Home » Tin tức » Đàm luận

Phương Tây tái mặt: Lời tiên tri của TT Putin thành sự thật, Mỹ nếm trải cú sốc đầu tiên ở Ukraine

FRIday - 11/02/2022 10:45
Năm 2017, khi Chủ tịch Hội nghị Munich - Horst Teltschik - mời Tổng thống Nga lên bục phát biểu, giới tinh hoa phương Tây có mặt ngày hôm đó dường như không nhận ra rằng bài phát biểu ấy giờ đây không chỉ là một bất ngờ, mà còn là một cú sốc đối với họ.
Tổng thống Putin đã đưa ra dự đoán từ sớm về thế giới đa cực. Ảnh: Sky News

Tổng thống Putin đã đưa ra dự đoán từ sớm về thế giới đa cực. Ảnh: Sky News



"Đây là một hội nghị. Và tôi hy vọng sau bài phát biểu 2-3 phút của tôi, ngài Teltschik sẽ không 'bật đèn đỏ' ở đó" - Ông Putin phát biểu ngày 10/2/2007.
Ông Putin tỏ ra rất điềm tĩnh, nhưng những người có mặt ở hội trường khi đó cho biết gương mặt của các chính trị gia phương Tây đã "biến sắc".
Tổng thống Nga đã đưa ra dự đoán về thế giới đa cực. Theo ông Putin, trong thế giới hiện đại, mô hình đơn cực không thể tiếp tục tồn tại và được chấp nhận. Trong tương lai sẽ có thời điểm mà nếu không có Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác, thì các vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết.
Theo nhà khoa học chính trị Nga Alexander Rahr nhớ lại, nhiều người trong hội trường ngày hôm đó đã tỏ ra phẫn nộ: Tại sao Nga - quốc gia từng thất bại trong Chiến tranh Lạnh - lại đòi hỏi một điều gì đó từ chúng tôi? Vai trò của họ là 'đối tác cấp dưới' trong nền chính trị thế giới.
Trước đó, tờ tạp chí The American Conservative cũng đăng bài viết nhận định, thế giới đang hướng tới một trật tự mới dựa trên mô hình đa cực, và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự đoán được điều này sớm hơn nhiều so với các chính trị gia Mỹ.
Theo nhà bình luận Anthony Constantini, tác giả bài viết, Mỹ đã bỏ lỡ thời điểm khi các trung tâm ảnh hưởng mới xuất hiện trên thế giới, chẳng hạn như Trung Quốc - quốc gia đã tăng năng lực sản xuất, Nga - quốc gia đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng và có vũ khí hạt nhân, Liên minh châu Âu với một nền kinh tế ổn định.
Washington không hài lòng với điều này và muốn dừng chân ở những năm 90, khi chỉ có nước Mỹ sở hữu quyền của kẻ mạnh.
"Trong khi đó, Nga không tìm cách quay trở lại những năm 1990 mà đang hết sức cố gắng bước tiếp. Sau Chiến tranh Lạnh, Moscow suýt rơi vào tình trạng vô chính phủ. Phương Tây đã lợi dụng điểm yếu này và thâm nhập vào vùng ảnh hưởng của Nga, mở rộng NATO và EU cho đến khi xe tăng Mỹ chỉ còn cách vài trăm km" - Constantini cho hay.
Nhà bình luận này tin rằng cách tiếp cận trên đã gây ra cú sốc nhớ đời cho Mỹ vào năm 2014, khi Nga bắt đầu hành động từ vị thế của kẻ mạnh.

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh