Những phát triển sáng tạo và độc đáo của nghệ thuật quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã góp phần hoàn chỉnh thêm một bước và làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học kinh nghiệm quý cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là điển hình thành công về sáng tạo và tận dụng thời cơ chiến lược một cách có ý thức và có hệ thống.
Đầu tháng10 năm1974, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở hội nghị thông qua phương án giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976: “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 2 năm 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta. Tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị tạo điều kiện chín muồi tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam.”
Sau chiến thắng Phước Long, Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng nhận định, đánh giá đúng tình hình: “chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã đến hồi suy sụp, đế quốc Mỹ đe dọa nhưng không thể quay lại can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam; Quân giải phóng Miền Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc, có thể tiến công tiêu diệt địch ở các căn cứ phòng thủ cấp chi khu, tiểu khu trên phạm vi cấp tỉnh.”
Thời cơ chiến lược của trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 tạo ra bước nhảy vọt của chiến tranh đã được xác định trong quyết tâm của bộ chính trị, tháng 1/1975, trên cơ sở phân tích các yếu tố địch ta: Tổng số quân địch là 690 000; tổng số quân ta là 418 225; tỷ lệ 1,7/1 (địch 1,7 ta là1)
Chiến dịch Tây Nguyên, xét về tổng thể, lực lượng ta và địch tương đương, ta không có không quân, nhưng trên hướng và mục tiêu chủ yếu Buôn Ma Thuột ta đã tập trung bộ binh gấp 4,5 lần, xe tăng, thiết giáp gấp 5,5 lần (64 chiếc/18 chiếc), pháo binh gấp 5 lần (78 khẩu/18 khẩu). Do đó, đã tạo nên sức mạnh áp đảo để tiếp tục giành thắng lợi trong trận đánh địch phản kích và rút chạy trên Đường số 7.
Ngày 10/3/1975 quân ta nổ súng tiến công vào Buôn Mê Thuột. Sau chiến thắng Tây Nguyên, trong nghị quyết Bộ chính trị ngày 18 và 25/3/1975 đã xác định thời cơ chiến lược mới trên cơ sở các yếu tố sau:
1- Tinh thần quân Ngụy đã có bước sa sút mới, đòn Tây Nguyên làm rung động cả đồng bằng và đô thị.
2- Ta đã phá vỡ thế chiến lược phòng ngự của địch xây dựng từ 20 năm nay, buộc địch phải điều chỉnh bố trí chiến lược.
3- Chỉ đạo của quân Ngụy bắt đầu rối loạn và mất hiệu lực, có triệu chứng bước đầu của sự tan rã và suy sụp lớn.
4- Khả năng can thiệp của Mỹ, một lần nữa tỏ ra rất hạn chế.
5- Ta còn sung sức, khí thế ngày càng cao, lực lượng và khả năng chiến đấu được tăng thêm, đã tạo ra một thế chiến lược mới rất cơ động và có lợi.
Trình độ chiến đấu của chủ lực đã có bước phát triển mới, có khả năng đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, giải quyết nhanh gọn một thị xã lớn và đánh tiêu diệt gọn từng đơn vị cấp sư đoàn của địch.
Như vậy, rõ ràng đến 24/3/1975 tổng số quân địch tuy còn lớn (trên 60 vạn), trong đó có 30 vạn quân chủ lực, gồm 10 sư đoàn và 8 trung đoàn, nhưng thế và tinh thần đã bị suy sụp.
Thời cơ chiến lược được tạo ra do hành động tích cực của ta mà thể hiện chủ yếu là đòn tiêu diệt lớn ở Tây Nguyên và nó cũng còn do địch phạm sai lầm nghiêm trọng về chiến lược, là vội vã rút bỏ Tây Nguyên một cách thiếu tổ chức.
Địch rút chạy khỏi Tây Nguyên trên đường số 7
Thời cơ xuất hiện trong một thời gian nhất định, kịp thời nắm thời cơ chiến lược là một vấn đề quyết định của thắng lợi. Lúc này, thời gian là lực lượng , mọi hành động phải theo đúng phương châm “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất, chắc thắng”. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cả chiến dịch Hồ Chí Minh đều là sản phẩm của nghệ thuật chỉ đạo tài tình về nắm thời cơ và tạo thời cơ mới liên tiếp trong quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Nắm thời cơ thể hiện ở chỗ, nắm vững địch, đặc biệt thế chiến lược của chúng, có dự kiến đối với sự phát triển tuần tự và nhảy vọt của chiến tranh, có chuẩn bị mọi mặt cả lực lượng, vật chất, sẵn sàng ứng phó với tình thế, đồng thời nắm vững lực lượng dự bị chiến lược, kịp thời cơ động lực lượng để khuyêchs trương chiến quả. Chỉ trong vài ngày 40 vạn quân địch đã bị tiêu diệt. Điều đó không thể có được nếu không có thời cơ chiến lược và không có sự chỉ đạo kiên quyết, tài giỏi và nghệ thuật tổ chức chỉ huy, tập trung lực lượng, hiệp đồng tác chiến của chiến dịch chiến lược nhiều quân đoàn và phát động được các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương phối hợp hành động.
Chiến dịch Trị-Thiên-Huế, Chiến dịch Đà Nẵng, so sánh về lực lượng, ta chỉ có ưu thế hơn địch về đơn vị chủ lực (1,2/1); lực lượng địa phương (ta 1/địch 1,5), pháo binh (ta 1/địch 2,4), xe tăng, thiết giáp địch ưu thế hơn ta (ta 1/địch 4).
Xe tăng của quân Giải Phóng đã đỗ khắp sân dinh Độc Lập khi mà cờ của chính quyền ngụy vẫn chưa bị hạ xuống
Thời cơ tới phải có sức mạnh của quần chúng, sự nhất trí từ trên xuống dưới và hành động nhanh chóng, kịp thời của các cấp chỉ huy binh đoàn đến phân đội và lãnh đạo chính trị các cấp xuống quần chúng nhân dân trong lực lượng chính trị. Nghệ thuật tạo thời cơ, nắm thời cơ có liên quan mật thiết đến nghệ thuật tạo lực lượng, sử dụng lực lượng và nghệ thuật lập thế trận.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta xác định Sài Gòn là “thủ đô”, nơi trú, đóng các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa; chúng sẽ tập trung binh lực ngoan cố chống cự quyết liệt, mặc dù tinh thần sĩ quan, binh sĩ đã hoang mang, dao động cực độ. Vì vậy, ta tập trung lực lượng mạnh, áp đảo địch chưa từng có, ta tập trung chủ lực gấp địch 1,7 lần, số đơn vị tập trung gấp 3 lần.
Với nghệ thuật tạo ưu thế về lực lượng hợp lý, khoa học đã hình thành nên các binh đoàn chủ lực cơ động có sức tiến công rất mạnh, tốc độ tiến công cao, đánh địch với ưu thế hơn hẳn và hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch với thời gian ngắn nhất.
Bảng so sánh lực lượng địch, ta ở miền Nam trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975
Thời điểm |
Tổng số quân |
Chủ lực |
Địa phương |
Địch |
Ta |
Tỷ lệ địch, ta |
Địch |
Ta |
Tỷ lệ địch, ta |
Địch |
Ta |
Tỷ lệ địch, ta |
Tháng 2/1975 |
690.000 |
418.225 |
1,7/1 |
336.500 |
346.490 |
1/103 |
353.500 |
71.727 |
4,9/1 |
Khi quyết định sang tổng tấn công18/3/1975 |
625.600 |
451.200 |
1,38/1 |
299.800 |
379.473 |
1/1,126 |
325.800 |
71.727 |
4,5/1 |
Sau chiến dịch Huế Đà Nẵng 29/3/1975 |
464.000 |
530.000 |
1/1,14 |
235.00 |
457.873 |
1/1,95 |
229.000 |
72.127 |
3,2/1 |
Trước chiến dịch Hồ Chí Minh 25/4/1975 |
420.000 |
530.000 |
1/1,26 |
218.000 |
457.773 |
1/2,1 |
202.000 |
72.157 |
2,8/1 |
Lực – Thế - Thời là ba yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau tạo ra chiến thắng, đặc biệt là đối với các cuộc chiến tranh chiến dịch, chiến đấu mà lực lượng ta ít hơn đối phương thì thời thế lại có tác dụng quyết định đến sự phát huy lực nhỏ thành sức mạnh lớn hơn địch để chiến thắng đối phương. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết: “Có thời, có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn. Không thời mất thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi đó chỉ trong trở bàn tay mà thôi.”
Đây là những tổng hợp trên cơ sở của cuốn “Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” công trình khoa học của Trung Tướng Giáo sư Phạm Hồng Sơn. Học Viện quân sự cấp cao xuất bản năm 1990 đề cập đến vấn đề tạo thời cơ, tận dụng thời cơ và quy hoạch chiến lược trong chiến thắng mùa Xuân năm 1975, cho ta cái nhìn khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Nó còn có ý nghĩa thực tiễn, cần thiết và bổ ích đối với các Học viện, các trường trong quân đội, đối với cán bộ có nhu cầu nghiên cứu nghệ thuật quân sự trong các cơ quan khoa học và các trường ngoài quân đội. Như lời giới thiệu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phạm Duy Trưởng