Một vụ thử tên lửa Aegis Ashore của Mỹ ở Hawaii hồi tháng 10/2018 (Ảnh: Newsweek)
"Rất có thể Lầu Năm Góc đã quyết định tăng cường các hoạt động chuẩn bị cơ sở hạ tầng mà không chờ đợi cho đến khi các thủ tục pháp lý liên quan đến INF được hoàn tất” - ông Sterlin nói thêm rằng Mỹ đã bác bỏ các sáng kiến mà Moscow đưa ra nhằm giải quyết tình hình xung quanh hiệp ước INF.
Mỹ vốn đã lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân có tên Aegis Ashore ở Romania và còn lên kế hoạch đặt thêm một hệ thống ở Ba Lan. Ông Sterlin nói rằng "liên quan đến những vũ khí có liên quan đó, Mỹ trong nhiều thập kỷ qua vẫn nỗ lực tìm cách thuyết phục chúng ta rằng các kế hoạch lá chắn tên lửa của họ là để nhằm chống lại những mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran chứ không ảnh hưởng gì đến năng lực đánh chặn của Nga. Giờ đây, Washington không phủ nhận rằng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của họ là nhằm thẳng vào Nga”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngừng thực thi cam kết trong INF từ tháng 2 năm nay, sau khi nhiều lần cáo buộc rằng tên lửa hành trình Novator 9M729 của Nga vi phạm hiệp ước này. Moscow đã bác bỏ cáo buộc trên, và tố ngược rằng hệ thống Aegis Ashore của Mỹ có thể được Mỹ sử dụng để tấn công nếu cần thiết, bởi vậy đã vi phạm các điều khoản của hiệp ước. Nga cũng cho rằng việc Mỹ triển khai các máy bay không người lái có thể bị coi là vi phạm thỏa thuận.
Tên lửa hành trình Novator 9M729 của Nga trong buổi trưng bày ở Moscow hồi tháng 1 năm nay (Ảnh: AFP)
|
Sau khi ông Trump ngừng thực thi INF, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đề nghị rút khỏi hiệp nước này và các nhà lập pháp ở Moscow đã phê chuẩn. Lãnh đạo Nga còn đưa ra một biên bản ghi nhớ một bên về việc phát triển các loại vũ khí từng bị cấm nếu Mỹ cũng phát triển vũ khí tương tự.
"Chúng ta đã làm mọi thứ có thể để duy trì INF" - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói trước Hạ viện - "tuy nhiên, các đề xuất của chúng ta nhằm giải quyết các mối quan ngại ở cả hai phía dựa trên sự minh bạch đều bị bác bỏ. Giờ chúng ta sẽ bắt đầu ứng phó với việc Mỹ triển khai thêm nhiều tên lửa tầm trung".
Ông Ryabkov đã có cuộc gặp hôm thứ Tư tuần này với ông David Hale - Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - nhưng gần như không đạt được bước tiến đáng kể trong việc giảm thang căng thẳng giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới.
Tổng thống Putin suốt nhiều năm liền đã phản đối cái mà ông và giới chức Moscow tin là Lầu Năm Góc đang ra sức triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa với sự giúp sức của các đồng minh như Ba Lan và Romania - giờ là một phần của NATO - kể từ sau Chiến tranh Lạnh đã ra sức áp sát các đường biên giới của Nga.
Năm ngoái, ông Putin đã công bố một số hệ thống vũ khí tối tân có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được cho là có khả năng xuyên thủng những hàng phòng thủ hiện đại nhất hiện nay. Số vũ khí này, trong đó có một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, một tàu siêu thanh cùng một ngư lôi hạt nhân hiện đang trong quá trình thử nghiệm.
Trong khi đó, trong lúc công bố Chiến lược Phòng thủ tên lửa Mỹ hồi đầu năm nay, ông Trump tiết lộ về dự định thiết lập lá chắn phòng thủ tên lửa toàn cầu trên thực tế. Kế hoạch tham vọng này bao gồm các biện pháp đánh chặn tên lửa trong nước cũng như hệ thống đánh chặn trên không gian - vốn khiến Nga và Trung Quốc tức giận bởi hai nước này từng đề nghị Mỹ ký một hiệp ước cấm triển khai vũ khí trên không gian.
Theo Newsweek
Newer articles
Older articles