Home » Tin tức » Đàm luận

VIỆT NAM LÀ NƯỚC DUY NHẤT ĐÁNH CHÌM TÀU SÂN BAY CỦA MỸ

THUrsday - 25/07/2019 17:45
Báo "Người lao động" (nld.com.vn) vào lúc 17h56 ngày 24 tháng 7 năm 2019 cho đăng bài "Chưa kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay Mỹ, vì sao?". Thực ra đây là bài được Hoài Vy dịch theo "The National Interest" . Nhưng trong thực tế lịch sử, ngày 2/5/1964, lực lượng biệt động Sài Gòn bằng sự mưu trí và dũng cảm đã làm nên một chiến công mà cho đến bây giờ chưa một nước nào làm được. Đó là đánh chìm tàu sân bay USNS Card của Mỹ, con tàu lớn nhất của Mỹ đậu ở cảng Sài Gòn lúc bấy giờ.
Tàu sân bay USNS Card ở Cảng Sài Gòn

Tàu sân bay USNS Card ở Cảng Sài Gòn

Theo bài trên trang báo "Người lao động". Ở đường link này: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chua-ke-thu-nao-dam-tan-cong-tau-san-bay-my-vi-sao-20190724174859592.htm
Xin dẫn lại nguyên văn:

Chưa kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay Mỹ, vì sao?

24/07/2019 17:56

(NLĐO) - Mặc dù các siêu tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi USS Forrestal đi vào hoạt động năm 1955, không một tàu sân bay nào của nước này bị tấn công từ một đối thủ có khả năng.

 

Điều này một phần là do các siêu tàu sân bay rất khó tấn công. Thế nhưng, sự vĩ đại mang tính biểu tượng của những con tàu khổng lồ cũng đóng vai trò nhất định ở đây: Không ai muốn biết Mỹ có thể làm gì nếu một trong những tàu sân bay của họ bị tấn công.

Tạp chí The National Interest khẳng định: Kể từ những năm 1950, siêu tàu sân bay là đại diện rõ ràng nhất cho sức mạnh quân sự và thế bá chủ trên biển của Mỹ.

Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng như thế nào và sẽ hành động ra sao?
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình

Một cuộc tấn công từ một đối thủ nhà nước có vũ trang quy ước sẽ đạt được mức độ thành công cao nhất nhưng cũng sẽ tác động đến giới thượng lưu Mỹ và dư luận ở Mỹ có thể thúc đẩy các lệnh trừng phạt nặng nề.

Trong khi đó, một cuộc tấn công như là một phần của cuộc khủng hoảng có vẻ ít mang tính thù địch hơn nhưng sẽ vẫn đòi hỏi phải có phản ứng quyết liệt.

Mang tính phá phách hơn cả có thể là một cuộc tấn công của một đối thủ phi nhà nước, dẫn đến thương vong đáng kể và/hoặc phá hủy tàu sân bay. Điều này chắc chắn sẽ khích động dư luận ở Mỹ và nước này nhất định sẽ có phản ứng và trừng phạt.

Suy cho cùng, tàu sân bay cũng là vũ khí chiến tranh và chúng cũng dễ bị tấn công như bất kỳ loại vũ khí nào khác.

Thế nhưng, như các nhà lý luận quân sự đã chỉ ra trong ít nhất 2 thế kỷ qua, các quốc gia rất thận trọng khi leo thang căng thẳng.

Hầu hết các cuộc chiến tranh đều là các cuộc chiến giới hạn và trong các cuộc chiến tranh giới hạn, các tướng lĩnh và các chính trị gia nhận thức được ý nghĩa chính trị của các mục tiêu mà họ chọn lựa.

Do đó, các quốc gia muốn hạn chế chiến tranh vẫn bị cấm kỵ nhắm đến một số mục tiêu, ngay cả khi những mục tiêu đó đóng góp quan trọng vào việc tiến hành cuộc xung đột.

Trong một khoảng thời gian dài, Mỹ đã thỏa mãn với nhận thức về tính bất khả xâm phạm xung quanh các khí tài quân sự "con cưng", đắt tiền và hiệu quả nhất của nước này.

Thực tế là, ngay cả đối với các lực lượng hải quân và không quân thông thường, tấn công một siêu tàu sân bay là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Trong khi đó, theo nhận định của tờ The National Interest, các tàu sân bay Mỹ có một tầm quan trọng mang tính biểu tượng gần như thần thoại, cả về quan điểm toàn cầu và trong quan niệm tự thân của hải quân Mỹ.

Kết quả là, không một nhà nước nào thực hiện một cuộc tấn công kiên quyết chống lại tàu sân bay của hải quân Mỹ kể từ thế chiến II đến nay.

Hoài Vy (Theo The National Interest)
---
Tuy nhiên vẫn là tờ báo Mỹ này đã thừa nhận đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ và đã được nhiều tờ báo Việt Nam đăng tải
Xin dẫn lại bài viết của Đặng Phương Thảo ở đường link này: 
https://viettimes.vn/dac-cong-viet-nam-danh-chim-tau-san-bay-my-ra-sao-131107.html
 

Đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ ra sao

VietTimes -- Ngày 2/5/1964, lực lượng biệt động Sài Gòn bằng sự mưu trí và dũng cảm đã làm nên một chiến công lớn. Đó là đánh chìm chiến hạm USNS Card của Mỹ, con tàu lớn nhất của Mỹ đậu ở cảng Sài Gòn lúc bấy giờ, National Interest ghi nhận.
Ông Lâm Sơn Náo tại nhà riêng ở phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM.
Ông Lâm Sơn Náo tại nhà riêng ở phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM.
 
Nửa đêm rạng sáng này 2/5/1964, hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn là Lâm Sơn Náo và Nguyễn Phú Hùng đã bơi từ một đường cống dẫn ra cảng Sài Gòn, mỗi người mang theo gần 90 kg chất nổ mạnh và các bộ phận cần thiết để tạo ra hai quả bom hẹn giờ.
Mục tiêu của họ là tàu lớn nhất của Mỹ ở cảng Sài Gòn, tàu USNS Card. Chiến hạm này từng tác chiến ở Bắc Đại Tây Dương trong Thế chiến II. Trong ngày 2/5/1964, tàu USNS Card đã góp mặt trong Bộ chỉ huy vận tải hàng hải quân sự Mỹ.
Con tàu này hỗ trợ cho nhiệm vụ leo thang quân sự ở của chính quyền Sài Gòn. Kể từ năm 1961, tàu Card đã vận chuyển cả máy bay thông thường lẫn máy bay trực thăng cùng các phi công và thủy thủ đoàn đến Việt Nam.
Hai chiến sĩ của lực lượng đặc công Việt Nam bơi hướng về phía tàu Card và dành cả giờ đồng hồ để gắn bom vào tàu ngay trên mực nước biển gần đáy tàu và động cơ phía mạn phải tàu. Sau khi hẹn giờ bom, hai chiến sĩ biệt động nhanh chóng rời đi.
Vào khoảng ba giờ sáng, quả bom đã phát nổ khiến 5 thủy thủ trên tàu Card thiệt mạng. Vụ nổ cũng làm khoang động cơ thủng một lỗ lớn và con tàu đầy tự hào từng sống sót qua các cuộc tấn công của Đức bị nhấn chìm. Đây cũng là tàu sân bay cuối cùng trong lịch sử Mỹ bị đối phương đánh chìm.
Việc đánh chìm tàu Card là một chiến thắng vang dội của đặc công Việt Nam, tuy nhiên ngày nay lại ít được nhắc đến. Chiến thắng này cho thấy các tàu hải quân dễ bị tổn thương đến mức nào, kể cả khi đối mặt với một địch thủ chẳng hề có công nghệ hiện đại như đặc công Việt Nam lúc bấy giờ, đồng thời cũng cho thấy việc duy trì an ninh cảng khó khăn ra sao trong cuộc chiến không có mặt trận thật sự (chiến tranh du kích kiểu Việt Nam). Trong khi phia Việt Nam chào mừng chiến thắng này thì Mỹ tìm cách giấu nhẹm việc bị đánh chìm tàu và tuyên bố với công chúng là tàu chỉ bị hư hỏng.

Theo National Interest, tàu hải quân thường có vẻ thần bí riêng. Bề ngoài trông chúng rất đáng sợ, với các vũ khí và máy bay, và khả năng triển khai sức mạnh quốc gia ở bất kỳ đâu trên khắp hành tinh. Đặc biệt tàu sân bay còn là biểu tượng của vị thế siêu cường.
Nhưng những tàu này lại rất dễ bị tấn công. Đó là lý do tại sao tàu sân bay lại có nhiều tàu hộ tống đi kèm bao gồm tàu khu trục, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường và tàu ngầm để bảo vệ tàu sân bay cũng như tấn công kẻ thù.
James Holmes, một nhà sử học hải quân và là nhà phân tích của Trường Hải chiến Mỹ trả lời Warisboring rằng không nên quá ngạc nhiên khi một đối phương tấn công được tàu chiến, thậm chí kể cả tiến hành việc đó chỉ với một đặc nhiệm cài bom hẹn giờ.
Ông Holmes cho biết: “Chúng ta không nên bị cuốn theo tư duy “tàu chiến là lâu đài bằng thép”… Một lâu đài chỉ là một tòa nhà xây dựng kiên cố thì thường bị tấn công mạnh, trong khi phần lớn tàu chiến hiện đại đều có phần vỏ khá mỏng, trừ tàu sân bay chạy bằng hạt nhân. Do đó một đặc nhiệm với một quả bom hẹn giờ đã quá đủ để khiến tàu hư hỏng nặng".
Sau sự cố chìm tàu Card, tàu USS Cole của Mỹ cũng từng bị tấn công vào năm 2000, đây là một ví dụ điển hình về một cuộc tấn công yếu về mặt công nghệ nhưng lại hạ được đối thủ đầy tự hào của nền hải quân nước Mỹ.
Cách đây 50 năm, việc xâm nhập an ninh bến cảng cũng là một mối quan ngại lớn đối với các chiến sĩ đặc công tấn công tàu Card. Ông Lâm Sơn Náo (sinh năm 1936), chỉ huy vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ đã lợi dụng công việc của mình để làm vỏ bọc trong khi thu thập thông tin, giấu thuốc nổ và lên kế hoạch.
Mặc dù các tàu tuần tra đầy cảnh sát, ông Náo và đồng đội vẫn điều hành hoạt động hiệu quả vì đã lên kế hoạch cẩn thận và chính quyền Sài Gòn lúc đó cũng hết sức tắc trách và yếu kém.

“Để đánh chìm tàu Card, tôi và đồng đội đã đóng giả làm những ngư dân. Khi tàu của chúng tôi cập bến Nhà Rồng, cảnh sát đã đuổi theo chúng tôi tới tận bán đảo Thủ Thiêm. Để tránh bị kiểm tra, chúng tôi đã đẩy thuyền xuống đầm lầy để tàu cảnh sát không tiến vào được", ông Náo kể lại.
Sau vụ tấn công đánh chìm tàu Card, đội cứu hộ và trục vớt của Mỹ đã tập hợp lại để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Phía Mỹ không hề muốn gây ồn ào về vụ tấn công và tìm cách ém nhẹm vụ việc.
***
Qua đây chúng ta thấy báo "Người lao động" và nhà báo Hoài Vy phạm 2 sai lầm khó tha thứ. Đó là đã quên lịch sử hào hùng của dân tộc và dùng nguyên ngôn ngữ từ bài viết của kẻ địch. 
Xin bạn Hoài Vy lưu ý nhé! "Chưa kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay Mỹ..." Trong số "kẻ thù" đó có 50 triệu đồng bào của Hoài Vy đấy.
(Phạm Duy Trưởng tổng hợp)

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh