Ngay sau khi cất cánh, Skurigin phát hiện buồng tăng lực bị hỏng, máy bay dần dần mất tốc độ khi đang ở độ cao 150m.
Nikolai Skurigin nghĩ là động cơ đã hỏng hẳn nên đã bấm nút ghế thoát hiểm, nhảy dù an toàn.
Nhưng ông đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc máy bay không rơi. Trái lại, nó tiếp tục bay bằng máy lái tự động về phía Tây.
Chiếc máy bay không người lái đi qua không phận Ba Lan, vào không phận của Đông Đức và Tây Đức khiến cho phòng không không quân các nước này tá hỏa.
Một cặp tiêm kích F-15 của Không lực Hoa Kỳ thuộc Trung đoàn 32 Tactical Fighter Squadron đóng tại châu Âu đã được điều động để bám sát chiếc MiG-23 'quái gở' của Liên Xô.
Pháp cũng ra lệnh báo động cho các tiêm kích phòng khi chiếc MiG bướng bỉnh bay vào không phận của họ.
Do lo sợ phi cơ của Liên Xô có vũ khí hóa học, sinh học thậm chí vũ khí hạt nhân, mọi đề xuất đánh chặn đều bị từ chối.
Cuối cùng, chiếc MiG-23 được 'hộ tống' sang tận Bỉ. Các máy bay F-15 tính toán rằng khi chiếc phi cơ bay ra đến biển Bắc sẽ tiến hành bắn hạ.
Tuy nhiên, do hết nhiên liệu, chiếc MiG-23 đã đâm vào một ngôi nhà trên đất Bỉ và làm chết 1 thiếu niên.
Tổng cộng chiếc máy bay chiến đấu đã bay 560 dặm (gần 900km) và làm náo loạn cả một phần châu Âu.
Sau đó, chính phủ Bỉ đã chỉ trích Liên Xô vì phản ứng chậm với tình huống không thông báo cho họ biết việc chiếc MiG-23 có mang vũ khí hạt nhân hoặc sinh học hay không.
Đường bay của chiếc Mig-23 "ma" Liên Xô gây náo loạn châu Âu. Ảnh:
War History.
MiG-23 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 của Liên Xô, chính thức được đưa vào biên chế từ những năm 1970.
Mặc dù ra mắt từ đã lâu nhưng với tốc độ tối đa Mach 2,35 (hơn 2.800km/h), MiG-23 vẫn là một trong những 'con ma tốc độ'
nhanh nhất trong thế giới chiến đấu cơ.
Có khoảng 5.000 chiếc MiG-23 thiết kế cánh cụp cánh xòe đã được sản xuất và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong lịch sử, MiG-23 được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Iraq - Iran, cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan, chiến tranh vùng Vịnh và trong cả cuộc nội chiến Syria hiện nay.
Mig-23 có một khẩu pháo hàng không GSh-23 cỡ 23mm, trang bị tên lửa đối không R-23, R-60, R-73.
Sở hữu động cơ phản lực Soyuz (Tumansky) R-29, nó có khả năng leo lên độ cao tối đa 18,6km và tầm bay xa 1.300km.