Home » Tin tức » Gương mặt văn nghệ

VƯỢT LÊN TẤT CẢ BẰNG THƠ

FRIday - 13/06/2014 06:22
Nhà thơ - Nhà báo: Nguyễn Khải Hưng

Nhà thơ - Nhà báo: Nguyễn Khải Hưng

Nguyễn Khải Hưng SN: 1942 - Quê quán: thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, Hà Nội - Là thương binh nặng hạng 1/4 - Tham gia sáng tác Văn học nghệ thuật từ thời chống Mỹ ở chiến trường miền Nam - Hội viên Hội nhà văn Hà Nội - Đã xuất bản: + Hoa chiêng chiếng - Thơ - Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 1997 + Lời ru đêm - Thơ - NXB Hội nhà văn, năm 2005 + Tiếng chim gọi sáng - NXB Hội nhà văn, 2007 + Bông tai chưa hái, NXB Hội nhà văn 2010 Và nhiều bút ký phóng sự, tản văn in trên các báo, tạp chí văn nghệ của Trung ương và địa phương - Giải thưởng: + Giải Ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng năm 1969 - 1970 + Giải Ba cuộc thi Bút ký - Phóng sự của báo Lao động xó hội, năm 1998 + Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi Bút ký - Phóng sự của Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 2003 - 2004 + Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi Thơ của Hội VHNT tỉnh Hà Tây, năm 2006 - 2007 Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về ông của tác giả Đặng hiển đăng trên báo "Văn nghệ trẻ"; số 23, ra ngày 08/6/2008



VƯỢT LÊN TẤT CẢ BẰNG THƠ
 
Đặng Hiển
Là người có năng khiếu từ nhỏ, từng thi đỗ vào trường Sân khấu điện  ảnh Khoá 1 nhưng không được gọi vì gia đình chưa vào HTX nông  nghiệp, dù nhà con một, anh vẫn xung phong nhập ngũ năm 1960, và cảm hứng bắt đầu bằng những bài in trên báo Quân khu, rồi những bài thơ ngẫu hứng, năm 1969 thơ anh đạt giải Ba cuộc thi Thơ của tạp chí Văn nghệ quân Giải phóng. Tâm hồn người chiến sỹ đa cảm ấy càng dễ trở nên rung động hơn khi đó ở trong hoàn cảnh của những người tàn mà không phế: "Tay quờ dính lá vàng vừa rụng xuống/ Anh như sợi dây mắc dọc đàn  bầu/ Cứ nhạy cảm đến hồi luống cuống/ Chạm chút gỡ cũng nhoi nhúi niềm đau". Từ cõi chết, anh đã trở về tay không, thơ là sự trở về của anh, thơ trở thành tài sản của anh. Anh chọn lọc những bài thơ viết ở chiến trường, ở viện Quân y, viết ở quê nhà khi mới trở về... Với sự giúp đỡ của Hội VHNT Hà Tây, anh đã in tập thơ đầu tay mang tên Hoa chiêng chiếng. Có một nhà thơ hồi đó là chi hội trưởng chi hội văn học của Hội VHNT thuật Hà Tây, đọc thơ anh thấy xúc động quá nên đã viết bài giới thiệu trên báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Tây cũng mời anh đến đọc thơ, anh được mời đi dự trại viết và sau đó được kết nạp vào Hội. Anh đã trở thành nhà thơ từ đó, nhà thơ với đúng nghĩa của nó, bởi vỡ những gỡ anh cú được, những kỷ niệm chiến đấu, tỡnh đồng đội, tỡnh yru quờ hương đất nước, được trả bằng máu đó thăng hoa trong tâm hồn anh - một tâm hồn thơ và có năng khiếu thơ. Chia tay đồng đội thương binh ở nhà điều dưỡng Quân đội, anh nói "Ta như cát lắng sông sâu/ Hai giải phù sa chúng mỡnh bờn lở/ ... Chỳng mỡnh là mưa rơi trên đồng lúa trổ/ Từ những đám mây tụ lại để tan đi (Ngày mai chỳng mỡnh xa nhau). Anh tạm biệt người nữ y tá thường đẩy xe lăn cho mỡnh: "Cứ đối thoại trên chiếc xe tàn tật/ Rồi mai ngày mai đi đâu/ Phải xa em mới biết là mất thật/ Cũn lại trơ mái tóc trắng trên đầu" (Em đưa anh đi trên chiếc xe lăn).
Nhà thơ Xuân Diệu khuyên người làm thơ phải chân, chân, chân, thật, thật, thật nhưng ta hiểu rằng cái chân, cái thật ấy phải nói bằng thơ,phải hóa thành thơ. Nguyễn Khải Hưng đó làm được điều đó. Nhỡn một chiếc lỏn lợp lỏ trung quõn trờn đường hành quân ở trung Trung bộ, anh cũng có thơ mà thơ hay:"Lá xanh thuyền đến buông neo/ Người đi lá cũng xanh theo con đường/ Hỡnh như hạt nắng có hương/ Gió như mù mịt, mây vương trắng trời/ Hỡnh như bờ suối ta ngồi/ Tây Sơn vó ngựa một thời đó qua" (Lỏ trung quõn).
Nhưng chất lóng mạn trong thơ ấy liệu có cũn khụng khi trở về với cơm áo đời thường vốn không đùa với khách thơ (ý thơ Xuân Diệu), thương binh Nguyễn Khải Hưng hành nghề chụp ảnh, với một chiếc máy cổ lỗ mượn của bạn, rồi làm bánh, trồng cây cảnh ... để kiếm sống. Nàng thơ im hơi lặng tiếng nhiều năm cho đến nột ngày, nhà thơ Thế Mạc - chủ nhiệm CLB VHNT Sơn Tây đạp xe đến nhà động viên: "Biết Nguyễn Khải Hưng từng làm thơ, viết báo ở chiến trường, giờ có nỗi đau, phải vị câu thơ mà đứng dậy, Hưng thấy mỡnh phải vui vẻ sống hơn cho đời cú ý nghĩa hơn:. Anh trở lại với thơ, viết nhiều hơn và có bài đăng trên Tạp chí Tản Viên Sơn, trên Người Hà Nội và Hoa chiêng chiếng đó ra đời như ta đó biết. Dự cuộc thi về đề tài thương binh liệt sỹ của Báo Lao động Xó hội, anh giành giải Ba với bỳt ký  Người thương binh bản Dao xuống núi. Nhưng anh vẫn đầu tư tâm huyết cho thơ nhiều hơn và  Lời ru đêmđó ra đời 7 năm sau Hoa Chiêng chiếng. Lời ru đêm tiếp nối Hoa chiờng chiếng ở một tầm cao hơn về nghệ thuật, ở độ sâu hơn về tư tưởng và chiều rộng hơn của thi đề. Những câu thơ đa nghĩa xoáy sâu vào tam trạng - tâm trạng của người thương binh, cựu chiến binh. Nhớ về người nữ đồng đội đó hi sinh trờn đường ra trận, anh đó viết những cõu thơ cũn nhúi buốt lũng người: Ơi chiếc áo bà ba em mặc/ Mỏng như tấm dù hoa/ Chôn cạnh khóm Gùi/ Cái kỉ vật ngày đi đánh giặc/ Liệu có làm ấm chỗ em tôi? ... Ngày trở về, anh viết những câu thơ mà chỉ có người trong cùng cảnh mới viết được: "Nhập nhoạng giữa màn sương khói/ Những mái đầu bạc trước mùa đông/Ta trả lại rừng/ Tất cả những chiến cụng/ Bao nỗi nhọc nhằn ai từng qua mới hiểu/ Vừng Trường Sơn thay chiếu/ Gói mảnh trăng đầu núi đem về ..." Nỗi niềm riêng trong thơ anh sâu hơn, da diết hơn nhưng cũng kín hơn: "Nỗi lũng ăm ắp đầy vơi/ Lời ru đêm vọng động trời phía xa"(Lời ru đêm); Ngóng trời gặp ánh sao thưa/ Mây như giẻ vụn ai vừa xé rơi và cũng mạnh hơn "Thản nhiên đứng ở ven sông vắng/ Đỏ như nắng hạ, vàng như thu/ Hồn nhiên tươi thắm cùng mây gió/ Cạn buổi hoàng hôn nắng vẫn vàng'' (Hoa dong riềng). Hạnh phỳc trong chắt chiu đó làm dịu lũng anh: "Vợi rồi bao nỗi chuân chuyên/ Vết thương bọc sụn nằm êm trong người/ Em giờ rẽ thẳng đầu ngôi/ Hương bồ kết thoảng thơm trời gió đưa". Nhưng cái chính làm cho anh đứng vững là lẽ sống, lẽ sống của người chiến sỹ. Kỷ niệm xưa có lúc trở về chỉ làm cho anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và điều tiếc nuối của anh không chỉ hướng về quá khứ: "Kỷ niệm lẫn trong cay đắng ngọt ngào/ Đâu là vết xe lăn trên cát mịn/ Mật chưa rót kịp mùa quả chín/ Ta đi tỡm hương nắng của ngày xưa/ Em ở đâu nơi thành phố mộng mơ/ Vẫn là em hay không là em nữa/ Một mỡnh ta xừa túc giú lựa/ Tren bến cũ rực vàng hoa so đũa" (Hoa so đũa). Quê hương đó trở thành chỗ vịn mới vững chắc của lũng anh: "Tôi vịn vào cây như thuở trước vượt rừng/ Cây như cột chống trời đĩnh đạc ung dung/ Râu tóc xum xuê với nụ cười lóo nhõn tỏa sỏng" (Cây đa làng). Lũng yờu quờ hương, yêu cuộc sống càng tha thiết hơn, biểu hiện tinh tế hơn. Đồi cũ Ngọc Nhị bao người đó đến nhưng mấy ai có những câu thơ đẹp như Nguyễn Khải Hưng: "Hoa mua tớm hết mỡnh như nếp cẩm/ Tiếng suối reo như rượu rót vô vũ/ ... Hồn ta bỗng sỏng bừng lấp lỏnh/ Sải cỏnh bay lờn với cỏnh cũ/ Đồi cũ Ngọc Nhị, nắng vàng súng sỏnh/ Du khỏch nào đến cũng hóa nhà thơ" . Và cả Hồ Tõy nữa, cũng khụng hề pahi nhạt hay xa lạ trong tâm thức người thơ xứ Đoài: "Chuông Trấn Vũ chiều chiều loang vọng lại/ Lá sem thơm gói cốm xanh nguyên/ Và mỗi sáng động nhịp chày Yên Thái/ Chẳng lẫn trong nhạc Rốc phía nhà thuyền" (Chiều Hồ Tõy). Quê hương, đất nước, cuộc sống trở nên quý giá trước những con người đó đổ máu hi sinh, những con người tự hào mà khiêm nhường chỉ coi mỡnh như những ván gỗ trên cây cầu nối mặt phố sáng trưng với thành cổ rêu phong  như dấu gạch ngang nối 2 con chữ trên trang giấy (Dấu gạch ngang). Tỡnh đồng đội vẫn là một đề tài, một tỡnh cảm sõu sắc thường trực trong anh làm nên nhiều thành công trong thơ văn anh. Nó đó được viết thành văn xuôi hay (Tổ Tam tam - giải Nhỡ, khụng cú giải Nhất trong cuộc thi ký Hà Tõy năm 2003 - 2004), thành thơ hay (giải Nhỡ, khụng có giải Nhất cuộc thi thơ Hà Tây 2006 - 2007): bài Đường trăng và Thăm bạn ở bệnh viện về mà tẳng rưng đọc những dũng chõn thành: "Trên đường trăng/ Gió níu bờ vai bao điều bận rộn/ Hàng cây xanh mởn/ Đang hợp ca bản nhạc sang mùa/ Chợt nhớ thương vô cùng/ Phía nắng mưa/ Những cánh rừng bạn cũn nằm đấy/ Dường như có dũng mạch chảy/ Trầm lặng trong ta đi suốt cuộc đời" (Đường Trăng) và "Ngày đi mù mịt khói sương/ Dấn thân vào buổi chiến trường nhẹ không/ ... Bây giờ chớp lặn sấm ngưng/ Thỡ đem gân cốt bện thừng đóng đai"(Thăm bạn ở bệnh viện về). Chớnh ý thức cụng dõn, tõm thế chiến sỹ và tấm gương đồng đội đó làm điểmtựa cho đời anh, cho thơ anh và là một trong những nguồn mạch sáng tạo dồi dào của văn thơ anh.
Nguyễn Khải Hưng hiện có trong tay một tập bản thao thơ nữa (chưa kể 1 tập ký đó xong từ lõu nhưng chưa có điều kiện in) gầm những bài đó in và chưa in sau tập Lời ru đêm (NXB Hội nhà văn 2005).
Ta càng xúc động hơn khi biết rằng mấy năm vừa qua, anh cũn phải vượt lên một nỗi đau khổ mất mát lớn của gia đỡnh ... để giữ được hồn thơ trong trẻo mà ngày càng lóo luyện, như cố thi sỹ Trịnh Thanh Sơn đó nhận định: "Thơ Khải Hưng hồn nhiên chứ không lóo luyện nhưng lại lóo luyện trong một hồn nhiờn...". Thơ Khải Hưng đó vào độ chín, có ý thức lập tứ, dụng công trong tu từ và nhất là có phong cách, giọng điệu riêng - cái giọng điệu hồn nhiên mà thấu đáo.
Gần đây thơ anh càng gia tăng tính hiện đại trong sự tung phá về vần, nhịp, trong sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, trong sự vừa khép lại vừa mở ra của tứ ... Mựa hoa gạo  trong Tản Viên Sơn tháng 5/2008 là một ví dụ: "Một thoáng Sài Sơn /Qua hội tháng Ba/ Đường ít bụi/ Mùa hoa đỏ núi/ Những đốm lửa từ đáy hồ cháy lên/ Ký ức/ Gợi về mựa hoa mộc miờn/ Những đài hoa/ Rơi ngả nghiêng trên đất/ ... Những mảnh gỗ/ Mảnh tôn ghi tên/ Dần dần mất dấu/ Chỉ những cánh hoa rơi/ Đỏ đẫm sương chiều/ Nhật nguyệt kiều/  Soi không thấy bóng người dưới nước/ Trống chiêng vào cuộc/ Quên lối đến Thủy đỡnh..../ Nhiều lần đi bên anh/ Nhưng hôm nay có điều em không hiểu nổi/ Điều gỡ làm anh bối rối/ Khi nhỡn lờn hoa gạo đỏ trời kia".
Nguyễn Khải Hưng đó khụng trở thành nhà hoạt động Sân khấu như anh từng mớ ước hơn 50 năm về trước, cũng không trở thành sỹ quan cao cấp như dũng chảy tự nhiờn của cuộc sống mà trở thành một nhà thơ, một nhà thơ không chủ định nhưng lại là một nhà thơ tất yếu, nhà thơ đích thực như một sự đền bù của cuộc sống, cũng là phần thưởng cho những nỗ lực của một con người đó vượt lên những mất mát hi sinh, vượt lên những khó khăn, những trăn trở, những thiệt thũi, vỡ tỡnh yờu cuộc sống, yờu quờ hương đất nước, yêu con người và yêu thơ./.
ĐH
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh