Home » Tin tức » Văn hóa Xứ Đoài

HỒN THƠ TRONG BÓNG NÚI

WEDnesday - 10/08/2016 07:07
Tạ Anh Chính - thành viên clb Văn nghệ sỹ Xứ Đoài - vưa ra mắt tập thơ BÓNG NÚI - nhà xuất bản Hội Nhà Văn - 2016. Dưới đây là lời tựa của nhà thơ Nguyễn Khải Hưng
Nhà thơ Tạ Anh Chính

Nhà thơ Tạ Anh Chính

                                                          HỒN THƠ TRONG BÓNG NÚI

                                                                              Nguyễn Khải Hưng

          Sáu mươi bài thơ trong tập thơ “ Bóng Núi” của Tạ Anh Chính là số tròn và đẹp. Đấy là hoa lục giáp đầu tiên để rồi mở tiếp dòng chảy được tích hợp bởi các mạch ngầm, đang rích ra từ ruột núi.
          Là người được sinh ra và lớn lên, từ mảnh đất dưới chân núi Thầy huyền thoại mà cái bóng núi thiêng liêng và kỳ vĩ ấy in đậm trên dòng Sông Đáy. Những sự tích huyền thoại nơi cảnh quan thơ mộng ấy, nổi lên những hình ảnh đẹp như mơ.
          -Đấy là vườn đào nơi xướng hạo thi ca của những tao nhân mặc khách, là ván cờ tiên ngồi giữ mây bay – là đôi vầng Nhật Nguyệt dẫn người lên hang Thánh Hóa, là hang Cắc Cớ gợi mùa trai gái xe duyên là Chùa Một Mái nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày đầu kháng chiến.
Hiện ra trong bóng núi ấy, còn có hình ảnh người mẹ tảo tần nuôi con khôn lớn, có em giữa vườn trăng hò hẹn trúc mai, có mái trường xưa nồng nàn hoa phượng đỏ, có mùa hoa ngô hương phấn rây vàng...
          Những hình ảnh ấy thấm đẫm trong tâm hồn thi sỹ, là người đa cảm rung động trước vẻ đẹp quê hương. Tạ Anh Chính đã khai thác và dựng lên những biểu tượng tinh tế, mà sức biểu cảm của nó lan tỏa ở trong bài tơ anh viết.
“ Quê hương ơi có tự bao giờ
Núi rồng, núi ngọc dấu tích xưa
Chuông ngân vọng xuống chiều bóng ngả
Dệt mãi Sài Sơn muôn ý thơ.”
          Câu thơ  đầu tiên trong bài “ Bóng Núi” nói lên truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước luôn có sức mạnh kế thừa – trong đó thấp thoáng hiện ra bóng dáng của thi nhân.
          Là người có tác phong nhanh nhẹn, luôn nhiệt tình sôi nổi, thời trẻ làm công tác thanh niên với tinh thần trách nhiệm cao, nhất là những thành tích hoạt động của chi đoàn, do anh phụ trách ở nhà máy xi măng Sài Sơn một thời vang bóng.

B
ìa tập thơ "Bóng núi"
          Giờ thì những ai gặp anh làm hướng dẫn viên du lịch, dù không chuyên nhưng được nghe lời giới thiệu rành mạch công thêm cái dáng của thư sinh, trắng trẻo ăn nói có duyên – trong khi giới thiệu đôi khi cao hứng anh đọc những bài thơ do mình sáng tác khách thấy rất vui và nhận ra dưới chân núi là vùng đất của xã Sài Sơn có làng Phúc Đức nơi đã sinh ra nhà thơ ấy.
          Tạ Anh Chính rất thành thật khi anh nhận ra mình là người mới làm thơ và thơ anh chỉ như những dòng nhật ký. Thế nhưng ngay cả lúc bộn bề công việc thì trong anh vẫn có những khoảng lặngđể bâng khuâng:
Vầng trăng thao thức cung lâu
Làm cho chú cuội bạc đầu nhớ trăng
Cảm xúc được nâng tới mức phải thốt lên khi xem ảnh của người yêu cũ:
Giời ơi ! đôi mắt em cười
Làm tan nát cả khoảng trời trong tôi
          Tiếc là con sáo đã sang sông, anh không hái được bông hoa người, nhưng bù lại anh đã hái được bông hoa thơ vừa ý.
          Bài “ Mùa giao duyên” với những thi ảnh được xây dựng bằng cảm xúc dồn nén rất gợi:
                          Về Kinh Bắc ai say duyên mùa hội
             Yếm hồng, khăn mỏ quạ môi xinh
Sóng sông quê vỗ miền thương nhớ
Gió xuân về nâng áo nguyên trinh
Buông áo người ơi – liền anh liền chị  
Em còn về têm nốt cánh trầu duyên
Êm êm khúc Sông cầu dào dạt
Vịn câu quan họ -  níu mạn thuyền
          Đa tình và lãng mạn, có trong cái thực và ảo, tạo ra sự đắm đuối, lung linh, chạm tới hồn cốt của thi ca, đó là cách đi của thơ mà tác giả đã biết cách lựa chọn.
Trong quá trình sáng tạo để xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, tạo ra tiết tấu, nhịp điệu và đi đúng luật thơ. Thì tập thơ “ Bóng Núi” còn lộ ra những hạt sạn, sự giàn trải kể lể thiếu sự rung động của cảm xúc. Vì sợ người đọc không hiểu nên cứ phải chú thích, dẫn giải nên đâm ra rườm rà không cần thiết.
          Thơ có luật – để lục bát không vần là không chuẩn.
          Thơ đường luật 7 chữ không giữ đúng niêm luật nghe rất ngang.
          Người làm thơ sơ ý dễ mắc phải, nhất là buổi đầu đến với thơ càng dễ mắc hơn.
          Cuộc hành trình của thi ca đầy mộng mỵ và nhiều chông gai, đấy là cuộc vật lộn cam go, chịu khổ luyện, vượt qua thử thách sẽ là người chiến thắng.Tạ Anh Chính biết điều ấy:
Dấu chân điều gì núi biết
Vườn xưa trăng lượn bên thềm
Đêm say giấc thu hoài niệm
Canh tàn ngày mới đang lên.
          Người thơ đã chiêu tuyết thế, thì nhất định phải thế đó là quyết tâm cao cả, một tâm hồn hướng thiện, một trái tim xao xuyến, bồi hồi đang đi trên con đường mà phía trước có mặt trời thi ca tỏa sáng.

Ấp cổ Đường Lâm, đầu mùa hạ
Nguyễn Khải Hưng
1
 

Author: Nguyễn Khải Hưng

Total notes of this article: 2 in 1 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh