Home » Tin tức » Văn hóa Xứ Đoài

MÙA CÁ BỘT

MÙA CÁ BỘT

Làng tôi ở cạnh bờ sông Hồng, từ xưa đã có nghề làm cá bột - thứ nghề ăn theo thời vụ nhưng cũng đủ để bù vào cái khoản thiếu lương thực vì làng chỉ có ít ruộng ở ven đê, chiêm khê mùa lụt.

Danh sách các quan Tế tửu và Tư nghiệp Quốc tử Giám, trong đó có Nguyễn Trực, đặt tại nhà Thái học của Văn miếu-Quốc tử giám

LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC - NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI XỨ ĐOÀI

Vấn đề tìm hiểu tác giả Nguyễn Trực hiện nay gặp nhiều khó khăn - tác giả thì lớn mà tư liệu còn rất ít. Sách đề cập đến ông thì nhiều, nhưng thường chỉ được vài dòng. Qua mấy đợt đi thực tế về quê ông, chúng tôi đã có thêm một số tài liệu về Nguyễn Trực. Đặc biệt, chúng tôi đã tìm thấy một cuốn gia phả 21 đời của dòng họ Nguyễn Trực. Cuốn gia phả này đã cũ, rách, khổ 27 x 16cm, chữ bút lông trên giấy bản cũ, có chấm mực son. Niên đại ghi trong gia phả là năm Tự Đức thứ 36 (1883) có lẽ là năm sao chép lại. Phần đầu ghi năm Duy Tân thứ 6 (1912), thứ 8 (1914), và phần cuối ghi năm Khải Định thứ 3 (1918) là hai phần bổ sung vào sau này(1). Từ cuốn gia phả mới sưu tầm này, cùng với một số tài liệu khác như cuốn ghi chép của dòng họ, các sắc phong của triều đại trước, một số hiện vật khác do con cháu Nguyễn Trực còn giữ được, kết hợp với những tài liệu có thể tìm đọc ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi đã có thể bước đầu phác họa những nét lớn về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trực, một tài năng đa dạng, một nhân vật lịch sử đáng chú ý giữa thế kỷ XV(2) (2).

SẮC HOA BẰNG LĂNG

SẮC HOA BẰNG LĂNG

Bằng lăng! Nguồn gốc từ đâu ra chẳng biết, nó lặng lẽ đi qua mùa hoa xoan bồng bềnh sương khói, mùa hoa phượng đỏ rực trời tháng Ba để rồi hiện diện cùng tiếng ve sôi mùa hạ.

THEN QUAY LÀNG CỔ

THEN QUAY LÀNG CỔ

Chiếc then quay thật giản dị nhưng có một đời sống riêng không hề giản dị, vừa mở ra tình làng nghĩa xóm vừa đóng vào ngừa thói gian phi, chỉ cái vòng bán nguyệt nho nhỏ ấy mà nói cả nguyên lý âm dương, đóng đấy mà mở đấy, tĩnh đấy mà động cũng đấy, thân thiện đấy và cẩn trọng cũng đấy. Tất cả được kết hợp trong một hoà quyện trên dưới, trong ngoài, thập thò, kín hở. Các cụ ta ngày xưa quý ngay phòng gian là vậy.

Phan Cẩm Thượng

PHỦ QUỐC

Tôi sống ở xã Cấn Hữu , Quốc Oai , Hà Tây trong hai năm sơ tán 1966, 1967, trở lại Quốc Oai trong năm 1972 , từ đó thi thoảng đi qua mà thôi. Tôi không hình dung được cảnh vật xưa đã thay đổi như thế nào, chắc chắn nó thay đổi, như biết bao vùng miền mà tôi từng qua, nhưng nơi này giống như quê hương thứ hai, nơi hình thành cái gốc rễ văn hóa cổ trong tôi không bao giờ thay đổi .

Cầu Ngo xưa

CÒN ĐÂY VĂN HÓA XỨ ĐOÀI

5 năm mở rộng - chặng đường quá ngắn ngủi để mong muốn một hình ảnh Thủ đô lung linh toàn diện. Ai đó từng lo, khi nhập vào Hà Nội thì tinh thần văn hóa xứ Đoài sẽ mất, còn văn hóa thị dân của người Kẻ Chợ cũng phôi phai… Nhưng 5 năm rồi, xứ Đoài vẫn đẹp một màu mây trắng bay. Dẫu vậy, cho dù tự hào thành phố ngàn năm tuổi với trùng trùng di sản cả vật thể lẫn phi vật thể, thì cũng vẫn còn đó những cuộc giằng co giữa phát triển và bảo tồn, cùng những khát vọng gìn giữ trọn vẹn không gian văn hóa ở vùng đất ngàn năm văn hiến.

CÔ GÁI SƠN TÂY

CÔ GÁI SƠN TÂY

Bài vè "Cô gái Sơn Tây" được Vũ Ngọc Phan sưu tầm và cho in lần đầu năm 1957. Có nhiều giai thoại khác nhau về bài vè này. Tuy nhiên, nội dung trong bài là những câu ca dao trào phúng tổng hợp của các tỉnh phía bắc, cường điệu những thói xấu của các cô gái, mục đích gây tiếng cười. Đây là một ví dụ điển hình về nghệ thuật phóng đại (còn gọi là thậm xưng)

KẸO BỘT ĐÔNG SÀNG

KẸO BỘT ĐÔNG SÀNG

Làng tôi xưa là vùng trồng mía, phải chăng đất mang tên là làng Mía (nay là thôn Đông Sàng, một trong năm làng cổ thuộc xã Đường Lâm) vì thế. Thời Thanh đô vương Trịnh Tráng mở thương cảng ở Phố Hiến, thì đây là nơi sản xuất đường mật cung cấp đi các nơi. Hoạt động công thương trở nên nhộn nhịp, điều nổi bật là làng tôi ở cùng một địa bàn một xã gồm có nhiều thôn, nhưng vì làng ít ruộng nên dân sống bằng nghề chạy chợ, buôn ngược bán xuôi, có mối quan hệ rộng rãi cởi mở, không khép kín bảo thủ như cư dân nông nghiệp ở các làng khác.

BÚT TÍCH ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY CỦA QUANG DŨNG

BÚT TÍCH ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY CỦA QUANG DŨNG

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (sinh năm 1921, mất năm 1988), quê ở Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà thơ tài hoa, thơ ông hào sảng mà kiêu hùng, đượm chất cổ thi. Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" được ông cho in nhiều lần. Và mỗi lần in lại, chính tác giả lại chỉnh sửa một chút nên hiện nay có nhiều dị bản khác nhau.

GIA ĐÌNH Ở SƠN TÂY XƯA VÀ NAY

GIA ĐÌNH Ở SƠN TÂY XƯA VÀ NAY

Gia đình ở Sơn Tây đầu thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI

TRUYỀN THUYẾT SƠN TINH VÙNG NÚI TẢN

TRUYỀN THUYẾT SƠN TINH VÙNG NÚI TẢN

Cho đến hôm nay, nạn lụt vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với nhân dân ta. Vì vậy, có thể nói truyền thuyết Sơn Tinh thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân muốn chế ngự được thảm họa lũ lụt, đồng thời cũng là lời cảnh báo tự muôn đời không bao giờ được lơ là đối với thủy tai.

NÉT ĐẸP LỆ LÀNG VÙNG CHIÊM TRŨNG PHÚ XUYÊN

NÉT ĐẸP LỆ LÀNG VÙNG CHIÊM TRŨNG PHÚ XUYÊN

ã hội Việt Nam thời xưa, các tổ chức ở nông thôn như phe giáp, xóm thôn, làng xã đều đặt ra những quy ước để giải quyết điều hoà các tranh chấp, xung đột, đồng thời khống chế và ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng hẹp mà “tối lửa tắt đèn” có nhau, quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết với nhau. Trong một cộng đồng người cùng chung sống trong một khu vực, tất yếu phải nảy sinh những vấn đề giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập thể này với tập thể khác.

BÀI VĂN BIA CỔ TÍCH LINH TỪ BI KÝ Ở NÚI TỬ TRẦM DO NHÀ SỬ HỌC LÊ TUNG SOẠN

BÀI VĂN BIA CỔ TÍCH LINH TỪ BI KÝ Ở NÚI TỬ TRẦM DO NHÀ SỬ HỌC LÊ TUNG SOẠN

Tại xóm San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, (Hà Tây cũ) hiện còn lưu giữ được tấm bia Cổ tích linh từ bi ký. Bia có chiều cao 1,22m, rộng 1,20m, trong đó trán bia cao 0,24m, chạm hoa văn rồng chầu mặt nguyệt cách điệu, hai diềm bia chạm hoa, dây leo.

BẢO TỒN TINH HOA XỨ ĐOÀI

BẢO TỒN TINH HOA XỨ ĐOÀI

Sau một đêm, người Hà Tây choàng tỉnh giấc, bỗng thấy mình thành “dân Hà Nội”. Tự hào. Mừng vui. Ai cũng muốn phải làm một cái gì đó cho xứng với danh xưng “Người Hà Nội”. Còn “Người Hà Nội” cũ thì thấy trời đất Hà Thành như rộng dài hơn, muốn với tay xây dựng cơ đồ. Song trước khi làm một việc gì mới, người Việt thường thận trọng- “Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”.

GIÊNG HAI TA NGƯỢC XỨ ĐOÀI THẢ THƠ

GIÊNG HAI TA NGƯỢC XỨ ĐOÀI THẢ THƠ

Cuốn sách khá dày, gần 650 trang, bìa cứng, ấn loát trang trọng, tranh ảnh đẹp. Ngoài lời dẫn của Ban tuyển chọn, sách được chia làm hai phần: 1/ Thơ cổ điển và 2/ Thơ đương đại. Phần Thơ cổ gồm 40 tác giả, khởi đầu là nhà thơ Đàm Khí (Ngộ Ấn), kết thúc là nhà thơ Tản Đà. Người ít nhất có một bài, người nhiều nhất là Nguyễn Trãi có tới 9 bài được tuyển chọn. Đứng sau là hai cụ Nguyễn Văn Siêu và Tản Đà, mỗi người có 7 bài. Tống số của phần này là 114 bài thơ.

Trong tha thiết xứ Đoài

Trong tha thiết xứ Đoài

Đã biết bao nhà văn hóa nghiên cứu về xứ Đoài, mảnh đất địa linh nhân kiệt, đầy huyền tích, vùng đất thiêng này sinh ra hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền tài năng đức độ, khắc vào lịch sử những chiến công dựng nước và giữ nước oai hùng. Không chỉ có thế, đây còn là vùng đất sơn thủy hữu tình, ẩn chứa những điều bí mật.

  Previous page  1 2
 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh