Nord Stream 2: Gazprom Nga đang siết lợi ích...

Đường ống SP2 chắc chắn sẽ hoàn thành, khí được bơm qua hay không tùy thuộc vào EU, Nga không quan tâm.


Thực tế có thể khẳng định như thế này: Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden đạt được các thỏa thuận chính trị về đường ống Nord Stream 2 (SP2) thì chương trình nghị sự thông tin xung quanh dự án tai tiếng trở nên nhàm chán rõ rệt, vì không có gì để bàn cãi. 
Công việc đang tiến hành xây dựng SP 2 không bị gián đoạn, việc đặt ống dẫn khí thực tế đã hoàn thành, chỉ còn vài km nữa. Rõ ràng, sẽ không có bất kỳ vấn đề đặc biệt nào với việc chứng nhận đường ống. Nhiều khả năng trong tháng 10 khí đốt sẽ đến tay người tiêu dùng châu Âu…
EU như con rắn tự nuốt đuôi của mình…
Thế nhưng, vừa rồi EU đã thông qua một “chỉ thị về khí đốt mới. Theo đó, công ty sở hữu đường ống (Gazprom) và công ty cung cấp khí đốt (Gazprom) cho EU không được là một nhà. 50% công suất thông qua của đường ống phải được dành cho các nhà cung cấp khác thay thế khi có sự chấp thuận của EU…
Gazprom đã phản đối quyết định này nhưng không thành công. Ngày 25/8, một tòa án ở Dusseldorf (Đức) đã quyết định “không miễn trừ Nord Stream 2 khỏi các tiêu chuẩn của chỉ thị khí đốt của EU”, tức Nord Stream 2 phải tuân thủ theo “Chỉ thị khí đốt chống độc quyền mới của EU”.
Bạn đọc lưu ý là cái chỉ thị này chỉ áp dụng cho SP2 đi qua khu vực lãnh thổ, lãnh hải của EU mà thôi. Ở đây chủ yếu là lãnh hải và lãnh thổ của Đức.
Sau khi Tòa án của Đức ra quyết định, Ukraine, Ba Lan và các nhà chống Nga reo lên sung sướng…Truyền thông châu Âu có lý do để bùng nổ những kịch bản đáng kinh ngạc về tương lai của Nord Stream-2. Họ kết luận, trích dẫn thông tin nội bộ là không thể tránh khỏi việc bán đường ống dẫn khí đốt và thậm chí Ukraine còn đề nghị Gazprom chuyển SP 2 cho họ kiểm soát…
Các chuyên gia Nga “giả ngu” rằng, OK, bán! SP2 Nga và các đối tác đầu tư 9,5 tỷ Ero tương đương 10-12 tỷ USD, vậy tiền đâu và ai bỏ ra để mua? Nhưng nếu như họ có đủ tiền, quyết tâm mua thì kịch bản này chẳng khác nào Nga đã làm xong đường (SP2), EU mua con đường này rồi mở BOT thu lệ phí, nhưng…phương tiện giao thông qua con đường đó (khí đốt) lại phụ thuộc vào Nga có cho phép hay không…cho thấy đó là một kịch bản quá tệ.
Chắc chắn Gazprom có rất nhiều cách để thách thức âm mưu xảo quyệt của “Chỉ thị khí đốt EU”, nhưng thách thức của Gazprom mà ai cũng nhận thấy là ngay sau phán quyết của Tòa án Đức 1 giờ, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt trên nền tảng giao dịch điện tử (ETP) với EU quý 1 và cả năm 2022. Tin từ Bloomberg (Mỹ).

 
Đến đây, nếu hình dung EU như một con rắn thì con rắn đó đã tự nuốt đuôi của mình đắc ý…
Những tiếng la mừng rỡ trước quyết định của Tòa án Đức về SP2 chưa kịp ngưng thì tiếng thét của truyền thông EU vang lên rằng, “người Nga đã sử dụng vũ khí ngầm chống Đức và Ukraine”.
Gazprom Nga đang siết dần lợi ích như thế nào…
Gazprom đồng ý (chấp nhận) luôn với quyết định của tòa án Đức, nhưng đồng thời đã ngừng bán khí đốt cho người mua châu Âu vào năm 2022 trên nền tảng điện tử (ETP) của mình. Giá “nhiên liệu xanh” trên các sàn giao dịch chứng khoán ngay lập tức tăng vọt lên 580 USD / nghìn mét khối.
Chưa dừng lại, theo dữ liệu từ sàn giao dịch chứng khoán London ICE, giá khí đốt đến châu Âu trong phiên giao dịch hôm thứ Hai 30/8, đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nó và đạt mức kỷ lục 610 USD / 1.000 mét khối...
Hơn nữa, Gazprom đã không bắt đầu tăng lượng dự trữ khí đốt thông qua hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine. Gazprom chỉ bảo đảm 4,3% công suất bơm khí mà Ukraine yêu cầu trong tháng 9. Điều này báo hiệu cho thấy sau năm 2024, khi thỏa thuận hiện tại với Naftogaz kết thúc, triển vọng cho hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine nói chung là mờ mịt. Tất cả những điều này càng làm trầm trọng thêm thâm hụt và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
Thủ tướng Đức bà Merkel trong chuyến thăm Ukraine cuối cùng đã tuyên bố: “Châu Âu sẽ ngừng mua khí đốt Nga…sau 25 năm nữa và an ủi Ukraine nên tập trung vào năng lượng xanh với nguồn đầu tư 70 tỷ USD của EU đã hứa hẹn”. Điều đó cho thấy khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ sẽ không cứu được châu Âu khỏi việc phải mua khí đốt từ Nga.
Mỏ khí Groningen ở Hà Lan có thể đóng cửa trước thời hạn 3 năm. Nguồn cung cấp khí đốt của Na Uy thông qua lãnh hải của Đan Mạch đến Ba Lan qua đường ống “Baltic Pipe” vẫn còn đang bị nghi vấn. Châu Âu không chỉ thiếu khí đốt hóa lỏng mà còn thiếu khí đốt tự nhiên. Các cơ sở lưu trữ ở châu Âu đã tích lũy khối lượng khí đốt thấp nhất trong 10 năm qua, trong khi MÙA ĐÔNG ĐANG ĐẾN GẦN.
Đối với Gazprom Nga, tuy giảm khối lượng bơm vào EU nhưng không hề hấn gì đến thu nhập vì nhu cầu về khí đốt đang gia tăng nhanh chóng ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, và với giá hiện tại trên các sàn giao dịch châu Âu thì Gazprom thừa khả năng bù đắp được tất cả các khoản lỗ, kể cả bỏ luôn SP-2.
Rõ ràng, phản ứng của Gazprom Nga muốn nói gì? Nga nói rằng, Nga không cần SP-2, EU giữ lấy mà dùng. Hoặc là đóng băng hoặc là sang Matxcova khởi động SP-2 nếu như lãnh đạo EU không muốn đốt tiền của người dân EU, thế thôi.
Lê Ngọc Thống