Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

VĂN BIA Ở HUYỆN NAM TRỰC VÀ TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH

WEDnesday - 10/12/2014 23:09
Hai huyện Nam Trực và Trực Ninh, tỉnh Nam Định có khoảng một trăm di tích lịch sử văn hóa, trong đó có đến 61 chùa và từ đường, phủ miếu, văn chỉ, lăng mộ... Trong số di tích này còn giữ lại được 192 mặt bia đá(1).
Giếng cổ nhất Việt Nam thuộc chùa Hồng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định; ảnh: Phạm Duy Trưởng

Giếng cổ nhất Việt Nam thuộc chùa Hồng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định; ảnh: Phạm Duy Trưởng

Sự phân bố các mặt bia đá theo tỉ lệ sau:
1
Tổng số xã Số mặt bia hiện có Xã không có bia XÃ CÓ BIA
1 BIA 2 - 14 BIA ± 20 BIA CỘNG
Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
38 192 5 ± 11 4 ± 10 26 ± 70 3 ± 8 33 ± 90
1 1
Có thể nói trong huyện này gần 90% số xã còn bia. Trường Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội trước đây chỉ mới cho rập được một ít bia trong số trên là Quỹ bi đình ký (số 19355) ở từ đường họ Trần xã Đông Nghĩa(2). Thanh Quang tự (số 5133-5434 ở chùa xã Phương Để, huyện Trực Ninh cũ, và ở huyện Nam Trực có Cổ Nông tổng tư văn hội(số 5429 - 5430-5131-5432). Ngoài ra, trong kho văn bia của trường Viễn Đông bác cổ để lại cũng còn một số bia được rập ở huyện Mỹ Lộc, như bia làng Bái Hạ (nay thuộc xã Nghĩa An), bia xã Giang Tả (nay thuộc xã Nam Toàn), bia xã Dịch Lễ (nay thuộc xã Nam Vân), bia xã Đồng Phù (nay thuộc xã Nam Mỹ)(3) v.v... Có thể thấy bia rập được ở 2 huyện còn quá ít.
Về niên đại bia có thể theo dõi bảng thống kê sau:
1
Triều đại NIÊN ĐẠI Số lượng ĐỊA ĐIỂM


Hoằng Định
Vĩnh Tộ
Phúc Thái
Vĩnh Trị
Chính Hòa
Vĩnh Thịnh
Cảnh Hưng
(1601 - 1619)
(1619 - 1628)
(1643 - 1649)
(1676 - 1680)
(1680 - 1705)
(1705 – 1719)
(1740 - 1786)
1
1
1
2
3
3
2
Chùa Hương Cát, xã Trực Thành.
Chùa Ba Xã, xã Nam Chấn.
Chùa Như Xá, xã Đồng Sơn.
Xã Đồng Sơn, xã Nam Tiến.
Xã Nam Thanh, xã Nam Hùng, xã Trực Tuấn.
Xã Nam Giang, xã Nam Phong.
Xã Thái Sơn, xã Nam Giang.






Nguyễn
Gia Long

Minh Mệnh

Thiệu Trị
Tự Đức

Kiến Phúc
Thành Thái
Duy Tân
Khải Định

Bảo Đại

 
(1802 - 1819)

(1820 - 1840)

(1841 - 1847)
(1848 - 1883)

(1883 - 1884)
(1889 – 1907)
(1907 - 1916)
(1916 - 1925)

(1926 - 1945)

 
4

14

3
42

2
14
1
13

36

 
Xã Nam Toàn, xã Nghĩa An, xã Nam Chấn, xã Nam Cường.
Xã Nghĩa An, xã Nam Hải, xã Đồng Sơn, xã Nam Hoa.
Xã Nam Toàn.
Xã Nam Thịnh, xã Nam Tiến, xã Bình Minh, xã Nam Thanh, xã Nghĩa An, thị trấn Cổ Lễ.
Xã Nghĩa An, xã Nam Giang.
Xã Điền Xá, xã Đông Sơn.
Chùa Sa Đề, xã Trực Nội.
Xã Nam Thanh, xã Nam Phúc, xã Nghĩa An, xã Trực Định.
Xã Nam Thanh, xã Nam Mỹ, xã Nam Hồng, xã Nam Trung, xã Nam Thắng, xã Nam Tiến, xã Trực Hưng, xã Trực Mỹ, xã Liêm Hải, xã Nam Giang
1 1
Ngoài ra có một bia ở đền Rục Kiều, thôn Cổ Ra, xã Nam Hùng, dựng năm 1950, một bia ở chùa Trại Hạ, xã Thái Sơn, dựng năm 1954. Còn lại là những bia không có niên hiệu, hoặc niên hiệu mờ, niên hiệu còn tồn nghi. Như vậy số bia thời Nguyễn lên tới 126 chiếc, chiếm tới 65% tổng số bia của huyện. Thuộc các thời đại khác gồm 53 bia, chiếm 22% tổng số.
Xét về mặt văn tự thì văn bia Nam Ninh hầu hết viết bằng chữ Hán, còn chữ Nôm rải rác để ghi địa danh, nhân danh, không có bia nào viết toàn bằng chữ Nôm cả. Thể loại đa phần là tự, ký, không kể loại văn bản hậu, gửi giỗ v.v... Có những tấm bia do các danh nhân soạn, như bia chùa Hương Cát xã Trực Thành do Phạm Văn Nghị soạn; bia đền Cổ Lễ ở thị trấn Cổ Lễ, do Ngô Thế Vinh soạn; bia đền Thượng Lao, xã Nam Thanh, do Đoàn Tấn soạn.
Kích thước bia rất đa dạng: loại 0,80 x 1,00m tới 70 mặt, chiếm 35%, đặc biệt có tấm cao2,2m rộng 0,90m, như tấm bia ở đền thôn Giáp Ba, xã Nam Giang. Loại kích thước 0,6 x 1,00m có 36 mặt, chiếm khoảng 20%. Hai loại kích thước tương đối lớn này thường ghi về những sự kiện lớn ở địa phương như việc đúc tượng đồng, tô tượng phật (bia đền thôn Ba, xã Nam Giang), ghi lịch sử sông Mỹ Nữ Hàn Khê (bia đền Thượng Lao, xã Nam Thanh) v.v... Số bia còn lại là những tấm bia có kích thước nhỏ khoảng trên dưới 0,50 x 0,60m, thường là bia gửi giỗ, mua hậu, quy y vào chùa. Cũng có tấm bia kích thước 0,20 x 0,30m ở chùa Hạ Trại, xã Thái Sơn nói về công lao và quá trình xây dựng nên ngôi chùa và đền ở đây. Bia khắc chữ hai mặt có ở chùa Trừng Uyên xã Điền Xá và ở chàu Thượng Lao xã Nam Thanh. Bia bốn mặt có ở làng Cụ Quận, xã Nam Giang v.v... Hoa văn trang trí hầu hết là rồng chầu mặt trăng (lưỡng long chầu nguyệt) và viền hoa lá. Bia ở đền thường là trang trí hổ phù, chim, thú. Một điều đáng tiếc là nhiều tấm bia quá mờ, như bia đền Gia xã Nam Dương, bia chùa Như xã Đồng Sơn v.v... Có những bia bị đem bắc cầu ao như bia chùa Ngưu Tri, xã Nam Cường. Bia để nằm ở cổng kho, dưới ruộng như bia chùa Hương Cát xã Trực Thành.
Nội dung bia khá phong phú. Như bia chùa Cả thôn Xổi Thượng xã Nam Thanh nói về lịch sử, sự tích địa phương và thủy tổ các dòng họ. Bia chùa Như, xã Đồng Sơn nói về ba vị Pháp sư thời Lý Trần lập nên ngôi điện ở đây (bia mờ). Bia chùa Cây Gáo, thôn Đông, xã Nam Cường nói về việc xây dựng làng xã. Bia chùa Đồng Quỹ, xã Nam Tiến nói về nghề đúc đồng truyền thống ở địa phương. Bia đền Xuân Lôi, xã Nam Hùng nói về sự tích trạng Xuân Lôi... Loại bia nêu những người đóng góp cụ thể cho việc xây dựng kinh tế địa phương như bia chùa thôn Nội, xã Nam Thanh đề cập tới việc sư cụ Phạm Quang Tuyên trụ trì chùa Cổ Lễ đứng ra khai sông đắp đường quyên tiền của dân để kiến thiết chùa đền, xây dựng xóm làng. Hoặc ca ngợi những người góp tiền vào kho cứu tế giúp dân nghèo như bia chùa Dịch Diệp, xã Trực Nghĩa. Bia nói về việc xây dựng, trùng tu chùa đền số lượng tương đối lớn (có tới 60 bia, chiếm gần 30% tổng số).
Hoặc ghi rõ việc các cụ bảy mươi tuổi trở lên góp tiền làm đình, như bia đền Vân Chàng xã Nam Giang. Bia xây dựng văn chỉ như bia làng Hương Cát, xã Trực Thành; bia thôn Nam Lạng, xã Trực Tuấn. BiaBản xã Vũ Hội bi chí cho biết binh sĩ đã đóng góp tiền của lập nên võ chỉ tại thôn Hương Cát, xã Trực Thành. Qua tư liệu bia ta thấy việc xây dựng cầu cống thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và giao thông rất được chú ý. Có hàng chục bia nói về việc xây dựng cầu đá, như bia làng Dịch Diệp, xã Trực Nghĩa, bia làng Vân Chàng xã Nam Giang v.v... Không ít bia nói về tín ngưỡng, phong tục, lệ làng, nêu rõ quyền lợi nghĩa vụ của mọi tầng lớp người trong cộng đồng làng xã thời xưa (có hai chục bia, chiếm trên 10% tổng số). Ngoài ra, bia gửi giỗ, mua hậu, quy âm vào chùa số lượng lớn nhất (có bảy chục bia, gần 50% tổng số). Trong đó có bia đền Tam Phủ, thôn Ngô Xá, xã Nam Phong nói về quan Tả thái giám, Hữu thái giám thừa tham trị giám sự Trần Quý công tự Trung Mẫn đóng góp xây dựng đền. Bia chùa An Trung, xã Phương đình ghi công ông Hàn lâm viện Trần Văn Trạch xuất tiền của riêng ra xây dựng chùa để mua hậu v.v... Những bia loại này giúp ta tìm hiểu danh nhân. Có những bia ghi công đức các nhà sư có công lớn trong việc xây dựng chùa như hòa thượng Nguyễn Thanh Thịnh, Nguyễn Thông Đạt ở chùa Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, một vị sư nữ trước trụ trì chùa Phổ Quang, Hà Nội về đóng góp xây dựng ở chùa thôn Thượng, xã Nam Toàn. Bia chùa Ngọc Lâm xã Trực Cát ca ngợi cụ Đỗ Đình Soạn và cụ huyện doãn Phan Công Thanh Chiểu đã cùng dân đứng ra cải cát mồ vô chủ về một nơi rồi làm chùa để dâng hương khói cho họ ngày rằm ngày tết.
Sau đây là biểu kê nội dung bia Nam Ninh:
1
Số lượng bia hiện có Bia sự tích
lịch sử
Bia xây dựng trùng tu Bia lệ làng Bia hậu, gửi giỗ, quy âm Các loại khác
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
192 15 8 60 32 20 10 20 36 27 11
1 1
Trở lên là những kết quả thực tế trong quá trình điều tra văn bia ở 2 huyện(4). Chúng tôi nghĩ tới giá trị nhiều mặt của loại hình văn bản này, có thể đóng góp cho việc nghiên cứu về truyền thống lịch sử văn hóa địa phương, về quá trình thay đổi cư dân, nguồn gốc các dòng họ, về việc xây dựng làng xóm đường sá, cầu cống phục vụ cho nông nghiệp và cả đến các nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương. Văn bia huyện Nam Ninh cũng cho ta biết những tín ngưỡng, phong tục tập quán, những quy định về làng xã và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật... Thể hiện rõ nhất là các bài thơ, minh, ký... ghi chép, kỷ niệm các công trình xây dựng. Tóm lại, văn bia của huyện Nam Ninh có thể góp phần không nhỏ vào việc xây dựng truyền thống văn hóa, chính trị, kinh tế của địa phương.
CHÚ THÍCH
(1) Đây là kết quả điều tra bước đầu của chúng tôi, có tham khảo tài liệu Thống kê bia chuông khánh của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu Vv. 842. Trên thực tế, con số có thể nhiều hơn so với số hiện nay.
(2) Xã này thuộc huyện Nghĩa Hưng.
(3) Theo Thư mục văn bia (cũ), tập 40, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
 

Nguyễn Huy Thức

(Theo tạp chí Hán Nôm 2/1987)

Xem thêm GIẾNG ĐÁ CỔ NHẤT VIỆT NAM:
  http://vannghesontay.com/en/news/Nghien-cuu-trao-doi/GIENG-DA-CO-NHAT-VIET-NAM-839/ 
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
nguyễn hải đăng - 03/09/2017 13:50
Làng Từ Quán và Quán các có hai văn bia cổ. Một từ triều Hưng Trị và một từ triều Chính Hòa. Không biết các vị đã khảo sát chưa và đã rập thác bản hay dịch chú chưa.
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh