Home » Tin tức » Tin văn hóa văn nghệ

LỄ RA MẮT VĂN NGHỆ XỨ ĐOÀI TẬP 7 - 2016

SUNday - 31/07/2016 07:42
Nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 – 3/8/2016). Sáng 30/07/2016 tại hội trường Lâm Ký, thị xã Sơn Tây, CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài - Sơn Tây tổ chức buổi ra mắt tập Văn Nghệ Xứ Đoài tập7 - 2016.
Các đại biểu cùng các thành viên trong CLB chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu cùng các thành viên trong CLB chụp ảnh lưu niệm




Đến dự buổi lễ có ông Phan Văn Đà - Phó Chủ nhiêm CLBVNSXĐ; ông Đào Hà Phó Chủ nhiệm CLBVNSXĐ;  ông  Nguyễn Văn Minh: Phó Bí thư thường trực thị Ủy Sơn Tây; ông Nguyễn Quốc Vinh: UV Ban Thường vụ Thị Ủy – Trưởng Ban Dân vận; ông Nguyễn Huy Khánh: UV Ban Thường vụ Thị Ủy- Phó chủ tịch UBND TX Sơn Tây; ông Vũ Minh Toàn: UV Ban chấp hành  – Trưởng Ban Tuyên Giáo; ông Vũ Hữu Hùng: UV Ban chấp hành  – Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Thị xã Sơn Tây; bà Nguyễn Thị Kim Dung: Phó Trưởng phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây; bà  Nguyễn Thị Thu Hương:  Phó Chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn thị xã Sơn Tây. Đặc biệt trong buổi ra mắt tập sách này còn có Giáo sư  - Tiến sỹ - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng; Nhà thơ - Phó Giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà văn Trần Quang Quý, cùng đại biểu của các CLB bạn và toàn thể hội viên trong CLB.


Từ trái sang; ông Vũ Minh Toàn; ông Vũ Hữu Hùng; ông Nguyễn Quốc Vinh; GS Nguyễn Lân Dũng; ông Nguyễn V​ăn Minh



Ban lãnh đạo thị xã Sơn Tây tặng hoa chúc mừng CLB

Tập san văn nghệ tập 7 - năm 2016 là kết quả đóng góp bài viết của các hội viên và với trách nhiệm cao cả của Ban chủ nhiệm CLB. Sách được cấp giấy phép của Nhà xuất bản Hội nhà văn, in 1000 cuốn khổ 16 x 24 với hình thức trình bày đẹp. Nội dung sách được giới thiệu những sáng tác của các hội viên, với nhiều thể loại như: Văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh và tiểu luận phê bình, đề tài phong phú, phản ánh những hiện thực của cuộc sống, tất cả đều được viết lên từ những cảm xúc tốt đẹp và chân thành. Tập san văn nghệ kỳ này giới thiệu 4 tác phẩm văn xuôi, 75 bài thơ, 8 bản nhạc, 8 bức tranh và nhiều hình ảnh hoạt động của CLB.
          Phần văn xuôi có 4 bài, thì cả 4 bài đều nói về Sơn Tây. Bài: "Trận  chiến thành Sơn Tây năm 1883" của Phạm Duy Trưởng, giới thiệu về những biến cố ở Sơn Tây cách đây 123 năm. Thời gian đã đủ độ lùi để những ai không nặng lòng với quá khứ. Người đương thời bây giờ nhiều lúc thả bộ dạo bước trong công viên thành cổ, mấy ai đã biết nơi này từng có một trận đánh đẫm máu với hơn một nghìn xác chết. Bài viết giúp người đọc hiểu thêm về những biến cố của mảnh đất nơi mình đang sống, điều ấy thật cần thiết, nó nhắc nhở mọi người đừng ai quên quá khứ để từ đó thấy thêm yêu mảnh đất của quê hương mình hơn.
             Bài ghi chép "Sơn Tây ngày ấy" của nhà giáo, nhà thơ Hà Ngọc Lân, bằng cách ghi chép tỷ mỷ và trung thực, làm sống lại không khí hồ khởi phấn khởi của nhân dân thị xã SơnTây những ngày đầu giải phóng. đó là các cuộc vui thâu đêm tập hát bài kết đoàn, là những hoạt động văn nghệ thể thao sôi nổi, là những cảm nhận về một cuộc sống mới bình yên và no ấm đã bắt đầu. Bài viết như một cuốn phim tài liệu ghi lại hình ảnh các tầng lớp nhân dân thị xã trong niềm vui giải phóng đọc lên thấy nhiều điều thú vị.
          Phần Thơ có 75 bài, trong đó có 23 bài nói về quê hương Sơn Tây, đấy là một tỷ lệ khá đậm, phản ánh được tình yêu quê hương xứ sở và đáp ứng được định hướng sáng tác mà ban chủ nhiệm CLB đã đề ra. Cảm nhận đầu tiên cho thấy thơ ta có chất lượng ngày càng khá hơn. Người làm thơ đã nắm được những gì là đặc điểm của thi ca, từ đó thông qua những cảm xúc để thao tác lựa chọn làm sao cho thơ có sự mộng ảo, hư huyền giống như bức tranh lụa khi mực thấm vào từng thớ lụa tạo ra một gam màu mỏng manh, trong vắt, mờ nhòe và ảo điệu. Thơ viết về Sơn Tây, ta thường gặp những nỗi niềm bâng khuâng hoài cổ với những câu này của nhà thơ Vũ Đình Tuệ:
                                      " Lối cũ về phố Đàn
                                        Còn đôi cây bàng đỏ
                                        Vài  ba ngôi nhà cổ 
                                       Tiếng đàn xưa mấy người...?"
          Đấy là niềm xao xuyến bâng khuâng, thấp thỏm mất còn, giá Sơn Tây giữ lại được những cây bàng như ngày xưa để nó trở thành biểu tượng của một thành phố nằm trên vùng đất cổ hẳn nó sẽ có một vẻ đẹp riêng khu biệt từ một vùng du lịch văn húa tâm linh để ngày càng nhiều người từ khắp nơi tìm đến.
          Thơ Đặng Đặng đan xen giữa trữ tình và tự sự khá nhuần nhuyễn và có sức gợi cảm:
                        "Ba Vì xanh như không thể xanh hơn 
                        Gió nhẹ thở tiếng thu ngoài cửa sổ 
                        Man mát trong lòng bao nỗi nhớ
                        Những ngày xưa đắng chát xót trong hồn"
          Đắng chát trong lòng còn tẩy ra được, chứ đắng chát trong hồn biết lấy gì tẩy ra. Thơ cứ khắc khoải mà rơi vào quãng lặng như thế, giống với tâm tư của nhà thơ Nguyễn Quang Hảo :
                      " Bao năm bươn trải cuộc đời
                        Luôn đau đáu một niềm thương nhớ
                        Con đường quê xưa còn lầy lội nữa
                        Sau lũy tre làng mái đỏ đã nhiều chưa?
          Phải là người có tình yêu quê hương lắm mới băn khoăn đưa ra câu hỏi ấy nhưng rồi đến một lúc nào đó bất chợt gặp một cái nhìn có hậu trong thơ của Hà Duyên 
                        "... Ao Vua em đã đến chưa 
                         Suối Tiên chìm giữa sương mờ Khoang Xanh..." 
          Đất lành mới có chim về đậu, mới có nhiều trai thanh gái lịch hò hẹn nhau đi giữa mùa trăng, cuộc sống no ấm mới có những khu du lịch vui chơi giải trí như thế, đấy chính là lời giải cho những băn khoăn mà nhiều khi làm nặng lòng các nhà thơ đa sầu đa cảm kia.
          Có một thực tế còn tồn tại đó là cuộc sống của nhiều người còn khó khăn phải đối mặt với những mưu sinh thường nhật, thế nhưng ngay cả những người đi mò cua bắt ốc lặn lội ven bờ sông Tích vẫn thấy tin yêu về một tương lai tốt đẹp dù trước mắt họ còn vẩn lên những lớp bụi mù kia:
                   Sông Tích nhỏ đôi bờ lộng gió
 Mái xanh lên biêng biếc một dòng trôi            
                   Con tép con tôm chui vào miệng đó
 Vực lên kỳ giáp hạt cả làng tôi.
 
                   Mò mẫm bắt con trai con hến
 Sáng trên tay lấp lánh hạt xà cừ
                   Nghe tiếng hát của bầy chim chiền chiện
 Biết lúa vào chắc hạt tháng Tư..."














Ông Nguyễn Văn Minh lên phát biểu


Giáo sư Nguyễn Lân D​ũng


Nhà thơ Trần Quang Qu​ý







---
Ông Nguyễn Khải Hưng giới thiệu tập sách:
 




Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh