Dạ Trạch - Hưng Yên, đi xe biển xanh 89;
3- Đồng chí Đổng Thiên Vương tức Thánh Gióng có 2 vila ở ngoại thành Thủ đô đó là Sóc Sơn và Gia Lâm. Đồng chí Gióng cũng đi xe công biển như đồng chí Tản, và thường kỳ vào họp ở chỗ Rốn Rùa.
4- Cuối cùng là đồng chí Liễu Hạnh, hộ khẩu ở Nam Định, biển 18, gần đây cứ sau Tết Nguyên đán lại mở dịch vụ phát ấn - có cả Chuyển phát nhanh.
Tạm vậy đã, hôm sau viết chuyện khác và chỗ khác, không có nhà thánh cay mắt, mà nhà thánh không cay mắt thì Mông cay mắt./.

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh