Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

Mỹ bên bờ thảm họa khủng khiếp nhất Thế kỷ 21?

FRIday - 11/02/2022 10:57
Nếu châu Âu chọn Nga-Trung Quốc thì đây là một thảm họa địa chính trị của Thế kỷ 21 ở góc nhìn người Mỹ!



Trong chuyến công du đến Bắc Kinh, Tổng thống Putin đưa ông Igor Sechin đi cùng và, đối với Mỹ, điều này còn khủng khiếp hơn nếu tướng Shoigu bay đến Trung Quốc.
Kết quả chuyến đi có Shoigu cao nhất thì chỉ có thể là "Liên minh quân sự giữa Trung Quốc và Nga ra đời" nhưng không khiến Mỹ sợ hãi nhiều như kết quả của ông Sechin…
Mỹ, Nga và Trung Quốc là những cường quốc hạt nhân. Và dù thế nào thì họ cũng không chiến đấu với nhau vì sẽ không có kẻ chiến thắng. Nhưng để đánh bại Mỹ và biến họ thành một cường quốc tầm thường trong khu vực thì không nhất thiết phải chiến đấu mà có những phương cách khác.
Một trong số phương cách đó có thể được thảo luận bởi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga mà trong đó, Igor Sechin - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Rosneft Nga, có thể được coi là một nhân vật cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch này…

Châu Âu trong tình thế "trên đe Mỹ, dưới búa Nga"!
Mới đây, trong chuyến thăm ra mắt của Tân Thủ tướng Đức Scholz tại Mỹ, tại cuộc họp báo, có một câu hỏi với Tổng thống Mỹ:
"Thưa Tổng thống, tôi muốn hỏi ông một câu về LNG (khí đốt hóa lỏng). Đức và châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga so với các khu vực khác trên thế giới và bạn đã hứa với các đồng minh châu Âu sẽ giúp đỡ với LNG, nhưng giá đắt hơn và nó không có sẵn với khối lượng lớn có thể cần thiết để thay thế khí đốt của Nga.
Vậy, ông sẽ giúp những người châu Âu như thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga. Đây có phải là một lời hứa suông hay ông thực sự có thể làm gì? Ông có thể cung cấp những gì?
Tổng thống Biden: "Hãy để tôi trả lời. Trước hết, chúng tôi đang tìm kiếm các cơ hội để bù đắp lượng khí bị mất - LNG - từ Nga. Chúng tôi đang cố gắng giao dịch với bạn bè trên khắp thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tạo ra một phần đáng kể trong số đó sẽ bị mất.
Nhưng bạn biết đấy, điều mà mọi người quên ở đây là Nga cần bán khí đốt và dầu mỏ - một phần đáng kể trong ngân sách của Nga - đó là thứ duy nhất mà họ thực sự phải xuất khẩu. Và nếu trên thực tế, Nga ngừng cung cấp thì họ cũng sẽ bị thương rất nặng. Đây không chỉ là con đường một chiều...".
Như vậy, quan điểm về nền kinh tế Nga chỉ dựa vào xuất khẩu dầu, khí, của Mỹ không thay đổi. Nếu là đúng, thì thật không may cho Mỹ là hiện nay, nguồn tiền đó của Nga vẫn không thay đổi, Nga vẫn "không bị thương" dù ngừng bán dầu và khí đốt cho châu Âu và Mỹ. Tại sao?
Theo kết quả của các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh, Rosneft đã ký một thỏa thuận với CNPC của Trung Quốc về việc cung cấp 100 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm tới. Một thỏa thuận cũng đã được ký kết về việc cung cấp thêm 10 tỷ mét khối khí đốt, tổng cộng với các hợp đồng trước đó là 48 tỷ mét khối mỗi năm cho Trung Quốc.

Chúng ta biết công suất thiết kế của Nord Stream 2 nó là 55 tỷ m3, nhưng châu Âu, dưới áp lực của Mỹ, vẫn chưa "thông nòng" đường ống dẫn khí đốt này. Do đó, từ giờ trở đi cho phép Nga không cần quan tâm đến thị trường châu Âu khi đã có Trung Quốc thay thế 55 tỷ m3 bằng 48 tỷ m3 khí tương đương.

Và điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm nhận được lợi ích thiết thực, nhưng châu Âu thì bị hụt chân, chới với, hết ngạo mạn yêu cầu người bán phải như này như kia theo ý họ khi Nga quay lưng. Thị trường khí đốt châu Âu cuối cùng do một tay Mỹ thao túng, độc quyền…
Ngành công nghiệp châu Âu hiện đang trở nên ngột ngạt và phá sản do thiếu hụt năng lượng. Sự thâm hụt này do thực hiện chính sách "năng lượng xanh" sai lầm, đồng thời, theo Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga trong đó lệnh cấm về Nord Stream 2 (SP 2) là cực kỳ điên rồ.
Giá khí đốt càng cao thì càng tốt cho Mỹ. Và nếu cuối cùng SP-2 bị cấm vận toàn bộ khi "Nga tấn công xâm lược Ukraine" như người Mỹ mong muốn, không được tung ra thị trường, Mỹ càng cơ hội bán LNG của mình cho châu Âu với giá "trên vũ trụ" còn các công ty khí đốt của họ thì đương nhiên sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Nếu ngành công nghiệp Trung Quốc được cung cấp năng lượng và ngành công nghiệp châu Âu tiếp tục thiếu hụt, thì hàng hóa châu Âu đơn giản là không thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Vì vậy, một số cơ sở sản xuất ở Châu Âu bị phá sản.
Rõ ràng, Trung Quốc là một đối tác cạnh tranh mạnh, là nguyên nhân chính gây ra sự phá sản của châu Âu, tạo điều kiện cho Mỹ dễ dàng thu tóm, khống chế châu Âu hơn, nói theo ngôn ngữ ngoại giao thì châu Âu sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ.
Đồng thời, Trung Quốc lúc này trở thành kẻ thù chính của Mỹ, vì Mỹ sẽ "mất" châu Âu bất cứ lúc nào.
Trong khi đó thì điều này của châu Âu sẽ không xảy ra với Nga, vì Mỹ đã tạo ra Nga - một kẻ thù nguy hiểm trong tiềm thức của châu Âu.
Mối quan hệ Nga-châu Âu, nhờ Mỹ, đã như một kẻ thù truyền kiếp của nhau; Mỹ đã tạo ra một NATO luôn đe dọa an ninh Nga… Mỹ đã thành công khi chặn nguồn cung cấp khí đốt rẻ tiền từ Nga và bán LNG của mình với giá cao ngất ngưởng.
Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao Nga đối đầu địa chính trị với Mỹ căng, quyết liệt như vậy nhưng Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu, nguy hiểm của Mỹ trước mắt và lâu dài.
Vậy, Châu Âu theo Nga-Trung Quốc hay theo Mỹ?
Mỹ vẫn luôn như thế, với châu Âu, Mỹ luôn thực hiện "lối chơi đẹp" như sau: đó là "tạo ra vấn đề và bán giải pháp khắc phục vấn đề, nhưng với giá cực đắt".
Đấy! Mỹ đã tạo ra vấn đề Nga-Châu Âu như đã biết và, chẳng hạn, châu Âu phải mua khí đốt LNG của Mỹ cực đắt, hoặc tạo ra "con ngáo ộp" Nga để châu Âu phải mua vũ khí Mỹ… là một dẫn chứng thuyết phục.
Rõ ràng, tình thế như hiện nay thì châu Âu chỉ có thể hoặc là bị diệt vong hoặc là sẽ phá sản, bán hết cho Mỹ trở lại như thời kỳ đầu khi Thế chiến thứ 2 kết thúc.
Nhưng châu Âu có một giải pháp thay thế: tham gia với Nga và Trung Quốc, chuyển từ "phương Tây tập thể" sang dự án "Đại Âu Á", bằng cách cắt đứt mọi quan hệ với Mỹ, rút khỏi liên minh NATO và khởi động Nord Stream 2 để có nguồn cung khí đốt thường xuyên, ổn định với giá rẻ.
Khi đó, Nga, sẽ cung cấp cho châu Âu các nguồn năng lượng cần thiết và đồng thời cứu châu Âu khỏi những chi phí khổng lồ của liên minh NATO. Khi Nga và châu Âu sẽ trở thành đối tác kinh tế chính, thân thiết thì việc chi hàng tỷ đô la để phòng thủ trước Nga của châu Âu là vô nghĩa, điên rồ.
Chỉ có người Mỹ mới được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Chúng gây hại cho hoạt động kinh doanh của châu Âu, tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh của Mỹ và tạo ra thu nhập từ việc bán vũ khí của Mỹ cho châu Âu trong khuôn khổ NATO để bảo vệ khỏi mối đe dọa do chính người Mỹ phát minh.
Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Qatar nói rằng nếu châu Âu không có khí đốt của Nga do lệnh trừng phạt của Mỹ, thì một mình Qatar sẽ không thể cứu được châu Âu. Như vậy, với mạng sống, giá cao bao nhiêu với châu Âu không quan trọng nữa mà là vấn đề không có khí đốt mà mua.
Tại sao trong một tình huống như vậy, châu Âu lại tiếp tục là đồng minh của Mỹ, sẽ tiếp tục "ngoảnh mặt" với SP-2, ủng hộ các lệnh trừng phạt của Mỹ, tài trợ cho NATO và cố gắng lôi kéo Ukraine vào cuộc. Và, để rồi châu Âu sẽ nhận được gì?
Cũng trong cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức nhà báo Pháp từ hãng tin Reuters hỏi:
"Thưa ngài Tổng thống, tôi muốn hỏi ngài về dự án Nord Stream mà ngài đã phản đối từ lâu. Hôm nay, ông có nhận được sự đảm bảo từ Thủ tướng Scholz rằng Đức sẽ thực hiện dự án này dù Nga xâm lược Ukraine? Và ông đã thảo luận về định nghĩa của "xâm lược" có thể là gì không?"
Tổng thống Biden: Nếu Nga xâm lược - có nghĩa là xe tăng hoặc quân đội lại vượt qua biên giới Ukraine - thì sẽ có - chúng ta - sẽ không còn Nord Stream 2. Chúng ta sẽ chấm dứt nó.
Nhà báo Pháp từ Reuters: Nhưng, chính xác thì ông sẽ làm điều đó như thế nào, vì dự án và quyền kiểm soát dự án nằm trong tầm kiểm soát của Đức?
Tổng thống Biden: "Chúng tôi sẽ - Tôi hứa với bạn, chúng tôi sẽ làm được".

Đấy! Ngay trước mặt Thủ tướng Đức mà người Mỹ cũng không mấy nể nang, hơi ngạo mạn, thậm chí có ý kiến cho rằng coi Đức chỉ là "cái đuôi" thì phần còn lại của châu Âu, Mỹ coi ra gì… Người châu Âu hiểu rất rõ điều này. Đó là lý do tại sao họ đã bắt đầu quay lưng lại với Mỹ trong vấn đề Ukraine.

Điều gì sẽ xảy ra với Mỹ nếu Châu Âu bị mất?
Điều đầu tiên xuất hiện ngay lập tức trong tâm trí là việc Mỹ mất thị trường đối với LNG của mình. Rốt cuộc, người Mỹ sẽ bán LNG của họ cho ai?
Ai sẽ mua với giá cao ngất ngưởng trong khi Nga chỉ bán với giá rẻ, an toàn, thường xuyên ổn định (đường ống)? Sự cạnh tranh này sẽ kiến các nhà cung cấp LNG của Mỹ sẽ phải phá sản.
Thứ hai là thị trường vũ khí. Chỉ cần châu Âu là đồng minh của Mỹ, họ mua vũ khí của Mỹ trong khuôn khổ liên minh NATO.
Và nếu, để cứu ngành công nghiệp của mình, châu Âu đi đến "trại" của Nga và Trung Quốc, rời NATO, có nghĩa là châu Âu ngừng cấp vốn cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ.
Mỹ mất tiền bán vũ khí, bán khí đốt, vậy thì lấy đâu ra tiền cho quân đội? Ai đó chắc chắn sẽ nói: "In tiền" vì Mỹ tự in được đồng USD…nhưng, xin lỗi, in nhiều quá thì nó - "tờ xanh", không có giá trị sử dụng bằng giấy lau.
Tổng thống Nga Putin, dưới góc nhìn của một kẻ bại trận sau chiến tranh lạnh nói: "Sự sụp đổ Liên Xô là một thảm họa địa chính trị của thế kỷ XX".

Bây giờ nếu châu Âu sụp đổ hoặc chọn Nga-Trung Quốc thì đây sẽ là một thảm họa địa chính trị của thế kỷ XXI trong góc nhìn người Mỹ.
Lê Ngọc Thống


Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh