Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÀ ĐÔNG

THUrsday - 01/12/2016 07:40
Bài viết của Đỗ Khánh Bính
.

.

I. Thị xà Hà Đông (nay là quận Hà Đông)
          Thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông) hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của tỉnh Hà Đông (cũ). Căn cứ vào sách: Hà Đông dư địa tỉnh dư địa chí của tác giả người pháp J.Rouan - 1925, sách: Địa chỉ Hà Tây, do sở VHTT Hà Tây ấn hành năm 1999 và 4 Quyết định của Toàn quyền Đông Dương, ta có lai lịch về Hà Đông như sau:
          Hà Đông (cũ) gồm 4 phủ và 16 huyện:
          1. Phủ hoài Đức có 4 huyện: Thọ Xương - Vĩnh Thuận - Từ Liêm - đan Phượng;
          2. phủ Thường Tín có 3 huyện: Thường Phúc (Thường Tín) - Thanh Trì - Phú xuyên
          3. Phủ Ứng Hoà có 4 huyện: Sơn Lãng (ứng Hoà) - Thanh Oai - Chương Mỹ - Yên Đức;
          4. Phủ Lý Nhân có 5 huyện:  Nam Xong (Lý Nhân) - Bình Lục - Thanh Liêm - Duy Tiên - Kim Bảng;
QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI QUA CÁC THỜI KỲ
          I. Quá trình hình thành tên gọi Hà Đông
          Ngày 19 tháng 7 năm 1888, triều đình nhà Nguyễn nhượng đất kinh thành Thăng Long xưa và phần lớn diện tích đất hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận để xây dựng thành phố Hà Nội  làm thủ phủ của toàn xứ Đông Dương thuộc Pháp. Vua Minh Mệnh năm 1931 đã điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Hà Đông cũ nằm trong tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội bao gồm vùng đất của 4 phủ và 16 huyện; phủ  Hoài Đức với 4 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Đan Phượng; phủ Thường Tín với 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hòa với 4 huyện Sơn Minh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Yên Đức; phủ Lý Nhân với 5 huyện Nam Xương, Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng.
          Ngày 26 tháng 12 năm 1896, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển tỉnh lỵ Hà Nội vào vùng đất làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thường, huyện Thanh Oai. nhưng đến ngày 21-5-1899, tòa sứ Pháp mới di chuyển hẳn về Cầu Đơ, lỵ sở mới của tỉnh Hà Nội với  trụ sở của Tòa công sứ đặt tại đất của làng Cầu Đơ.
          Ngày 3 tháng 5 năm 1902, Nghị định của Toàn quyền Đông Dương đổi tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ, lấy Cầu Đơ làm tỉnh lỵ. Từ đây, tỉnh Cầu Đơ mới thực sự tách khỏi tỉnh Hà Nội cũ.
          Ngày 6 tháng 12 năm 1904, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và cái tên Hà Đông bắt đầu có từ  đây.
Như vậy Tỉnh lỵ Hà Đông chính thức được thành lập và công nhận vào ngày 6-12-1904 khi Toàn quyền Đông Dương đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và lấy tỉnh lỵ là Hà Đông.Lúc này tỉnh lỵ Hà Đông nằm trên đất Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai. Tỉnh lỵ lúc này chỉ có 36 xuất đinh. (theo Hà Đông tỉnh- dư địa chí 1925 J.ro uoan) "Những người An Nam ở tỉnh lỵ (Hà Đông) đều là người các làng ở hoàn tỉnh như: Mỗ Lao, Văn Quán,Cầu Đơ hay các làng khác trong tỉnh" (sách dẫn tr. 12).
          Lúc đầu thị xã còn nhỏ hẹp nằm trên diện tích đất Cầu Đơ với 36 xuất đinh, sau đó mới được mở rộng dần, cơ sở hạ tầng kiến trúc như trường Pháp Việt (trường con giai) 1899. Chợ Hà Đông và chợ gia súc - chợ trâu bò  (trường Mỹ nghệ ngày nay) được xây dựng năm 1904, nhà thương Hà Đông (bệnh viện tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng 1910. Đường xe điện Hà Nội - Hà Đông dài 10 km 360, xây dựng 1911. Sửa lại cầu Hà Đông (Cầu trắng) bằng bích loong năm 1916 (trước đây cầu được làm dầm sắt, mặt gỗ lim vào năm 1899 khi Pháp di tòa sứ vào Cầu Đơ).
          Năm 1921 lập trường thư ký, đào tạo người làm thư ký thủ quỹ, hộ lại và trưởng bạ phục vụ công việc cải cách hương chính (cải cách hành chính ngày nay). Lập trường công nghệ (dạy nghề), năm 1024 (toàn tỉnh có 4 trường dạy nghề).
          Năm 1925 nhà thờ Hà Đông và trường Nữ tu được xây dựng. Năm 1930 sân vận động Hà Đông được xây dựng. Năm 1932 pháp xây dựng hệ thống thủy lợi trên sông Nhuệ, nhằm "Dẫn thủy nhập điền"phục vụ sản xuất nông nghiệp, năm 1935 xây dựng cống đầu mối Liên Mạc trên đê sông Hồng để lấy nước tiếp vào sông Nhuệ. 1937 -1939 xây dựng đập điều tiết thủy nông Cầu Đen. Năm 1038 xây dựng ba cống tiêu nước ra sông Đáy, trong đó có cống La Khê.
          Thời kỳ cải cách hương chính (1921) thị xã Hà Đông có 2 phố: Phố Hữu văn (Bên tả sông Nhuệ) và phố Hà Cầu (bên hữu ngạn sông Nhuệ).
          II. Hà Đông qua những lần tách, nhập
          Trong kháng chiến chống Pháp tỉnh Hà Đông hình thành 2 bộ máy hành chính, một bộ máy của Ngụy quân, Ngụy quyền do thực dân Pháp điều khiển, một bộ máy do chính quyền Cách Mạng thành lập. Do vậy trong thời kỳ này tỉnh Hà Nội và tỉnh Hà Đông sát nhập thành tỉnh Lưỡng Hà (tháng 5/1948), sau đó đến tháng 10/1948 lại tách ra thành hai tỉnh Hà Nội và Hà Đông như cũ, đến năm 1949 Hà Đông được tái lập. Dưới đây là chi tiết lịch sử Hà Đông những lần tách, nhập:
          Lần thứ nhất: vào cuối năm 1946 - chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp, địa bàn Thị xã được mở rộng thêm 10 làng xung quanh: Cầu Đơ, Hà Trì, Văn Quán, Mỗ Lao, Vạn Phúc, Văn Phú, Văn La, La Khê, Phùng Khoang, Triều Khúc.
          Từ 2/3/1947, thị xã Hà Đông nằm trong vùng chiếm đóng của thực dân Pháp (đến 6/10/1954).
          Lần thứ hai: Trước yêu cầu kháng chiến, tháng 5/1949, địa bàn thị xã Hà Đông được tái lập, bao gồm cả 4 xã ngoại thị (17 thôn).  Đó là: Tân Triều (gồm: Văn Quán, Yên Phúc, Xa La, Yên Xá, Triều Khúc); Kiến Hưng (Hà Trì, Đa Sỹ, Mậu Lương); Văn Khê (Cầu Đơ, Văn Phú, Văn La, La Khê); Cương Kiên (Mỗ Lao, Vạn Phúc, Ngọc Trục, Trung Văn, Phùng Khoang).
          Đầu năm 1950, thôn Xa La (Tân Triều) được sáp nhập vào xã Kiến Hưng.
          Ngày 6/10/1954, thị xã Hà Đông được giải phóng. Dân số toàn Thị xã lúc này là 26.000 người.
          Lần thứ ba: Từ tháng 4/1955, ngoại thị chỉ còn lại 5 thôn, lập thành 3 xã là: Hà Cầu (Hà Trì - Cầu Đơ), Văn Mỗ (Văn Quán - Mỗ Lao) và Vạn Phúc (Thực hiện Quyết định của UBHC Liên khu III, 2/1955). Các xã Văn Khê và Cương Kiên (mỗi xã còn 3 thôn) về huyện Hoài Đức; các xã, thôn còn lại về huyện Thanh Trì. Tháng 7/1956, sau cải cách ruộng đất, thôn Ngọc Trục được sáp nhập trở lại, cùng với Vạn Phúc hợp thành xã Vạn Ngọc. Dân số ngày 1/10/1956 của Thị xã là 12.060 người (2.877 hộ).
          Đầu năm 1959, bỏ đơn vị cấp xã, Thị xã hình thành 9 khu: 3 khu nội thị (Yết Kiêu, Quang Trung, Lê Lợi) và 6 khu ngoại thị (mỗi thôn là một khu).
          Lần thứ tư: Từ tháng 6/1961, hai khu Yên Phúc và Xa La (Thanh Trì) sáp nhập trở lại Thị xã, khu Ngọc Trục về Hà Nội (Quyết định số 70- CP ngày 17/5/1961 của Hội đồng Chính phủ). Địa bàn Thị xã gồm 10 khu (nội thị 3, ngoại thị 7); diện tích tự nhiên là 8,7 km2.
Đầu năm 1965, bỏ cấp khu, 7 khu ngoại thị được sáp nhập thành 3 xã là: Văn Yên (Văn Quán, Mỗ Lao, Yên Phúc, Xa La), Hà Cầu (Hà Trì- Cầu Đơ) và Vạn Phúc. Nội thị lập thành 7 khối (gọi theo số thứ tự từ 1 đến 7- Thực hiện Nghị quyết số 24 -NV ngày 27/1/1965 của Bộ Nội vụ).
          Từ tháng 6/1965, thị xã Hà Đông là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây (tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây sáp nhập -Thực hiện Quyết định số 103/NQ/TVQH, ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Lúc này thị xã Hà Đông có 7  khu và 3 xã (gồm Văn Yên, Vạn phúc và Hà Cầu).
          Lần thứ Năm: Từ ngày 1/9/1970, Hai xã Văn Khê (Hoài Đức) và Kiến Hưng (Thanh Oai) được sáp nhập trở lại địa bàn Thị xã (Thực hiện Quyết định số 178- CP ngày 15/9/1969 của Hội đồng Chính phủ). Thị xã gồm 7 khu và 5 xã ngoại thị. Diện tích tự nhiên là 16 km2.
           Từ tháng 8/1975, nội thị lập thành 4 tiểu khu nội thị (Khu phố) là: Yết Kiêu, Quang Trung, Lê Lợi, Tô Hiệu (Thực hiện Quyết định số 241 ngày 17/6/1975 của UBHC tỉnh). Nội thị có 35.239 người, diện tích tự nhiên là 93,3 ha.
          Từ tháng 3/1976, thị xã Hà Đông là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình (tỉnh Hà Tây cùng tỉnh Hoà Bình sáp nhập- Thực hiện Quyết định của Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ 2, ngày 27/12/1975).
          Ngày 19/5/1981, thành lập Ba phường là: Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi (gồm phố Lê Lợi, phố Tô Hiệu)- trên cơ sở 4 tiểu khu (Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-UB ngày 24/4/1981 của UBND tỉnh). Thị xã gồm 3 phường và 5 xã (Phường Uyết Kiêu, phường Quang Trung, phường Nguyễn Trãi, xã Văn yên, Vạn Phúc, hà Cầu, văn khê và xã Kiến Hưng)
          Từ 1/10/1991, thị xã Hà Đông là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây (chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh cũ: Hà Tây và Hoà Bình - Quyết định của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991).
          Ngày 23/8/1994, thành lập các phường: Văn Mỗ (Văn Quán, Mỗ Lao) và Phúc La (Yên Phúc, Xa La) - (giải thể xã Văn Yên và nâng cấp thành 2 phường- Thực hiện Nghị định số 52/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ). Thị xã gồm 5 phường và 4 xã.
          Lần thứ Sáu:  Từ ngày 1/11/2003, thành lập các phường: Hà Cầu và Vạn Phúc (trên cơ sở xã Hà Cầu và xã Vạn Phúc). Từ 1/12/2003, các xã: Yên Nghĩa (Hoài Đức), Phú Lương và Phú Lãm (Thanh Oai) được sáp nhập vào Thị xã (Thực hiện Nghị định 107/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ). Thị xã Hà Đông gồm 7 phường và 5 xã; diện tích tự nhiên là 33,27km2, dân số là 129.479 người.
          Lần thứ Bảy: Từ ngày 1/3/2006, các xã Dương Nội (Hoài Đức), Biên Giang (Bao gồm cả thôn Phượng Bãi -xã Phụng Châu, Chương Mỹ), và  Đồng Mai (Thanh Oai) được sáp nhập vào Thị xã (Thực hiện Nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 4/1/2006 của Chính phủ). Thị xã Hà Đông gồm 7 phường và 8 xã. Bảy phường là: Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Hà Cầu, Vạn Phúc. Tám xã là: Văn Khê, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.
Trong 7 lần điều chỉnh địa giới hành chính trên, có 5 lần đầu nhằm đáp ứng yêu cầu kháng chiến (chống Pháp và chống Mỹ) và hai lần gần đây là nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ ngày 4/4/2006, thị xã Hà Đông là đô thị loại III  (Quyết định số 605 QĐ/BXD, ngày 4/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
          Ngày 27/12/2006, Chính Phủ ra Nghị định số 155/CP/2006 về việc thành lập thành phố Hà Đôngthuộc tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Hà Đông; Nghị định có hiệu lực từ ngày 19/1/2007.
          Lần thứ tám: Thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và một số tỉnh có liên quan được ban hành.
          Ngày 8/5/2009, Nghị quyết 19/2009/QH12 của Quốc hội đã điều chỉnh tên gọi của Thành phố Hà Đông thành quận Hà Đông với toàn bộ diện tích và dân số tự nhiên của Thành phố Hà Đông.
          Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, qua 8 lần tách, nhập, đổi tên địa giới hành chính, qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, Hà Đông vẫn luôn có vị trí quan trọng và lý tưởng trong quá trình xây dựng và phát triển, luôn là trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội bên đất kinh kỳ - Thủ đô./.

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh