Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

TỪ NGỮ HÌNH TƯỢNG VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI TRÊN VĂN BẢN THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

MONday - 16/03/2015 07:48
Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn sống trong lòng nhân dân, cảm nhận tất cả những gì xảy ra trong xã hội nhân quần. Ông viết ra những điều đã được cảm nhận đó. Cho dù là nói chuyện hư cấu từ một sứ sở đâu đâu, hay từ một cõi tiên cõi Phật nào khác… chung quy vẫn là câu chuyện nhân gian.
Tượng Nguyễn Đình Chiểu

Tượng Nguyễn Đình Chiểu

Do đó, ngữ loại hình tượng về cuộc đời va con người trong các tác phẩm của ông rất phong phú. Mọi cái đều bám chặt vào xã hội con người. Chỉ về cuộc đời con người đang sống, chúng ta thấy có nhân gian, dương thế là khi ông muốn gợi ra một đối ý về âm phủ. Khi cần hướng tới một đối cảm về tiên, ông lại dùng dương trần. Còn dương gian là khi trong ý nghĩ thiên về một đối nghịch sự sống và sự chết. Điều này được toát ra từ văn cảnh trong tác phẩm của ông, chứ không phải được suy ra từ các dạng biến cách của từ ngữ.
Về Tổ quốc, có: Nước nhà, bờ cõi là nói với thái độ trung tính (neutre), khi nghĩ về đất nước. Còn như khi muốn gợi về một hình ảnh cụ thể hiện tình đất nước bấy giờ, thì cụ Đồ dùng non Nam hay non Thổ, Nam Trung. Trong tác phẩm của ông, từ non sông bao giờ cũng để chỉ về núi sông cụ thể, muốn gợi cái ý thiết tha, chua xót, là biểu hiện cụ thể của tâm lý ấy. Từ non nước cũng vậy.
Khi đất nước đang trong tình trạng suy vi, ông dùng: nước tối, đời suy. Buổi đạo cùng là nói đất nước chìm ngập trong cảnh tối tăm, loạn lạc không lối thoát. Đời thúc quý là chỉ đời suy sắp đến chỗ diệt vong.Buổi thái bình là sống trong biển lặng.
Khi muốn chỉ về một tình thế nào đó nhằm gợi ý tổng quát về không gian, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng các từ: bầu hồ lô, bầu hồ linh, bầu trời, bốn phương, bốn biển, chín trời …Một nhận xét thú vị có thẻ đưa ra ở đây là Nguyễn Đình Chiểu không bao giờ dùng từ thiên hạ.Phải chăng dân tộc ta không quen tư duy với khái niệm này cho nên ý thức về đất nước, về quốc gian đã hình thành và phát huy tác dụng. Và, Nguyễn Đình Chiểu đã cảm nhận được điều đó mà tránh không dùng trong khi muốn nhấn mạnh cho mọi người ý thức về một hình tượng của xứ ở ta đương sống mà chỉ dùng bất nhiêu từ ngữ trên đây.
Khi nói về xã hội, về cuộc đời thực, có: cõi người ta là nói một cánh hững hờ (indifférent) như là một sự thật hiển nhiên không cần chứng minh. Còn như nói cuộc đời phũ phàng, con người phải chịu bao nỗi vất vả của thiên nhiên và của chính cuộc đời, thì có: cỡi gió mưa, cỡi mây mưa, Chốn phong trần là nơi nói với ý nhấn mạnh về cái vất vả, lam lũ của con người phải chịu là do các dục vọng bên trong. Trong trường hợp này, ông còn dùng cõi phàm, biển bụi. Ngoài ra còn có: miền gió trăng là nói cái cảnh tượng trai gái tình tự buông tuồng.
Nguyễn Đình Chiểu cũng như các tác gia trước ông, đều sử dụng các từ ngữ có sẵn như là những điều cố gợi lên hình ảnh của xã hội biến động, như: bể dâu, tang thương là nói cuộc đời vô thường, oái oăm, làm cho con người phải chịu biết bao đau xót. Vật đổi sao dời (sao dời vật đổi) thường là nói về sự đổi thay tự nhiên thường tình, thì với Nguyễn Đình Chiểu nó cũng hàm một ý chua xót ấy. Xã hội bấy giờ, hàng ngày phơi bầy những điều chướng tai gai mắt, cuộc đời là một hí trường mai mỉa. Nguyễn Đình Chiểu gọi nó đó là trường khối lỗi, tuồng đời, nhằm chỉ vào hiện thực thời cuộc đảo điên bấy giờ.
Cuộc đời nói theo quan điểm của nhà Phật, thì có: cõi trần duyên, biển khổ, biển nghiệt, cuộc phù sinh. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng những từ ngữ này hầu như không có sự phân biệt, xem chúng như những danh từ chung, dùng nó xuất phát từ thực trạng của cuộc đời hơn là quan niệm về đường giáo lý.
Tóm lại, tất cả những từ ngữ trên kia đều là những khái niệm thực chỉ hiện tình của đất nước và bản thân ông. Cho lên bấy nhiêu từ ngữ là bấy nhiêu tâm tình chu xót, toát lên một cánh nhìn thương yêu, xót xa.
Muôn mối trong trời đất do đâu mà có? Do từ tạo hóa mà ra tất cả. Gọi tạo hóa, ngoài những từ ngữ có sẵn cùng với những sắc thái khác nhau của chúng, Nguyễn Đình Chiểu không có nét độc đáo riêng ở đây. Song, ông đã tạo ra và đã quen dùng một số từ ngữ mới: con tạo, thợ trời, máy tạo, máy trời, máy thần, máy u vi, máy trời đất, máy hành tàng, máy khôn, máy linh, máy móc, lò đại tạo là những từ ngữ mang tính ít nhiều không khí của thời đại.
Đối với Nguyễn Đình Chiểu, tạo hóa đã cụ thể hơn, không còn mang tính chất huyền bí như những tác giả trước ông. Bây giờ, ông đã thiên về máy móc hơn, tức là thiên về những lực vật chất nào đó đã tạo ra muôn vật, hay thiên về quy luật vậy lý hẳn hoi, ngay cả đối với những từ ngữ Hán có sẵn:
Hóa công máy móc ở đâu mà
1(Dương Từ Hà Mậu. XVII)

Thợ hóa công đúc nặn nhiều loại 
1(Thơ văn tế. XIII)

Hóa công mấy thợ một pho ngữ hàng
1(Ngư tiều vấn đáp. 406)

Đối lập với khái niệm Dương thế, dương trần… đê chỉ cõi người sống, là những khái niệm của người đã khuất ở dương gian, nhưng hồn còn hoạt động ở thế giới khác. Thế giới đó là: âm cung, âm ty, âm phủ, ẩm trù, âm đài, địa phủ. Bấy nhiêu từ ngữ gợi cho ta một ý niệm rất rõ về sự chết, thế giới của những người đã khuất. Còn như dạ đài, ông dùng với sắc thái từ nghĩa khác hơn. Dạ đài chỉ một thế giới, một nơi chốn nào đó mà người sống sẽ về khi không còn sống ở cõi trần. Như vậy, chết mà vẫn sống, hai thế giới cho hai quá trình của một con người. Khi Nguyệt Nga nói:
Đã đành đá nát vàng phai,
Đã đành xuống chốn
 dạ đài gặp nhau,

Hay khi Nguyễn Đình Chiểu viết trong bài thơ điếu Phan Tòng:
E nỗi dạ đài quan lớn hỏi:
Cớ sao xếu mếu cảnh Ba Trì?

Ông không dùng những từ kia là ý ông muốn nhấn mạnh đến sắc thái tu từ đó.
Còn như khi muốn nói văn vẻ hơn, cũng là sự chết, cũng là thế giới của những người đã khuất, những nghe mà không có cảm giác ghê rợn lạnh lẽo chút nào. Đó là những từ: suối vang, hoang tuyền, cửu tuyền, chín suối mặc dù có cả Diêm la, Diêm vương nơi đó.
Toàn là những từ ngữ cũ. Nhưng thế giới của lớp từ này, Nguyễn Đình Chiểu mô tả như là một thế giới có thật, tổ chức của những sự trừng phạt và ngục hình những người có tội ở trần gian, tức là những người lúc sống đã phạm vào những quan điểm đạo đức ông đã nêu ra về đạo thường, về nhân luân… có hại cho sự tiến bộ của xã hội. Thật chăng? Không, Nguyễn Đình Chiểu mô tả một cánh tỉ mỉ và rùng rợn những nhục hình ở âm ty là có một dụng ý rõ rệt để răn người đời, khuyên họ lúc sống đừng làm bậy. Tôn giáo đối với ông như là một phương tiện để giáo dục, răn cấm con người trong văn chương của ông.
Trong thế gian, mọi cái đều biến dịch, thông thường, suy tàn, ngang trái. Chỉ khái niệm đó, Nguyễn Đình Chiểu dùng các từ ngữ cố định gần như thành ngữ: Nước chẩy hao trôi, nước trôi hoa tàn là nói cái thế phải chịu không cưỡng lại được, gợi ý chua xót về sự mất mát hoàn toàn. Nước sao trăng lờ, mây nổi hoa tàn là nói về sự không lâu bền, có đó rồi không đó như mây nổi, như hoa sớm nở chiều tàn. Nước sao bèo dạt chỉ ý tan tác về đâu, bất định. Còn như cỏ úa hoa tàn bóng xế cành xuân cũng chỉ sự suy bại nói chung.
Lớp từ này rất nghèo. Điều này biểu hiện một chiều hướng tư tưởng ngược lại. Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút là vũ khí chiến đấu với quân thù và bè lũ tay sai của chúng. Trong hoàn cảnh bi đát của đất nước và của bản thân, ông vẫn hăm hở với nhiệm vụ tham gia chống giặc cứu nước - nói như Tùng Thiện Vương: “chỉ cánh thư sinh không bút trận”, tham gia đấu tranh bảo vệ nhân phẩm của con người, nêu cao đạo đức nhân nghĩa truyền thống của dân tộc.
Đó là lòng đạo và chính lòng đạo này đã tạo lên sự nghiệp vẻ vang của ông, một nhà thơ có một lòng tin mạnh mẽ vào lực lượng của quần chúng nhân dân, vào cuộc đời, vào tiền đồ của dân tộc. Thơ văn ông đi vào lòng quần chúng với niềm lạc quan tin tưởng ấy. Đó là điều khác hẳn với bất kỳ một nhà thơ nhà văn nào trước ông.
Bây giờ xin nói đến lớp từ ngữ xung quanh đời sống của nhân dân, phần đông là những người hèn kẻ khó. Một loại từ ngữ mới của dân gian được Nguyễn Đình Chiểu dùng để mô tả cuộc sống của người dân:đãy cơm bầu nước, tương chua cơm hẩm, bữa cháo bữa cơm, no đói ránh lành, mai cơm chiều chác, quan tiền chén gạo, màn trời chiếu đất, đế nệm cây mùng, no lòng ám cật, gặp nàn trũi đẫy… Ngay khi tả hạng người khá giả, ngôn ngữ của ông cũng vẫn mang cái vẻ ngèo mộc mạc của dân gian, như: trà ve rượu bầu, khay trầu chén rượu, chiếc bông gối dựa, thuốc là ướp ngâu, quần đôi áo cặp, quần nhiễu áo sô, ăn ngon mặc lành. Còn như: Khô lân chả phụng, trà vo điểm tuyết, rượu bầu cúc hương cùng với những lầu son gác tía… nói trên kia, thực ra chỉ là những từ ngữ có tính chất ước lệ, những sáo ngữ thông thường để nói lên sự khác biệt của hạng giầu sang mà ông chưa hề sống với nó.
Nói về lòng dạ, tâm địa của con người, ta thường gặp trong tác phẩm của ông: linh đài là nói cái tâm của con người ta. Khi diên tả lòng trung dạ sắt, thì nói gan trung dạ sắt, lòng son, lòng vàng, lòng vàng đá, lòng hằng là chỉ lòng bền chặt, không thay đỏi dù cho gặp trăm ngàn trắc trở. Chỉ lòng tốt, chất phát, hiền lành thì nói lòng thành, lòng lành dạ thảo ngay. Lòng xuân thu là lòng lo việc trị yên đời loạn, khôi phục chính đạo. Đây là một từ mới. Lòng gắm nhiễu là nói về tài thơ phú. Trái với lòng công là lòng tư. Người đi tu lo giữa gìn trai giới thì gọi là lòng trai. Lòng mong được tình nhân là dạ thỏ. Con người hiểm độc có dạ gươm đao, lòng lang dạ sói. Và lòng trời cũng được nhân cánh hóa có tâm địa ghét thói gian tham như con người ta vậy.
Trong tất cả các tấm lòng, Nguyễn Đình Chiểu chú ý nhất có một, ấy làlòng đạo - lòng đạo xin tròn một tấm gương. Lòng đạo là lòng ông đã hiểu và thể nghiệm được nghĩa lý của đạo. Trong từ ngữ của Dịch truyền người ta gọi cái nhờ đó mọi vật cứng được cứng là cái đạo cứng. Đạo cứng ấy là tách roài với cái cứng của cái vật hữu hình, nó làm thành nột cái lý siêu hình hữu danh. Đạo như vậy rất nhiều, như đạo vua tôi, đạo cha con. Đó là những gì mà ông vua, bề tôi, người cha, đứa con phải thế. Mỗi đạo ấy được biểu thị bằng một cái danh, và mỗi người phải hành động một cánh lý tưởng hợp với những danh khác.Lòng đạo của Nguyễn Đình Chiểu là thuộc phạm trù của Dịch truyệnnói đây. Và, theo ông, lòng đạo tức lòng nhân nghĩa truyền thống đạo đức Việt Nam. Như vậy, lòng đạo là một danh từ tổng quát mà các lòng nói trên kia là thuộc tính của lòng đạo bao quát này.
Từ những từ hình tượng văn học về cuộc đời và con người trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thấy biết bao yêu thương khi rút ra từ đây là một ý niệm rõ ràng và cụ thể về ông: một nhà thơ, một chiến sĩ văn hóa của nhân dân. Mọi cái ở ông được biểu hiện ra đều bắt nguồn từ quần chúng. Và, sự gắn bó đó đã tạo nên cái vĩ đại của ông: một nhà thơ đã dùng tiếng nói của thời đại để nói về cuộc đời, về con người. Chỉ nhìn vào cái vốn từ ngữ của ông mà cũng đã thấy được dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng oanh liệt của dân tộc, cảm nhận được hơi thở của thực tế xã hội đương thời.
Nguyễn Thạch Giang


Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh