Home » Tin tức » Gương mặt văn nghệ

“Người nói thay cho Hoài Sơn uống nước”

“Người nói thay cho Hoài Sơn uống nước”

Nhà báo Đình Khải: Hôm nay, vợ chồng mình đến thăm nhà mới của chị Hồ Khánh Quý. Chị Hồ Khánh Quý nguyên là Trưởng phòng Văn hóa và đời sống của VOV, nơi mình đã từng làm việc trong thời gian từ 1979 đến 1985. Thời gian làm lính của chị tuy ngắn, nhưng để lại cho mình rất nhiều tình cảm thân thiết với chị và mình vẫn quý mến chị như chị gái của mình. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là chị đã tạo điều kiện cho mình chính thức trở thành một bình luận viên bóng đá. Chuyện này mình đã viết trong một tập sách. Xin trích lại để các bạn cùng xem nhé:

Nhà văn Hà Nguyên Huyến chúc mừng nhà thơ Thế Mạc nhân dịp cố nhà thơ tròn bảy mươi tuổi.

THẾ MẠC LẶNG LẼ MỘT HỒN THƠ XỨ ĐOÀI

Hà Nguyên Huyến - Nhà thơ Thế Mạc đã mất được 9 năm (2 -1 - 2010). 9 năm ấy Xứ Đoài nói riêng và làng thơ Việt Nam mất đi một giọng thơ rất riêng... 9 năm ấy, cứ vào dịp này, những ngày cuối năm ẩm ướt và giá lạnh, có lẽ không phải riêng tôi mà rất nhiều người yêu quý và trân trọng nhà thơ Thế Mạc không khỏi trạnh lòng mỗi lần nhớ đến ông. Chẳng cầm đậu lòng mình... hôm nay - vào một ngày như thế, tôi có một nén tâm hương tưởng nhớ người thầy, nhà thơ tài hoa một thời!

Về bài hát "Ba Vì mờ cao" của nhà thơ Quang Dũng

Về bài hát "Ba Vì mờ cao" của nhà thơ Quang Dũng

Bài viết của Nguyễn Thụy Kha

Nhà thơ - nhà giáo Thế Mạc

NHÀ THƠ THẾ MẠC

Nhà thơ Thế Mạc sinh ngày 1/1/1934 mất ngày 31/12/2009 Hội viên HỘI NVVN Là nhà giáo ông hết lòng vì học sinh thân yêu .Là nhà thơ ông say sưa ,âm thầm sáng tạo đem tới cho ĐỜI những tác phẩm làm rạng danh xứ ĐOÀI .Ông là bạn thân thiết ,bạn vong niên của các văn nghệ sỹ Nguyễn Khắc Dực ,Nguyễn Nhưng , Vân Long ,Trần Lê Văn ,Ngô Quân Miện ,Trúc Thông ,Trần Quốc Thực ,Bế Kiến Quốc ,Trần Quốc Toàn .Những người bạn ấy người còn ,người mất nhưng những kỷ niệm đẹp về ông thì gia đình ,người thân còn nhắc mãi .Với tấm lòng yêu thương ,với niềm đam mê văn chương và ý thức trách nhiệm của người đi trước ,Thế Mạc đã phát hiện ,bồi dưỡng ,dìu dắt bao năng khiếu VHNT để Xứ Đoài mây trắng nở rộ phong trào sáng tác VHNT .Các nhà văn ,nhà thơ, nhà báo :Hà Nguyên Huyến ,Quách Tám ,Đinh Cự Châu ,Chu thị Linh Quang ,Đỗ tiến Bảng ,Đỗ doãn Quát ,Nguyễn Trung Sơn ,,Bế Kim Loan ,Đỗ Doãn Phương ,Đỗ Doãn Hoàng ,Nguyễn Xuân Diện và bao thế hệ người cầm bút sẽ ghi lòng tạc dạ Công lao của nhà giáo Kiều Thể -Nhà thơ Thế Mạc . Tôi xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ rút trong các tập thơ Hồ nxb HNV 1994 ,Nguồn -nxbHNV 1998 ,Tuyển Thơ Thế Mạc nxb HNV 2005. . Linh Quang

Phút trải lòng hiếm hoi của tác giả bài thơ “Đôi dép”

Phút trải lòng hiếm hoi của tác giả bài thơ “Đôi dép”

Sau những “tam sao thất bản” quanh bản quyền tác giả bài thơ Đôi dép, chúng tôi có dịp gặp mặt cha đẻ của món ăn tinh thần nổi tiếng ấy.

