Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

Giáo viên mất việc, ngồi tù vì phạt học sinh phản cảm

SATurday - 07/04/2018 12:44
Không chỉ ở việt Nam, giáo viên nhiều nước khác cũng áp dụng hình phạt phản cảm với học sinh khiến phụ huynh, xã hội phẫn nộ. Họ phải trả giá đắt cho hành vi phản giáo dục đó.
Cuối tháng 11/2017, thấy nữ sinh Okafor Chinaza (14 tuổi) không chịu trực nhật, cô Odilinye Rita - giáo viên trường THCS Starlight ở thị trấn Ogidi, bang Anambra, Nigeria - dùng roi đánh em này.
Sau đó, Chinaza về kể với phụ huynh. Thay vì báo cáo vụ việc lên nhà trường để có biện pháp xử lý thích đáng, mẹ em quyết định lên trường, tự trừng phạt cô giáo.
Bà này dùng gậy đánh liên tục vào cô Rita. Nạn nhân bị thương nặng và tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện. Đây là cái giá quá đắt cho việc phạt học sinh bằng phương pháp phản giáo dục.
Giáo dục hay hành hạ học sinh?
Trên thực tế, chuyện giáo viên phạt học sinh bằng biện pháp phản cảm không hiếm. Chuyện giáo viên phạt học sinh quỳ trên hạt đậu, gạo, hạt bắp hay dùng thước, roi đánh trẻ diễn ra khá nhiều ở Trung Quốc.

Nhiều giáo viên Trung Quốc áp dụng hình phạt thể xác đối với học sinh. Ảnh: Youth.
Nhiều giáo viên Trung Quốc áp dụng hình phạt thể xác đối với học sinh. Ảnh: Youth.
Gần đây, những hình phạt thể xác ở nước này bị lên án mạnh mẽ. Trong tháng 5/2017, báo chí đưa tin hàng loạt vụ việc bạo hành học sinh như vụ thầy giáo Chu ở Tứ Xuyên bắt học sinh quỳ rồi dùng dây thừng vụt liên tiếp vào lưng các em, hay cô giáo ở tỉnh Quảng Đông túm tóc, kéo lê học sinh trên đường.
Tháng 11/2013, một giáo viên ở tỉnh Hồ Nam cũng bị phản ứng gay gắt khi bắt học sinh ăn rác vứt trên sàn lớp học.
Cụ thể, sau giờ thi, nhiều giấy rác bị vứt bừa bãi trong phòng học. Giáo viên tên Yang Xi yêu cầu những ai đã vứt rác ra lớp học đứng dậy. Không ai đứng lên nhận lỗi. Cô giáo tự đổ lỗi cho 5 học sinh trong lớp và phạt các em này ăn hết những giấy rác vứt trên sàn.
Không chỉ Trung Quốc, giáo viên nhiều nước khác cũng bị chỉ trích sau khi đưa ra hình phạt không phù hợp.
Tháng 8/2017, Shahanaz Parveen - giáo viên trường Tiểu học Gangaprashad ở Jajira, Bangladesh - phạt 28 học sinh uống nước bẩn vì không nộp bài tập về nhà.
Theo The Independent Bd, Parveen yêu cầu một trong số 3 học sinh có làm bài tập múc nước từ cống rãnh gần trường, đưa về lớp rồi ép các em vi phạm uống. Nước này ô nhiễm nghiêm trọng do cách đó hai tuần, xác một con chó bị vứt xuống đây.
Sau khi bị phạt, 28 học sinh không kể lại với người nhà. Sự việc chỉ bị phát hiện khi một em gặp vấn đề về sức khỏe.
Hình phạt tương tự cũng được giáo viên ở Andhra Pradesh, Ấn Độ, áp dụng nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Tháng 2/2018, giáo viên trường SPR Vidya Concept bắt cậu bé 5 tuổi uống hỗn hợp nước tiểu và nước trái cây sau khi em tè bậy vào cốc nước của bạn nữ cùng lớp.
Trước đó, năm 2012, Gummadi Satya Gowri, giáo viên trường Tiểu học Satyabhama (cũng ở Andhra Pradesh) ép học trò uống nước tiểu vì em cùng 3 bạn học khác đi tiểu vào cốc và đặt nó trong phòng học.
Khi cậu bé chống cự, nữ giáo viên yêu cầu các học sinh khác khống chế, ép em uống bằng được.
Cũng trong năm đó, một nữ sinh lớp 5 ở West Bengal bị giám thị nhà trường phạt uống nước tiểu, trong khi nam sinh 14 tuổi ở Tamil Nadu bị 3 giáo viên phạt bằng biện pháp tương tự.
Tháng 2/2017, giáo viên của một trường tư tại thị trấn Nathdwara thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ, phạt nữ sinh lớp 7 cởi quần áo trước mặt các bạn vì tội không làm bài về nhà.
Năm 2014, giáo viên trường SJKC Khai Meng cũng đưa ra hình phạt mang tính làm nhục học sinh khi ép hai nam sinh đeo chuông ở cổ, ăn cỏ và chụp ảnh lại vì không làm bài tập về nhà.

Nam sinh bị giáo viên phạt liếm bồn cầu vì không mang bài tập. Ảnh: Metro24jam.
Nam sinh bị giáo viên phạt liếm bồn cầu vì không mang bài tập. Ảnh: Metro24jam.
Vụ việc gần đây nhất, giáo viên tiểu học ở làng Cempedak Lobang, Bắc Sumatra (Indonesia), phạt nam sinh liếm bồn cầu 12 lần vì không mang bài tập về nhà đến lớp. Cách làm của cô giáo thực sự khiến phụ huynh, xã hội phẫn nộ, thất vọng trước đạo đức người thầy.
Giáo viên ngồi tù, mất việc vì phạt học sinh
Điều đáng nói, trong vụ việc mang tính nghiêm trọng như vậy, vị giáo viên ở Indonesia lại chỉ bị chuyển công tác sang trường khác. Ngoài ra, cô không phải chịu hình phạt nào khác.
Nhưng không phải giáo viên nào cũng may mắn như vậy. Trong phần lớn các vụ dùng hình phạt mang tính bạo hành, xúc phạm học sinh, nhà giáo đều bị đình chỉ công tác, đuổi việc, thậm chí ngồi tù.

 
Thông thường ở Trung Quốc, sau các vụ phạt học sinh quỳ, đánh đập kéo túm tóc kéo lê học sinh bị phát hiện, nhà trường ngay lập tức đình chỉ công tác giáo viên, mời cảnh sát điều tra vụ việc. Tuy nhiên, hầu như không ai phải ngồi tù vì phạt học sinh không đúng cách.
Trong vụ giáo viên Bangledesh ép 28 học sinh uống nước bẩn, cô này bị cảnh sát tạm giữ và đối mặt với trừng phạt của pháp luật.
Cảnh sát cũng bắt giữ giáo viên bắt học sinh 5 tuổi uống nước tiểu trộn nước hoa quả ở Andhra Pradesh vì vi phạm khoản 270 (thực hiện hành vi lây truyền nguy hiểm tới tính mạng người khác) của Bộ Luật Hình sự Ấn Độ và khoản 75 Luật Bảo vệ, chăm sóc Trẻ vị thành niên.
Như vậy, ngoài việc bị đuổi khỏi ngành, cô giáo này sẽ phải ngồi tù ít nhất hai năm.
Giáo viên ở Nathdwara, Ấn Độ, lĩnh bản án 5 năm tù sau khi bắt nữ sinh cởi đồ vì không làm bài tập - hành vi vi phạm Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên và điều 354 của Bộ luật hình sự Ấn Độ, liên quan "hành vi tấn công hoặc xúc phạm phụ nữ".

Giáo viên phạt nữ sinh cởi đồ lĩnh án 5 năm tù. Ảnh minh họa: Hindustan Times.
Giáo viên phạt nữ sinh cởi đồ lĩnh án 5 năm tù. Ảnh minh họa: Hindustan Times.
Trong tháng 3, một giáo viên ở Paris, Pháp, nhận án phạt một năm tù cho hành vi trừng phạt học sinh phản giáo dục ông thực hiện hồi tháng 4 năm ngoái.
Cụ thể, giáo viên này không hài lòng với kiểu tóc mới của nam sinh 12 tuổi nên cạo tóc em ngay trong lớp học. Uất ức, cậu bé ném trứng vào nhà giáo viên.
Đáp lại sự phản kháng từ học trò, thầy giáo cùng 3 người trưởng thành khác nhốt, đánh em trong hai giờ đồng hồ.
Hầu hết giáo viên dùng biện pháp trừng phạt mang tính bạo hành, hạ nhục học sinh đều phải trả giá bằng chính sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, những người này hiếm khi nhận được sự đồng tình từ phụ huynh, xã hội.
Ngược lại, sau mỗi bản án, quyết định đuổi việc dành cho những giáo viên này, dư luận hy vọng pháp luật nghiêm khắc hơn trong việc trừng trị họ nhằm chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, bảo vệ an toàn cho học sinh.
Theo Zing.vn

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh