HOA QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

Chân quê

Chân quê

          HOA QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

                                            Bùi Đăng Sinh

          Trong Thi nhân Việt Nam ,khi giới thiệu Nguyễn Bính,ông Hoài Thanh viết : “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê…Người nhà quê kia vốn khiêm tốn và hiền lành, ít có dịp xuất đầu lộ diện. Đến nỗi có lúc ta tưởng chàng đã chết rồi. Ở Nguyễn Bính thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau,bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta,và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta…”
           Cho đến hôm nay, khi đọcthơ Nguyễn Bính thời kỳ 1930-1945,ta thấy nhà thơ đã đưa đến cho ta một điều quý vô ngần: HỒN XƯA ĐẤT NƯỚC.
          Cái HỒN XƯA ĐẤT NƯỚC ấy lặng lẽ thấm vào ta ngay cả khi nhà thơ chỉ viết về hoa. Trong lúc các thi sĩ cùng thời nói đến hoa anh đào, hoa ti gôn, hoa lay ơn, hoa thủy tiên, hoa huệ,  hoa thược dược…,những loài hoa đài các chốn thị thành, thì Nguyễn Bính đưa ta đến một vườn hoa quê đa hương đa sắc.
          Tôi chưa có điều kiện đọc hết , đọc kỹ thơ Nguyễn Bính , nhưng chỉ riêng những gì tôi biết , tôi đã có đến mấy chục lần được thưởng thức hoa quê trong thơ ông. Đó là hoa xoan , hoa chanh , hoa bưởi , hoa cam , hoa cải…ở trong vườn; đó là hoa súng dưới ao, hoa sen trong đầm; đó là hoa gạo ở đầu làng, hoa dâm bụt ở bờ rào lối ngõ nhỏ thân quen; Đó là hoa đỗ ván ở trên giàn, hoa cỏ may nơi thảm xanh chân đê…
          Tôi nhớ một đoạn thơ trong bài “Lòng yêu đương”, có 6 dòng thơ liền nói đến 6 loại hoa khác nhau:
Một đi làm nở hoa sen
Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan
          Đến bây giờ đã có biết bao nhiêu người viết về hoa cỏ may. Và cũng có không ít người làm thơ đang ở nhà lầu, đi xe Nhật xịn, vẫn khai thác tính hoang dại và thân phận “thấp hèn” của loài hoa này để vận vào mình. Nhưng Nguyễn Bính không thế, mặc dầu cuộc đời ông lắm nỗi truân chuyên. Người thi sĩ của đồng quê ấy nói đến hoa cỏ may một cách âu yếm, hồn nhiên như tự nó vốn thế trong bài thơ hai dòng HOA CỎ MAY:
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
Mùa xuân về, ta nhớ đến nao lòng cái màu tím nhạt của giàn hoa đỗ ván, nơi góc sân xưa mẹ ta thường ngồi chọn lá dâu cho lứa tằm đang độ, nơi em ta sang sửa gánh rau cần:
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
Đến với hoa quê trong thơ Nguyễn Bính , chúng ta thấy rằng những bạn bè thân hữu, những người yêu mến văn chương từng đến với Nguyễn Bính, đã rất có lý và có tình khi họ đã hơn một lần đề nghị phá bỏ bức tường xây lởm chởm mảnh chai xung quanh khu đất có phần mộ Thi sĩ Nguyễn Bính, thay bằng hàng rào cây dâm bụt, cây ruối, cây ô rô, hoặc cây chè mạn

Author: Bùi Đăng Sinh