Nhà thơ Bành Thanh Bần

Nhà thơ làm kinh tế hay nhà giàu chơi thơ?

VNXD - Xin đăng lại bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Yên "Nhà thơ làm kinh tế hay nhà giàu chơi thơ?" trên báo Văn nghệ quân đội.

Phó chủ nhiệmCLBVNSX Phan Văn Đà

CON ĐƯỜNG TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA CÂY BÚT VĂN XUÔI PHAN VĂN ĐÀ

Phan Văn Đà đã từng là quan chức khá cao của tỉnh Hà Tây và ở Hà Nội, đã từng là tỉnh ủy viên Hà Sơn Bình, Hả Tây; thành ủy viên thành phố Hà Nội; đã làm bí thư huyện ủy ở hai huyện và đã kinh qua Giám đốc sở. Khi sắp về hưu, ông đã tạo dựng được một khu vườn sinh thái ở Ba Vì – quê hương ông. Nhưng chỉ được mấy năm, ông đã nhượng lại mảnh vườn đó cho người khác chỉ vì lực bất tòng tâm. Cái lãi chính của mấy năm làm vườn là có được một thiên Hồi ký Nhớ nửa vầng trăng và nhiều bài thơ và thơ phổ nhạc của ông, đã được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008, đồng thời qua làm vườn đã có thêm bạn bè đàm đạo, chia sẻ trong nhiều bài thơ, nhiều bản nhạc còn để lại cho ông.

Nghệ sĩ Khuất Quang Thái

NHÂN ĐỌC SÔNG VỚI BIỂN

Có duyên thì gặp. Khi tìm hiểu Tử vi, tôi đã được giới thiệu làm quen với anh: nhà thơ- nhà Tử vi… Khuất Quang Thái. Qua thời gian chúng tôi đã trở nên tri kỷ. Dịp trước tôi đã được anh tặng Cầm thi-Tập thơ đầu tay của anh, đầu xuân này tôi lại được anh tặng tập Sông với Biển vừa được NXBHNV phát hành. Tập sách gồm 52 bài thơ mà tôi từng được anh đọc cho nghe mỗi khi viết xong để cùng trao đổi vào những lúc nhàn đàm ...

Nghệ sỹ nhân dân Tào Mạt (1930 - 1993)

CHÂN DUNG VĂN HỌC: TÀO MẠT

Tào Mạt tên thật là Nguyễn Duy Thục, có lúc viết là Nguyễn Đăng Thục, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1930 tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông tham gia các hoạt động cách mạng do Việt Minh tổ chức từ 1942, khi còn rất ít tuổi, tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Hà Tây và là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1946, khi mới 16 tuổi. Tào Mạt đặc biệt yêu thích văn học Hán-Nôm và chủ yếu tự học để nghiên cứu. Ông là sỹ quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tá. Tào Mạt qua đời ngày 13 tháng 4 năm 1993 tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Hà Nội do bệnh ung thư. Ông để lại khoảng 20 kịch bản chủ yếu là chèo, ngoài ra còn sáng tác thơ chữ Hán. Tào Mạt được tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996) văn nghệ thuật sân khấu.

Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân cùng một số đồng nghiệp

Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân

Tác phẩm của Hoàng Long- Hoàng Lân phần lớn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trong đó có hàng trăm ca khúc được xuất bản, đăng báo, giới thiệu trên sóng phát thanh, vô truyến truyền hình, in đĩa, thu băng, biểu diễn trên sân khấu, đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc ở trường phổ thông, … Âm nhạc viết cho thiếu nhi của Hoàng Long- Hoàng Lân trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, được thiếu nhi yêu thích.

Học giả Phan Khôi (trái) và cuốn "Phan Khôi Tác phẩm đăng báo 1935" do Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn

Hành trình tìm lại giá trị những tác phẩm của Phan Khôi

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã có buổi chia sẻ quá trình tìm hiểu, khôi phục những tác phẩm của tác gia Phan Khôi vào chiều 6/1 tại Hà Nội.

Nhà thơ Tú Mỡ

Cụ Hồ Trọng Hiếu với cụ Nguyễn Khắc Hiếu

Tuy Tản Đà hơn Tú Mỡ mười một tuổi, nhưng họ chơi với nhau rất thân. Trong các câu thơ ta luôn thấy Tản Đà gọi Tú Mỡ là "bác". Tú Mỡ thì lại có nhiều bài thơ ghẹo Tản Đà. Xin giới thiệu mấy bài thơ của Tú Mỡ ghẹo Tản Đà:

NSND Tào Mạt

NSND Tào Mạt - “Vua chèo” đất Bắc

Tên tuổi của NSND Tào Mạt không chỉ nổi tiếng trên đất chèo xứ Bắc. Bộ ba Bài ca giữ nước đã khẳng định tài năng của ông, đưa ông vào hàng những người viết kịch bản chèo hay nhất Việt Nam.

Y Phụng với vẻ đẹp sống mãi cùng thời gian.

Nữ hoàng ảnh lịch ngày ấy và bây giờ

Trong lịch sử nền điện ảnh Việt, có một thời những nghệ sỹ nổi lên như một hiện tượng và cho đến ngày nay họ vẫn được xem như một thế hệ vàng.

Nhà thơ Bành Thanh Bần

ĐỌC TẬP THƠ "DẤU XƯA" CỦA BÀNH THANH BẦN

Nhìn chung, “Dấu xưa” của Bành Thanh Bần là một tập thơ có nội dung phong phú, vững vàng hơn về chất lượng nghệ thuật, cho thấy sự tiến bộ không ngừng của nhà thơ Bành Thanh Bần trong lao động nhà văn.

Vũ Đình Tuệ; tác giả tập thơ MÂY

TRONG "MÂY" ĐẦY ẮP MỘT DÒNG SÔNG CHẢY

Từ tập thơ Hoa đá ong (NXB hội nhà văn - 2000) đến tập Mây (NXB Hội nhà văn - 2013), Vũ Đình Tuệ đã có một hành trình trên những bậc thang dài, thoảng dừng chân trên chiếu nghỉ để thu nạp thêm năng lượng rồi đi tiếp. Không biết anh đi đến đâu trên những tầng cao chót vót của lâu đài thi ca kia, chỉ biết anh đang mê mải đi trong mây trong một ngày đẹp trời nơi hiện ra đầy ắp một dòng sông chảy.

CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ THẾ MẠC

CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ THẾ MẠC

Nhà thơ Thế Mạc - nhà giáo Kiều Thể (1934- 2009), người con của làng quê Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội, đã vĩnh biệt bạn thơ Xứ Đoài gần 5 năm. Nhưng ấn tượng về con người cùng thơ ca của ông vẫn được lưu giữ, trân trọng trong học trò, bạn bè, cùng những người yêu thích thơ ông. Một cuộc đời 75 năm, thì hơn 50 năm viết văn làm thơ, 31 năm dạy học. Thế Mạc cứ lặng lẽ nghĩ suy, chiêm nghiệm lẽ đời; từ lịch sử, địa lý, danh nhân, huyền thoại trong chiều sâu văn hóa kết tinh. Để lại hơn chục tác phẩm, gồm thơ, kịch, truyện, tản văn, phê bình. Nhận hàng chục giải thưởng về sáng tác văn chương. Nhưng phần đọng lại và có lẽ nhà thơ tâm đắc nhất, cũng là thành công nhất đó là thơ ca. Vì thơ đã theo suốt ông trong hành trình chữ nghĩa văn chương, ông dồn nhiều tâm lực cho nó.

Nhà thơ - Nhà báo: Nguyễn Khải Hưng

VƯỢT LÊN TẤT CẢ BẰNG THƠ

Nguyễn Khải Hưng SN: 1942 - Quê quán: thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, Hà Nội - Là thương binh nặng hạng 1/4 - Tham gia sáng tác Văn học nghệ thuật từ thời chống Mỹ ở chiến trường miền Nam - Hội viên Hội nhà văn Hà Nội - Đã xuất bản: + Hoa chiêng chiếng - Thơ - Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 1997 + Lời ru đêm - Thơ - NXB Hội nhà văn, năm 2005 + Tiếng chim gọi sáng - NXB Hội nhà văn, 2007 + Bông tai chưa hái, NXB Hội nhà văn 2010 Và nhiều bút ký phóng sự, tản văn in trên các báo, tạp chí văn nghệ của Trung ương và địa phương - Giải thưởng: + Giải Ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng năm 1969 - 1970 + Giải Ba cuộc thi Bút ký - Phóng sự của báo Lao động xó hội, năm 1998 + Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi Bút ký - Phóng sự của Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 2003 - 2004 + Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi Thơ của Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 2006 - 2007 Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về ông của tác giả Đặng hiển đăng trên báo "Văn nghệ trẻ"; số 23, ra ngày 08/6/2008

Nhà thơ Bành Thanh Bần

CÓ MỘT BÀNH THANH BẦN TRÀO PHÚNG

Có lẽ không có nhà thơ nào trong cuộc đời cầm bút của mình lại không làm đôi ba tập thơ tình, thơ thế sự. Nhưng không phải nhà thơ nào cũng có thể làm được thơ trào phúng, dù chỉ là đôi ba bài. Mới hay, thơ trào phúng là một cái gì đó không dành cho tất cả mọi nhà thơ. Xuất phát từ thơ tình, rồi đến thơ thế sự, nhà thơ Bành Thanh Bần mở rộng biên độ sang thơ trào phúng với số bài lên đến hàng trăm, xem ra việc này không dễ mấy ai làm được như ông.

Nhà thơ Nguyễn Lương Ngoc (trái) và tác giả Nguyễn Đăng Thành (phải)

MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU ĐÃ LẶN

Tôi là bạn thân của Nguyễn Lương Ngọc từ những năm học phổ thông, rồi năm năm đại học, cho đến khi Ngọc “đi xa”. Mỗi lần hoàn thành một bài thơ Ngọc thường đọc cho tôi nghe và yêu cầu bình luận, phê phán. Những điều thầm kín, những đau đớn trăn trở trong cuộc sống Ngọc thường tâm sự với tôi. Vì những lẽ đó đã thôi thúc tôi viết về Ngọc để người yêu Ngọc sẽ yêu thêm, người ghét Ngọc cũng sẽ hiểu thêm đôi điều. Mặc dù không làm nghề thơ văn nhưng tôi buộc phải viết về bạn như một trách nhiệm, nếu không làm được điều này tôi cảm thấy mình có lỗi vô cùng. Tôi không có tham vọng đánh giá về sụ nghiệp thơ văn của anh mà chỉ nói về tình yêu của anh đối với thơ và Con người cùng ý chí phi thường, với mục đích làm tư liệu cho bạn bè tham khảo.

Bìa tập thơ RƯỢU TRỜI của Bành Thanh Bần

RƯỢU TRỜI, MEN LỤC BÁT CỦA BÀNH THANH BẦN

Phàm việc làm thơ, đã là việc tự hành khổ mình trên cánh đồng mông lung, ám ảnh và cả huyễn hoặc của chữ nghĩa rồi, lại làm thơ lục bát nữa thì quả là một sự "liều”. Liều ở chỗ, thơ lục bát "đứng được" đã khó, nó dễ bị vần điệu vân vi đánh lừa, huống gì trông đợi ở sự mới mẻ, lay thức, cách tân ở một thể loại thơ truyền thống lâu đời bậc nhất trong thi ca Việt, mà trước đó đã có những cây đại thụ về thi pháp và giọng điệu lục bát đứng sừng sững, đất diễn trở nên quá chật hẹp, thì quả là nó khó lắm thay!

NGUYỄN VIỆT CHIẾN

NGUYỄN VIỆT CHIẾN

Nguyễn Việt Chiến * Bút danh khác: Nguyễn Văn Nguyễn, Từ Kim Việt * Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1952. Quê ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây (cũ). * Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (2000); Hội viên Hội nhà báo Việt Nam * Hiện đang làm việc tại Báo Thanh Niên ở Hà Nội

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh