Theo thống kê ban đầu, có tới 318 “nhà in” hiện còn sách lưu trữ tại kho sách Hán Nôm. Có những có sở đã in nhiều bộ sách, nhiều cơ sở chỉ còn lại một bản in. Xét từ chủ nhân của những bản in này, ta có thể chia thành 3 khu vực: 1. Khu vực do Nhà nước phong kiến quản lý; 2. Khu vực do nhà chùa, từ, quan đảm nhận; 3. Khu vực của tư nhân tổ chức(3). I. Khu vực do nhà nước quản lý Các cơ sở do Nhà nước quản lý có điều kiện ưu việt về tài chính, kỹ thuật ấn loát, chỉ đạo… Ngoài các bộ quốc sử, các sách “kinh điển”, các tuyển tập văn thơ, các sách giáo dục… điều đáng chú ý là những cơ sở này còn khắc in một số sách y học và sách khoa học khác. Ví như, năm 1717, Trịnh Lương trực tiếp chỉ đạo khắc in bộ sách Hồng nghĩa Giác tư y thử của Tuệ Tĩnh(4). Triều đại Tây Sơn tồn tại một thời gian ngắn ngủi trong lịch sử nhưng cũng tổ chức khắc in những bộ sách có giá trị như Thi kinh giải âm(5) Đại Việt sử ký tiền biên(6). Triều Nguyễn còn để lại nhiều bộ sách in đồ sộ, có giá trị, có bộ gồm tới mấy trăm quyển như Đại Nam thục lục(7), Khâm định Việt sử thông giám cương mục(8). Sách in gồm nhiều thể loại còn giữ được đến nay phần lớn thuộc giai đoạn này. Năm đầu của thế kỷ này (1901) Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême - Orient) thành lập, đây là một trung tâm nghiên cứu và thu thập các sách vở, tư liệu, trong đó có văn bản Hán Nôm. Cơ quan này, bên cạnh việc in hoạt bản cũng đã tổ chức in khắc văn như bộ Việt Nam Phật điển tùng san(9) gồm 4 bộ 27 sách. Trong số các cơ sở in ở khu vực này, nhà in Quốc Sử Quán (Huế) là khá tiêu biểu. Kho sách Viện Hán Nôm hiện còn giữ được 14 bộ sách do nhà in này ấn hành, rải rác từ năm 1820 đến năm 1903, do những người có tên tuổi như Trương Đăng Quế, Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng… trông coi. Nhiều bộ sách lớn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đăng khoa lục v.v. đã được in tại nhà in Quốc sử quán. 2. Khu vực do nhà chùa, từ, quán đảm nhận Ngay từ đầu, khi các cơ sở in ấn của Nhà nước chưa có điều kiện triển khai, thì công việc ấn loát ở các nhà chùa đã xuất hiện do nhu cầu truyền giáo. Trải các triều đại và ngay cả đến thời cận đại, khu vực chùa đền vẫn giữ vai trò quan trọng trong lịch sử in ấn của nước ta với nhiều cơ sở khắc in nổi tiếng như chùa Xiển Pháp, chùa Liên Phái, chùa Linh Quang, chùa Hòe Nha (Hà Nội), đền Ngọc Sơn (Hà Nội) đền Tức Mặc, chùa Hộ Xá (Hà Nam Ninh) v.v. Theo một danh mục tên sách khắc in đề là Các tự kinh bản thiện thư lược sao(10) thì chỉ một số chùa thuộc 4 tỉnh Hà Nội, Hà Nam(11), Hải Dương(12) và Bắc Ninh(13) đã có tới 273 bộ sách được khắc in. Các chùa, đền, từ, quán hiển nhiên là nơi tập trung in sách của Đạo giáo và Phật giáo(15). Nhưng số sách văn, sử, triết, y học cũng được in ở khu vực này khá nhiều, bởi lẽ, trước đây, các nhà tu hành đôi khi cũng là những trí thức có uy vọng, đỗ đạt cao. Một bộ “toàn tập” của danh y Lê Hữu Trác Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 62 quyển đã được in ở chùa Đông Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Một số sách Nôm cũng được in ở các chùa như Ngọc am chỉ nam, Tam thiên tự… Hiện nay, kho sách Hán Nôm còn giữ được 3 bộ sách in ở chùa Đa Bảo (Hà Đông, Hà Sơn Bình). Sách Bách pháp minh môn luận trực giải (ký hiệu AC. 618) in năm 1665, sách Sa di luật nghĩa yếu lược tăng chú (ký hiệu AC.311) in năm 1881. Như thế, hoạt động của cơ sở in này ít nhất đã có 216 năm. Có lẽ, trong 216 năm ấy, chùa Đa Bảo không chỉ in có ba bộ sách. Có thể nghĩ rằng còn nhiều sách in khác của nhà in Đa Bảo nói riêng và nhiều nhà in khác nói chung mà hiện nay chúng ta chưa tập hợp lại được. 3. Khu vực của tư nhân tổ chức Một số nhà trí thức, người làm quan… trước đây đã bỏ tiền khắc in sách, Lê Quý Đôn, Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Trần Công Hiển (Hải Hưng), Bùi Huy Bích, Nguyễn Văn Siêu (Hà Nội), Cao Xuân Dục (Nghệ Tĩnh)… là những tên tuổi tiêu biểu về mặt này. Liễu Chàng là một phường in khá tiêu biểu ở Hải Dương (Hải Hưng). Trước đây, phường in này cùng với phường in Hồng Lục thỉng thoảng cũng được Nhà nước trưng dụng để in các loại sách có tầm cỡ quốc gia. Hai phường in này còn có tên gọi chung là Hồng - Liễu. Kho sách Hán Nôm hiện còn giữ được 14 tác phẩm in ở hai phường này, với các tác phẩm đáng chú ý như cuốn Tứ đạo trường sách tường chú (ký hiệu A. 2835) in năm 1880’ cuốn Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm 1774. Bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 cũng được in ở một trong 2 cơ sở này(14). Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình xã hội Việt Nam biến chuyển dữ dội, kinh tế hàng hóa có xu hướng phát triển, nhu cầu về sách vở, về các tri thức khoa học trở nên bức thiết vì nhiều “hiệu” “đường” ra đời và cũng là thời kỳ nở rộ của nghề in sách. Một loạt các nhà in sách như Quan Văn Đường, Quảng Thịnh Đường, Thịnh Văn Đường, Hữu Văn Đường, Áng Hiên Hiệu, Đông Kinh (Hà Nội), Hải Học Đường, Hướng Thiện Đường (Hải Hưng), Ninh Phúc Đường (Hà Nam Ninh), Đắc Lập (Nghĩa Bình) v.v. không chỉ in sách văn học, sử học mà còn in địa lý, thiên văn, y học, pháp luật học, toán học… Nhiều nhà in để lại những tác phẩm có giá trị. Tuy vậy, tình hình cạnh trạnh cũng dẫn đến hiện tượng in sai, in ẩu… Việc in ấn ở ba khu vực kể trên của nước ta đã có những đóng góp quan trọng trong việc phổ biến di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Điều này được giáo sư A.B. Woodside khẳng định trong cuốn Mô hình Việt Nam và Trung Quốc rằng: “Công nghiệp in ấn ở Việt Nam đã để lại ấn tượng chuẩn mực của vùng Đông Nam Á…”. Vào thế kỷ XVII, những câu chuyện được kể vào sách rồi lại chép tay, sau đó được truyền miệng một cách không chính thức từ nhà này sang nhà khác, từ Hà Nội đến Hà Tiên… Các triều đại Việt Nam hơn bất cứ một xã hội cổ nào khác ở Đông Nam châu Á, họ đã cố gắng điều khiển công việc in ấn, tạo sự dễ dàng, tiện lợi cho họ và giữ nó làm nghề phổ cập trong xã hội”(15). Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề in nước ta vẫn còn một số nhược điểm mà nguyên nhân: 1. Việc in ấn rất phức tạp và rất tốn kém. Duy chỉ có các tập đoàn, các phường hội, nhà nước mới có khả năng thực hiện việc in ấn. Nếu các tư nhân làm được thì cũng phải là những người có thế lực, làm quan hoặc giàu có. Cho nên, mặc dầu nghề in sách mộ bản của nước phát triển khá sớm và ở cả ba khu vực, nhưng hiện nay số sách in chỉ chiếm chưa đầy 30% tổng số sách lưu hành. 2. Do sự phong tỏa nghiêm ngặt của Nhà nước phong kiến, nói chung, nghề in ở nước ta ít phát triển. Thời Lý - Trần tuy việc in sách có được phát triển tự do hơn, nhưng chủ yếu ở khu vực nhà chùa. Lê Quý Đôn nhận xét trong Kiến văn tiểu lục rằng: “Mặc dầu nghề in bằng bản khắc gỗ (ở thời Lý - Trần) đã phổ biến, nhưng trừ sách danh điển của nhà chùa ra, nếu không được phép của triều đình thì (…) không được khắc ván in”(3). Sang thời Lê, nhất là cuối Lê (thế kỷ XVII - XVIII). Triều đình cấm dân chúng dùng gỗ làm ván khắc in kinh kệ của đạo Phật, đạo Lão, hoặc văn thơ trái với quan điểm chính thống của triều đình. Đến Triều Nguyễn, năm 1820, triều đình cho tập trung việc in ấn vào kinh đô Huế và di chuyển toàn bộ số ván khắc của các triều đại khác từ Văn Miếu (Hà Nội) về Văn Miếu (Huế). Ai muốn in tác phẩm nào thì phải gửi đơn từ và giấy mực lên Sử quán. Tình trạng này cản trở rất lớn đến việc in ấn thư tịch. Từ hai nguyên nhân trên đưa đến một kết quả là hơn 70% số sách còn lại thuộc di sản Hán Nôm là sách chép tay. Đáng lưu ý rằng, trong số sách chép tay này có nhiều bộ quý hiếm do các tác gia nổi tiếng biên soạn như Lịch triều hiến chương loại chí(16) của Phan Huy Chú, Ngô gia văn phái(17) của các tác giả họ Ngô Thì… lại chưa được khắc in, mặc dầu được vua khen và tặng thưởng. Dưới đây là những cơ sở in sách Hán Nôm do chúng tôi thống kê được qua sổ sách còn lưu giữ ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm. |
STT | Tên nhà in | Niên đại | Số lượng tác phẩm | Thể loại tác phẨm |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Am Tế Xuyên(18) | ? - 1884 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
2 | An Khánh Tự | ? - 1860 - ? | 1 | Kinh Phật |
3 | An Lạc Tự | 1842-1919 | 2 | Kinh Phật |
4 | An Ninh Tự | ? - 1840 - ? | 4 | Kinh Phật |
5 | An Quang Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
6 | An Thiện Đàn | ? - 1909 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
7 | Áng Hiên Hiệu (Hà Nội) | 1909 - 1923 | 5 | Văn học, Luật học, Toán học |
8 | Ba Lỗ Tự | ? - 1854 - ? | 1 | Kinh Phật |
9 | Bà Đá tự | 1841 - 1929 | 3 | Kinh Phật |
10 | Bắc Văn Đường | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
11 | Bài Lính Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
12 | Báo Âm Tự | 1769 - 1848 | 3 | Kinh Phật |
13 | Báo Quốc Tự | ? - 1830 - ? | 2 | Kinh Phật |
14 | Bảo Am Tự (Thái Bình) | ? - 1912 - ? | 1 | Kinh Phật |
15 | Bảo Khám Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | 1879 - 1929 | 4 | Kinh Phật |
16 | Bảo Khánh Từ | ? - 1924 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
17 | Bảo Phúc Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1840 - ? | 1 | Kinh Phật |
18 | Bảo Quang Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - ? | 3 | Kinh Phật |
19 | Bảo Thiện Đàn | 1910 - 1924 | 2 | Văn học |
20 | Bắc Thành Học Đường | ? - 1860 - ? | 2 | Văn học, Quân sự |
21 | Biệt Thự Long Cương (Cao Xuân Dục, Nghệ Tĩnh) | 1845 - 1851 | 5 | Văn học, Sử học |
22 | Bình Thiện Đàn | ? - 1914 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
23 | Càn Yên Tự (Hà Nội) | ? - 1847 - ? | 1 | Kinh Phật |
24 | Cấn Trai Đường | ? - 1881 - ? | 1 | Văn học |
25 | Cát Linh Tự (Hà Nội) | ? - 1818 - ? | 2 | Kinh Phật |
26 | Cát Thành Hiệu | ? - 1911 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
27 | Cẩm Văn Đường | 1866 - 1904 | 6 | Văn học, Kinh Phật, Đạo giáo |
28 | Công Thiện Đường | 1826 - 1901 | 5 | Văn học, Sử học |
29 | Châu Linh Từ | ? - 1910 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
30 | Châu Long Tự (Sơn Tây, Hà Nội) | ? - 1830 - ? | 1 | Kinh Phật |
31 | Châu Vân Tự (Thái Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
32 | Chi Viên Tự | ? - 1772 - ? | 1 | Kinh Phật |
33 | Chí Âu tự | ? - 1881 - ? | 2 | Kinh Phật |
34 | Chí Thiện Đàn (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1909 - ? | 2 | Sách Đạo giáo |
35 | Chiêu Bái Đường | ? - 1868 - ? | 1 | Sách Giáo dục |
36 | Chiên Thiền Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
37 | Chiêu Văn Đường | ? - 1888 - ? | 1 | Kinh Phật |
38 | Chính Tâm Đan (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1912 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
39 | Chính Thiện Đường (Bắc Giang, Hà Bắc ) | ? - 1911 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
40 | Chu Thiện Đường (Sơn Tây, Hà Nội) | ? - 1906 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
41 | Chú Phật Đường (Hà Nội) | ? - 1936 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
42 | Chuyết Hiên Hiệu | ? - 1873 - ? | 1 | Văn học |
43 | Chư Thiên Đàn (Thái Bình) | ? - 1920 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
44 | Diên Khánh Tự (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
45 | Diên Linh Tự | 1835 - 1853 | 2 | Kinh Phật |
46 | Diên Phu Tự (Bắc Giang, Hà Bắc) | ? - 1859 - ? | 2 | Kinh Phật |
47 | Diệu Đế Tự | ? - 1772 - ? | 3 | Kinh Phật |
48 | Dụ Hợp Đường | ? - 1836 - ? | 1 | Văn học |
49 | Duyên Minh Tự | ? - 1817 - ? | 1 | Kinh Phật |
50 | Duyệt Thi Đường | ? - 1850 - ? | 1 | Giáo dục |
51 | Dự Kinh Lầu | ? - ? | 1 | Văn học |
52 | Dương Sơn | ? - 1874 | 1 | Địa lý |
53 | Đường Mông Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - 1822 | 1 | Kinh Phật |
54 | Đa Bảo Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1665 - 1881 | 3 | Kinh Phật |
55 | Đa Văn Đường (Hà Nội) | 1946 - 1852 | 8 | Văn học, Kinh điển |
56 | Đại Bí Tự | 1792 - 1808 | 2 | Kinh Phật |
57 | Đại Giác Tự | ? - 1845 - ? | 1 | Kinh Phật |
58 | Đại Nguyên Tự | ? - 1758 - ? | 1 | Kinh Phật |
59 | Đại Quang Tự (Bắc Giang, Hà Bắc) | 1848 - 1857 | 4 | Kinh Phật |
60 | Đại Tâm Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1897 - ? | 2 | Kinh Phật |
61 | Đại Thiện Bảo Chàng | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
62 | Đại Trứ Đường | ? - 1875 - ? | 2 | Văn học |
63 | Đại Văn Từ | ? - 1922 - ? | 1 | Kinh Đạo giáo |
64 | Đàm Học Đạo (Bắc Giang, Hà Bắc) | ? - 1911 - ? | 1 | Kinh Đạo giáo |
65 | Đảm Bái Đường | ? - 1861 - ? | 1 | Kinh điển học |
66 | Đắc Lập (Thừa Thiên - Nghĩa Bình) | ? - 1922 - ? | 2 | Văn học, Sử học |
67 | Đắc Nhật Đường | ? - ? | 1 | Kinh Đạo giáo |
68 | Đặng Tấn Ký (Hà Nội) | 1868 - 1876 | 6 | Văn học, Sử học |
69 | Địa Linh Tự | 1860 - 1865 | 4 | Kinh Phật |
70 | Đoan Nghiêm Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | 1763 - 1903 | 4 | Kinh Phật |
71 | Đông Kinh (Hà Nội) | 1902 - 1927 | 3 | Văn học, Luật học |
72 | Đông Lạc Đàn (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
73 | Đông Lạc Đường (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
74 | Đông Cao Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | 1810 - 1829 | 1 | Kinh Phật |
75 | Đồng Nhân Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | 1866 - 1891 | 3 | Kinh Phật |
76 | Đồng Quang Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
77 | Đồng Văn Đường (Hà Nội) | 1826 - 1898 | 24 | Văn học, Sử học |
78 | Đồng Văn Trai (Hà Nội) | ? - 1851 - ? | 1 | Văn học |
79 | Đuốc Tuệ (Hà Nội) | ? - 1939 - ? | 1 | Kinh Phật |
80 | Đức Tường (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
81 | Gia Liễu Đường (Hà Nội) | 1822 - 1924 | 13 | Văn học, Kinh Phật |
82 | Giác Hoa Tự (Hà Nội) | ? - 1898 - ? | 1 | Kinh Phật |
83 | Giảng Học Thư Đường (Hà Nội) | ? - 1871 - ? | 1 | Sử học |
84 | Gio Nghĩa Đàn | ? - 1912 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
85 | Hà Đinh | ? - 1879 - ? | 1 | Luật học |
86 | Hà Khẩu Tự (Hà Nội) | ? - 1825 - ? | 1 | Kinh Phật |
87 | Hà Lạc Thư Đường | 1904 - 1911 | 3 | Văn học, Kinh Phật |
88 | Hà Yên Tự | 1900 - 1904 | 4 | Kinh Phật |
89 | Hải Chàng Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
90 | Hải Học Hội (Hà Nội) | ? - 1779 - ? | 1 | Sử học |
91 | Hải Học Đường (Hải Dương, Hải Hưng) | 1814 - 1881 | 11 | Văn học |
92 | Hải Hội Tự (Hà Nội) | ? - 1825 - ? | 1 | Kinh Phật |
93 | Hàm Long Tự (Hà Nội) | 1857 - 1865 | 3 | Kinh Phật |
94 | Hành Thiện Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - 1898 - ? | 1 | Kinh Phật |
95 | Hoa Am Tự | ? - 1823 - ? | 1 | Kinh Phật |
96 | Hoa Lâm Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1839 - 1883 | 5 | Kinh Phật |
97 | Hoa Sơn Luật Đường | ? - ? | 1 | Văn học |
98 | Hoa Tâm Tự | ? - 1901 - ? | 1 | Kinh Phật |
99 | Hoa Thiện Đàm | ? - 1921 - ? | 1 | Văn học |
100 | Hoa Trung Tự | ? - 1914 - ? | 1 | Kinh Phật |
101 | Hoàng Phúc Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1895 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
102 | Hộ Quốc Tự | ? - 1803 - ? | 1 | Kinh Phật |
103 | Hội Thiện Đàn (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1912 - ? | 2 | Sách Đạo giáo |
104 | Hồng Lục (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1824 - ? | 1 | Văn học |
105 | Hồng Phúc Tử (Hà Nội) | 1757 - 1898 | 5 | Kinh Phật, Địa lý |
106 | Huyền Trân Quán | 1876 - 1877 | 4 | Y học, Sách Đạo giáo |
107 | Hưng Long Tự (Ninh Bình, Hà Nam Ninh) | ? - 1926 - ? | 2 | Kinh Phật |
108 | Hưng Phúc Từ (Bắc Ninh, Hà Bắc) | 1847 - 1906 | 8 | Kinh Phật |
109 | Hưng Thiện Đàn | 1907 - 1944 | 3 | Văn học, Kinh Phật |
110 | Hương Sơn Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1904 - ? | 1 | Kinh Phật |
111 | Hương Trà Hội (Hải Phòng) | ? - 1883 - ? | 1 | Văn học |
112 | Hướng Lạc Hợp Đường | ? - 1911 - ? | 2 | Kinh Phật |
113 | Hướng Thiện Đường (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1908 - ? | 1 | Văn học |
114 | Hữu Văn Đường (Hà Nội0 | 1839 - 1952 | 13 | Văn học, Sử học, Kinh Phật |
115 | Hy Quang Đường | ? - 19 - ? | 1 | Kinh Phật |
116 | Hy Văn Đường | ? - ? | 1 | Văn học |
117 | Kiền An Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1832 - 1846 | 4 | Kinh Phật |
118 | Kiến An Hiệu (Hải Phòng) | ? - 1910 - ? | 1 | Kinh Phật |
119 | Kim Liên Tự (Hà Nội) | ? - 1878 - ? | 2 | Kinh Phật |
120 | Ký Văn Đường (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Văn học |
121 | Khai Thiện Đàn | ? - 1910 | 1 | Kinh Phật |
122 | Khánh Phúc Tự | ? - 1840 - ? | 1 | Kinh Phật |
123 | Khánh Thiện Đàn | ? - : | 1 | Văn học |
124 | Khế Thiện Đàn | ? - 1908 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
125 | Khuyết Thiện Đàn (Nam Ninh, Hà Nam Ninh) | 1901 - 1922 | 19 | Kinh Phật, Đạo giáo |
126 | Lạc Đào Đaà | ? - 1864 | 1 | Sách Đạo giáo |
127 | Lạc Khuyến Đàn (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1909 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
128 | Lạc Tĩnh Viên Hiệu | ? - 1914 - ? | 1 | Giáo dục |
129 | Lạc Thiện Đàn (Hải Dương, Hải Hưng) | 1911 - 1915 | 3 | Sách Đạo giáo |
130 | Lạc Thiện Hiệu | ? - 1811 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
131 | Làng Quán Tứ (Vĩnh Phú) | ? - 1876 | 1 | Giáo dục |
132 | Làng Thọ Hà (?) | ? - 1836 - ? | 1 | Văn học |
133 | Lão Hội Hiên Đường | ? - 1875 | 1 | Văn học |
134 | Lão Quân Quán | ? - 1821 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
135 | Lân Động Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1765 - ? | 1 | Kinh Phật |
136 | Lân Trạch Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
137 | Liên Hoa Tự | 1745 - 1854 | 2 | Kinh Phật |
138 | Liên Hợp Đường (Hà Nội) | ? - 1826 - ? | 1 | Kinh Phật |
139 | Liên Phái Tự (Hà Nội) | 1851 - 1949 | 7 | Kinh Phật |
140 | Liên Tôn Tự | ? - 1850 - ? | 1 | Kinh Phật |
141 | Liên Tông Tự (Hà Nội) | 1745 - 1811 | 1 | Kinh Phật |
142 | Liên Từ Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - 1935 - ? | 2 | Kinh Phật |
143 | Liên Trì Tự (Hà Nội) | ? - 1848 - ? | 1 | Kinh Phật |
144 | Liên Vân Các | ? - 1850 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
145 | Liễu Chàng (Hải Dương, Hải Hưng) | 1683 - 1870 | 10 | Văn học, Lịch sử, Y học, Kinh Phật |
146 | Liễu Trai Đường (Hà Nội) | 1833 - 1923 | 7 | Văn học, Kinh Phật |
147 | Liễu Văn Đường (Hà Nội) | 1834 - 1925 | 57 | Văn học, Lịch sử, Địa lý, Kinh Phật |
148 | Linh Bảo Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
149 | Linh Quang Tự (Hà Nội) | 1853 - 1905 | 12 | Kinh Phật |
150 | Linh Sơn Tự (Hà Nội) | 1829 - 1906 | 5 | Kinh Phật |
151 | Linh Tử Đan | ? - 1876 - ? | 2 | Y học |
152 | Linh Thông Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
153 | Linh Ứng Tự (Thái Bình) | ? - 1814 - ? | 1 | Kinh Phật |
154 | Long Cung Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
155 | Long Đâu Tự | ? - 1825 - ? | 1 | Kinh Phật |
156 | LOng Đội Sơn (Hà Nam Ninh) | ? - 1816 - ? | 1 | Kinh Phật |
157 | Long Động Tự | ? - 1863 - ? | 1 | Kinh Phật |
158 | Long Hòa Hiệu | ? - 1902 - ? | 2 | Văn học |
159 | Đỗ Môn Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1880 - ? | 1 | Kinh Phật |
160 | Lương Ngọc Đường | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
161 | Lưu Thúy Sạn (Hà Nội) | ? - ? | 3 | Kinh Phật |
162 | Lý Quốc Sư (Hà Nội) | ? - 1904 - ? | 2 | Kinh Phật |
163 | Mạc Vân Sào (Hà Nội) | 1857 - 1867 | 2 | Văn học |
164 | Mật Da Tự | ? - 1803 - ? | 1 | Kinh Phật |
165 | Miễn Thiên Đường | ? - 1908 - ? | 1 | Kinh Phật |
166 | Minh Thiện Đàn (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - ? | 1 | Văn học |
167 | Mỹ Quang Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
168 | Mỹ Văn Đường | 1813 - 1844 | 7 | Sử học, Văn học |
169 | Nam Kinh Đàn (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1908 - ? | 1 | Kinh Phật |
170 | Ninh Phúc Đường (Hà Nam Ninh) | 1865 - 1911 | 6 | Kinh Gia Tô giáo, Văn học |
171 | Ninh Phúc Tự (Bắc Ninh) | ? - 1674 - ? | 1 | Kinh Phật |
172 | Ninh Thiện Đàn (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1703 - ? | 2 | Văn học |
173 | Nga My Tự | 1816 - 1817 | 3 | Kinh Phật |
174 | Ngọc Hồ Tự (Hà Nội) | ? - 1910 - ? | 1 | Kinh Phật |
175 | Ngọc Ký Đường (Hà Nội) | ? - 1839 - ? | 1 | Văn học |
176 | Ngọc Sơn Từ (Hà Nội) | 1843 - 1921 | 80 | Kinh Phật, Đạo giáo |
177 | Ngũ Văn Lầu | 1835 - 1852 | 3 | Văn học |
178 | Nguyễn Hanh (Hà Nội) | ? - 1870 - ? | 1 | Văn học |
179 | Nguyễn Văn Đường (Hà Nội) | 1811 - 1812 | 2 | Văn học, Y học |
180 | Nguyệt Quang Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - 1806 | 2 | Kinh Phật |
181 | Nghĩa Chí Tự | ? - 1907 - ? | 1 | Kinh Phật |
182 | Nghĩa Lợi (Hà Nội) | ? - 1918 - ? | 1 | Địa lý |
183 | Nhị Khê Đường | ? - 1916 | 1 | Sử học |
184 | Nhị Thanh Từ (Nam Định, Hà Nam Ninh) | 1895 - 1901 | 4 | Đạo giáo, Văn học |
185 | Phạm Trai | ? - 1887 - ? | 1 | |
186 | Pháp Vũ Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1908 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
187 | Phát Diệm Đường (Hà Nam Ninh) | ? - 1907 - ? | 1 | Sách Tổng Hợp |
188 | Phản Tính Đường | ? - 1910 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
189 | Phật Tích Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1772 - ? | 1 | Kinh Phật |
190 | Phố Hàng Đào (Hà Nội) | ? - 1912 - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
191 | Phổ Tế Đàn | ? - 1908 - ? | 1 | Kinh Phật |
192 | Phổ Thiện Đàn | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
193 | Phúc An Đường (Hà Nội) | 1918 - 1923 | 3 | Văn học, Địa lý |
194 | Phúc An Hiệu | ? - 1920 | 1 | Kinh Phật |
195 | Phúc Khánh Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1813 - ? | 2 | Kinh Phật |
196 | Phúc Khê | ? - 1868 - ? | 1 | Văn học |
197 | Phúc Long Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | 1839 - 1876 | 2 | Kinh Phật |
198 | Phúc Long Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | 1857 - 1859 | 2 | Kinh Phật |
199 | Phúc Quang Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
200 | Phúc Thắng Tự | ? - 1892 - ? | 1 | Địa lý |
201 | Phúc Diệu Đàn (Hưng Yên, Hải Hưng) | ? - 1902 | 2 | Văn học, Đạo giáo |
202 | Phúc Thọ Đường | ? - 1880 | 1 | Giáo dục |
203 | Phúc Trai Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1843 | 1 | Kinh Phật |
204 | Phúc Văn Đường (Hà Nội) | 1811 - 1842 | 28 | Văn học, Sử học Địa lý, Y học |
205 | Phúc Viên Tự | ? - 1904 | 1 | Kinh Phật |
206 | Phương Lan Đàn (Phúc Yên, Vĩnh Phú) | ? - ? | 1 | Sách Đạo giáo |
207 | Phương Xuân Đàn | 1909 - 1910 | 2 | Sách Đạo giáo |
208 | Quan Thánh Tự (Hà Nội) | 1896 - 1911 | 3 | Kinh Phật |
209 | Quan Thánh Tự (Hưng Yên, Hải Hưng) | 1878 - 1922 | 6 | Kinh Phật |
210 | Quan Văn Đường (Hà Nội) | 1870 - 1922 | 19 | Sử học, Văn học Địa lý, Kinh Phật |
211 | Quan Âm Tự | 1726 - 1836 | 2 | Kinh Phật |
212 | Quan Khánh Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1812 - 1818 | 3 | Kinh Phật |
213 | Quang Minh Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1839 - ? | 2 | Kinh Phật |
214 | Quang Văn Đàn | ? - 1905 - ? | 1 | Sử học |
215 | Quảng Đức Tự (Hưng Yên, Hải Hưng) | ? - 1905 - ? | 1 | Kinh Phật |
216 | Quảng Thịnh Đường (Hà Nội) | 1833 - 1914 | 17 | Sử học, Văn học Địa lý, Sách Đạo giáo |
217 | Quảng Vô Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - 1898 - ? | 1 | Kinh Phật |
218 | Quế Phương Tự | ? - 1930 - ? | 2 | Kinh Phật |
219 | Quy Hồn Tự | ? - 1888 - ? | 1 | Kinh Phật |
220 | Quốc Âm Tự | ? - 1832 | 4 | Kinh Phật |
221 | Quốc sử Quán (Huế) | 1820 - 1909 | 17 | Sử học, Chính trị, Pháp luật |
222 | Quỳnh Lâm Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1700 - 1726 | 3 | Kinh Phật |
223 | Rey và Curiol (Sài Gòn, Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh) | ? - 1848 - ? | 1 | Kinh Phật |
224 | Số 22 Hàng Bè (Hà Nội) | ? - 1911 - ? | 1 | Sách Giáo dục |
225 | Sơn Đinh Tự | ? - 1810 - ? | 1 | Kinh Phật |
226 | Sùng Ân Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
227 | Sùng Phúc Tự | 1776 - 1825 | 2 | Kinh Phật |
228 | Sùng Quang Tự | 1750 - 1848 | 2 | Kinh Phật |
229 | Tác Tân Đường | 1804 - 1827 | 3 | Văn học, Sử học, Kinh Phật |
230 | Tam Thánh Từ (Nam Định, Hà Nam Ninh) | 1900 - 1908 | 4 | Sách Đạo giáo |
231 | Tam Thánh Tự (Hà Nội) | 1802 - 1923 | 6 | Kinh Phật |
232 | Tam Vọng Đình | ? - 1880 - ? | 1 | Văn học |
233 | Tập Cổ Đường | ? - 1826 - ? | 1 | Văn học |
234 | Tập Thiện Đường (Hà Nội) | ? - 1906 - ? | 1 | Kinh Phật |
235 | Tập Thiên Đường (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) | ? - 1911 - ? | 2 | Kinh Phật, Đạo Giáo |
236 | Tập Văn Đường | 1831 - 1852 | 5 | Văn học |
237 | Tây Long Điện (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
238 | Tây Thiên Tự (Hà Nội) | 1906 - 1929 | 2 | Kinh Phật |
239 | Tề Xuyên Tự | ? - 1880 - ? | 1 | Kinh Phật |
240 | Tiên Hoa Đình | ? - 1908 - ? | 2 | Sách Đạo giáo |
241 | Tiên Hưng Tự (Thái Bình) | ? - 1916 - ? | 1 | Kinh Phật |
242 | Tinh Thiện Đường (Hưng Yên, Hải Hưng) | 1815 - 1925 | 3 | Kinh Phật |
243 | Tịnh Minh Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
244 | Tụ Văn Đường | 1850 - 1922 | 20 | Sử học, Địa lý, Văn học, Y học, Giáo dục |
245 | Tự Am tự (Bắc Giang, Hà Bắc) | 1823 - 1879 | 2 | Kinh Phật |
246 | Từ Khánh Tự (Hà Nội) | 1875 - 1877 | 3 | Kinh Phật |
247 | Tự Đàm Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
248 | Từ Văn Đường (Hà Nội) | 1879 - 1881 | 2 | Văn học |
249 | Tức Mặc Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | 1905 - 1906 | 9 | Kinh Phật |
250 | Tùng Thiên Đường (Thái Bình) | ? - 1909 | 1 | Kinh Phật |
251 | Tùng Viên Hiệu | ? - ? | 2 | Đạo Đức |
252 | Thạch Trụ (Quảng Ngãi, Bình Trị Thiên) | ? - 1898 - ? | 1 | Lịch sử |
253 | Thái Bình Dương (Hà Nội) | ? - 1949 - ? | 1 | Kinh Phật |
254 | Thái Nguyên (Bắc Thái) | ? - 1758 - ? | 1 | Kinh Phật |
255 | Thái Sinh Đường | ? - ? | 1 | Đạo Đức |
256 | Thanh Trai | 1851 - 1862 | 2 | Sử học, Văn học |
257 | Thanh Chương Đường | 1851 - 1862 | 4 | Lịch sử, Văn học |
258 | Thanh Lợi Hiệu | 1899 - 1901 | 2 | Văn học, Giáo dục |
259 | Thánh Văn Đường (Hà Nội) | ? - 1879 - ? | 1 | Y học |
260 | Thánh Chúa Tự (Hà Nội) | ? - 1860 - ? | 1 | Kinh Phật |
261 | Thánh Đức Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
262 | Thân Quang Tự (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
263 | Thiên Ân Tự | ? - 1708 - ? | 1 | Kinh Phật |
264 | Thiên Hoa Đường | 1908 - 1909 | 2 | Kinh Phật |
265 | Thiên Hoa Tự | ? - 1821 - ? | 1 | Kinh Phật |
266 | Thiên Hưng Tự (Thái Bình) | 1754 - 1835 | 2 | Kinh Phật |
267 | Thiên Phúc Tự | 1860 - 1862 | 6 | Kinh Phật |
268 | Thiên Thái Tự | ? - 1874 - ? | 1 | Kinh Phật |
269 | Thiên Tâm Tự | ? - 1839 - ? | 1 | Kinh Phật |
270 | Thiện Đình | ? - 1902 - ? | 1 | Địa lý |
271 | Thiện Đường (Phúc Yên, Vĩnh Phú) | ? - 1910 - ? | 1 | Kinh Phật |
272 | Thiện Quang Tự (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
273 | Thịnh Mỹ Đường | 1843 - 1903 | 4 | Văn học, Kinh Phật |
274 | Thịnh Nghĩa Đường | 1879 - 1897 | 2 | Kinh Phật |
275 | Thịnh Văn Đường (Hà Nội) | 1842 - 1928 | 15 | Văn học, Sử học Địa lý, Giáo dục |
276 | Thọ Xương Tự (Hà Nội) | ? - 1848 - ? | 1 | Y học |
277 | Thúy Văn Đường | ? - 1839 - ? | 1 | Văn học |
278 | Thụy Hợp Đường | ? - 1884 - ? | 1 | Kinh Phật |
279 | Thụy Linh Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
280 | Thu Lâu Hiệu | ? - 1806 - ? | 1 | Sử học |
281 | Thư Thiện Đàn (Nam Định, Hà Nam Ninh) | ? - 1908 - ? | 1 | Kinh Phật |
282 | Trần Ngọc Tự (Hải Dương, Hải Hưng) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
283 | Trấn Quốc Tự | 1792 - 1803 | 2 | Kinh Phật |
284 | Trấn Võ Tự (Hà Nội) | 1880 - 1926 | 4 | Kinh Phật |
285 | Tri Trí Hội | ? - 1898 - ? | 1 | Y học |
286 | Trí Trung Đường | 1859 - 1871 | 5 | Văn học, Sử học, Quân sự |
287 | Trình Trung Đàn | ? - 1901 - ? | 1 | Văn học |
288 | Trung Thiện Đường (Bắc Giang, Hà Bắc) | ? - 1911 - ? | 2 | Kinh Phật |
289 | Trung Nghiêm Tự (Bắc Giang, Hà Bắc) | ? - 1911 - ? | 1 | Kinh Phật |
290 | Trường Thịnh Đường | 1874 - 1902 | 2 | Văn học |
291 | Trường Văn Đường | 1831 - 1846 | 2 | Văn học |
292 | Úc Văn Đường (Hà Nội) | 1827 - 1847 | 10 | Văn học, Đạo giáo |
293 | Vạn Tuế Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - 1845 - ? | 2 | Kinh Phật |
294 | Văn Chỉ | 1846 - 1856 | 2 | Kinh Phật |
295 | Văn Kinh Đường | ? - 1892 - ? | 1 | Văn học |
296 | Văn Khánh Tự | ? - 1858 - ? | 1 | Kinh Phật |
297 | Văn Miếu Tự (Hà Nội) | ? - 1848 - ? | 1 | Kinh Phật |
298 | Văn Từ Xã (Hưng Yên, Hải Hưng) | ? - 1924 - ? | 1 | Kinh Phật |
299 | Vân Đường | 1864 - 1895 | 3 | Kinh Phật, Giáo dục |
300 | Vân La Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
301 | Vân Thủy Hiệu | ? - 1876 - ? | 1 | Văn học |
302 | Vi Thiện Đàn (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) | ? - 1909 - ? | 1 | Kinh Phật |
303 | Vi Văn Đường | ? - 1880 | 1 | Giáo dục |
304 | Viên Giác Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1966 - ? | 1 | Kinh Phật |
305 | Viên Minh Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
306 | Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội) | ? - 1911 - ? | 3 | Kinh Phật, Sử học, Địa lý |
307 | Vĩnh Khánh Tự (Hà Đông, Hà Sơn Bình) | 1750 - 1907 | 4 | Kinh Phật |
308 | Vĩnh Long Đàn | ? - 1909 - ? | 2 | Kinh Phật |
309 | Vĩnh Nghiêm Tự | 1881 - 1932 | 7 | Kinh Phật |
310 | Vĩnh Phúc Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | 1669 - 1894 | 2 | Kinh Phật |
311 | Vũ Thanh Tự | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
312 | Xiển Nam Tự (Hà Nội) | ? - ? | 1 | Kinh Phật |
313 | Xiển Pháp Tự (Hà Nội) | 1882 - 1898 | 15 | Kinh Phật |
314 | Xuân Hòa Đường | ? - 1908 - ? | 1 | Văn học |
315 | Xuân Lôi Tự (Bắc Ninh, Hà Bắc) | ? - 1892 - ? | 1 | Kinh Phật |
316 | Xuân Thọ Đường | ? - 1922 - ? | 1 | Kinh Phật |
317 | Xướng Thiện Đàn (Hưng Yên, Hải Hưng) | ? - 1908 - ? | 1 | Kinh Phật |
318 | Ý Văn Đường | 1851 - 1852 | 2 | Sử học, Văn học |
Mai Hồng Nguyễn Hữu Mùi ---------------------------------------------------------------------- CHÚ THÍCH (1) Trí Văn trong bài Tìm hiểu kinh Pháp hoa. Đặc San Vu Lan 2, Tạp chí Hoằng Pháp, cơ quan hội Phật giáo Sài Gòn cũ xuất bản năm 1973. (2) Tuổi của các nhà in ở đây là tương đối, chúng tôi căn cứ vào niên đại ghi trên sách để tính. Có thể xuất nhập ít nhiều so với thực tế. (3) Xem thêm: Hoa Bằng trong bài Kỹ thuật ấn loát của ta ngày xưaTạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 133, năm 1970. (4) Hồng Nghĩa Giác tư y thư, Ký hiệu AB. 306; AB. 288 Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, VNCHN. (5) Thi kinh giải âm, Ký hiệu AB. 144/1-5, VNCHN. (6) Đại Việt sử ký tiền biên, Ký hiệu A.2, VNCHN. (7) Đại Nam thực lục, Ký hiệu A. 2772/1-67, VNCHN. (8) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Ký hiệu A.1/1-9, VNCHN. (9) Việt Nam Phật điển tùng san, Ký hiệu VHv. 1514, VNCHN. (10) Sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ký hiệu A. 1116. (11) Hà Nam: Nay thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. (12) Hải Dương: Nay thuộc tỉnh Hải Hưng. (13) Bắc Ninh: Nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Theo Biệt Lam Trần Huy Bá, trong số 213 chùa thì có tới 132 chùa khắc kinh Phật. Có chùa như Liên Tong (Hà Nội) khắc tới 28 bộ kinh. Tài liệu dịch là Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng, ký hiệu D. 512, trang 61, Thư viện VNCHN. (14) Xem Trần Nghĩa: Một bản Truyền kỳ mạn lục vừa tìm thấy, tập san nghiên cứu Hán Nôm. No.2-85. (15) Mô hình Việt Nam và Trung Quốc chương V, phần “Giáo dục và thi cử ở Triều Nguyễn Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Hán Vớt (Mỹ), 1971. Tài liệu dịch của Viện Hán Nôm, ký hiệu DT. 142. (16) Bản dịch Kiến văn tiểu lục, Hà Nội, 1963, trang 196. (17) Lịch triều hiến chương loại chí, ký hiệu A. 551, VNCHN. (18) Ngô gia văn phái, Ký hiệu A.117, VNCHN. (19) Tên nhà in xếp theo thứ tự A, B, C… |
Newer articles
Older articles