HAI TẤM BIA CỔ NÓI VỀ NGƯỜI NHẬT TRÊN ĐẤT QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

Hình minh họa

Hình minh họa

Mới đây, các nhà sử học Việt Nam với sự tài trợ của quỹ Toyota Fondation, đã bắt đầu tổ chức nghiên cứu thị xã thương cảng cổ Hội An. Công việc thu thập tư liệu đang được tiến hành. Hiện nay ở đó còn lại một số văn khắc bằng chữ Hán - Nôm trong số đó có hai tấm bia liên quan đến người Nhật trước đây đã cư trú và làm ăn buôn bán tại đây, góp phần xây dựng thương cảng này một thời sầm uất. Xét thấy hai tấm bia có những tư liệu có thể giúp vào việc làm sáng tỏ thêm tình hình ngoại giao, ngoại thương của Việt Nam thời trước ở thương cảng Hội An, chúng tôi xin giới thiệu hai bài văn bia đó, một do ông Trần Bá Chí, một do ông Ngô Thế Long phiên âm, dịch nghĩa, chú thích để bạn đọc tham khảo.
TẤM BIA PHẬT Ở NÚI NGŨ HÀNH TỈNH QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG
Đây là một tấm bia quý khắc trên vách đá của một hang sâu thuộc động Hoa Nghiêm núi Phổ Đà; Núi này còn có tên là núi Ngũ Hành, vì trong đó có năm ngọn mang tên, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dân gian còn gọi núi này là núi Non Nước, vì núi là một thắng cảnh nằm sát bờ biển huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 8 cây số.
Mặt bia hình chữ nhật, từ dỉnh xuống chân (không kể bệ) cao 0m95 rộng 0m57. Trán bia cung tròn, vành tròn trên trán khắc hình như ngọn lửa, diềm hai bên khắc hình như hai dây cây leo, mỗi bên dây có mời bốn lá nhọn. Diềm dưới chân khắc bảy hình hoa thị thưa thớt nhưng trang trọng. Giữa trán bia khắc hình mặt trăng, đường kính 0,07m có sáu tia sáng tỏa ra hai bên. Dưới mặt trăng là dòng chữ tên bia, gồm 6 chữ lớn nằm ngang: PHỔ ĐÀ SƠN LINH TRUNG PHẬT. Khuôn khổ sáu chữ tên bia khắc không đều, bề ngang bốn chữ là 0m06, riêng chữ Sơn và chữ Trung bề ngang chỉ có 0,04m. Phần mặt bia khắc chữ cao 0,68m, rộng 0,50m, gồm 23 dòng chữ. Dòng đầu chúc tụng vua, khắc bảy chữ: Kim thượng hoàng đế vạn vạn tuế. Hai dòng tiếp là lời tựa; nêu chủ nhân và lý do khắc bia. Tiếp đó là phần chính, khắc họ tên và địa chỉ người Việt, người Nhật Bản, người Hoa quyên cúng tiền bạc vào việc sửa chùa. Trong đó có sáu tên chữ Nôm và tên làng cũng chữ Nôm là làng Giếng Bổng. (trong bài này các tên Nôm chúng tôi xin chú bằng dấu (N) để phân biệt). Mặt bia chia phần tên người thành ba lớp; lớp trên có 19 dòng, lớp giữa 18 dòng, lớp dưới 16 dòng. Dòng lạc khoản ở cuối ghi bia khắc năm Canh Thìn do thiền sư Huệ Đạo Minh chủ trì.
(Hiện nay bia đã bị sứt mẻ hoặc mòn nét một số chữ, cho nên chữ nào đặt trong ngoặc đơn là chữ còn nét để đoán chữ nào mờ hẳn nét, xin ghi số không đặt trong ngoặc đơn để phân biệt).
Bia chứa nhiều tài liệu giúp ta nghiên cứu ngoại thương, ngôn ngữ, văn tự, tôn giáo, quan hệ Việt - Chiêm, quan hệ Việt Nhật, quan hệ Việt Hoa và tình hình cư trú lập định, khoanh làng vùng Quảng Nam thời Lê mạt.
Về việc công bố bia, mới thấy ông Đặng Chi Uyển (trường Đại học sư phạm Hà Nội) trích giới thiệu 10 tên người Nhật trong tấm bia này, đăng ở Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, trang 216 - 218, nay tôi xin phiên dịch côngbố toàn bộ tấm bia để phục vụ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Phiên âm:
PHỔ ĐÀ SƠN LINH TRUNG PHẬT
Kim Thượng hoàng đế vạn vạn tuế.
Đại Việt quốc Quảng Nam xứ, Tĩnh Gia phủ, Ngọc Sơn huyện, Du Xuyên xã, Phạm Văn Nhân tự Huệ Đạo Minh thiền sư, hốt kiến Phật tích phả hữu đồi lệ, khuyến thiện tri thức cộng (tế) gia tài, dụng tâm công đức, trùng tu khai sáng thượng Phổ Đà sơn, tân tạo hạ Bình An (tự). Nhị cảnh viên thành, cưu công (lập) (tất), trụ trì thiêu hương tự (chi). Diên hướng Tam Bảo: thượng báo tứ ân, hạ tế tam đồ, nguyện đồng sinh Cực Lạc quốc, Phật tích vĩnh (lưu) truyền.
- Nhật bản dinh Bình Tam Lang tự (Từ) Gia. Nguyễn Thị Chức hiệu Từ Quảng tiền cúng Tam Bảo tam bách quan.
- Trà Đông xã Hoàng Đại Đức tự Phúc Tăng. Lê Thị Trinh hiệu Từ Thuận cúng tiền ngũ thập quan.
- Bá Giản xã Nguyễn Phúc Trăn tự Phúc Chính, Thiệu Thị Liễu hiệu Từ Thắng cúng tiền tứ thập quan.
- Trà Lộ xã Nguyễn Đăng Đệ tự Phúc Tường, Thái Thị Xanh hiệu Từ Vân cúng tiền tứ thập quan.
- Trà Đông xã Hoàng Bá Lợi tự Phúc Lâm, Trần Thị Yêu hiệu Từ (Kinh) cúng tiền nhị thập ngũ quan.
- Nam An xã Phạm Văn Đức tạ Phúc Tráng, Trần Thị Sự hiệu Từ Lực cúng tiền nhị thập quan.
- Hội An xã Nguyễn Văn Triều tự Viên An, Nguyễn Thị Đức hiệu Diệu Ngọc cúng tiền nhị thập quan.
- Nhật Bản dinh (Tuấn) Môn tự Viên Đạt, Đỗ Thị Mặn (N) hiệu Từ Châu cúng tiền thập ngũ quan.
- Nhật Bản dinh A Tri Tử tự Viên Thông, cụ Thị Chủng hiệu Từ Nghĩa cúng tiền nhị thập quan.
- Phúc Hải xã Hoàng Sĩ (Thông) tự Viên Đình, Trần Thị Lộc hiệu Từ Thực cúng tiền thập ngũ quan.
- Trà Đông xã Hoàng Bá Tuế tự Huệ Trí, Hoàng Thị Ni hiệu Từ Thông cúng tiền thất quan.
- Hải Châu xã Vũ Công (Bích) tự Phúc Thiện, Nguyễn Thị Tư hiệu Từ Danh cúng tiền cửu quan.
- Nhật Bản quốc Trà ốc Trúc Đảo. (Xuyên) Thượng Da Binh Vệ; Thiển Kiến Bát (trợ) cúng tiền nhất bách thất thập quan.
- Cẩm Phô xã Trần Ngọc Lộc tự Quảng Tấn, Trần Thị Biện hiệu Từ (Thục) cúng tiền thập quan.
- An Phúc xã Trần Văn Thâm tự Phúc Quang, Phạm Thị Hùng hiệu Từ Sáng cúng tiền thất quan.
- Bồ Bản xã Hồ Ngọc An tự Phúc Thần, Lê Thị (Cập) hiệu Từ Ý cúng tiền thất quan.
- Nhật Bản dinh Nguyễn Thị Phú hiệu Từ Nhan tiền nhất bách tứ thập quan (0) (0) (0) hợp tam bách quan.
- Nhật Bản dinh thất Lang Binh Vệ, Nguyễn Thị Nụ (N) hiệu Diệu Thái cúng tiền nhị thập nhất quan (0) (0).
- Nhật Bản dinh Bình Tả Vệ Môn thê Nguyễn Thị Nở (N) hiệu Diệu Quang cúng tiền ngũ thập quan.
- Đào Vệ xã Nguyễn Thị Lý hiệu Vĩ Tiên cúng tiền tam thập quan.
- An Phúc xã Phan Thị Tha hiệu Từ Lâm cúng ngân nhị thập lạng.
- Nhật Bản dinh Tống Ngũ Lang tự Đạo Chân cúng tiền nhất bách quan.
- (Phúc) Hải xã Trần Văn Ngãi tự Phúc Thành cúng tiền thập ngũ quan.
- Cẩm Phổ xã Trần Thị Nộ hiệu Từ Minh cúng tiền thập ngũ quan.
- Trị (Ảo) xã Trịnh Thị Vệ hiệu Từ An cúng tiền thập tam quan.
- Phúc Hải xã TrầnThị Nụ (N) hiệu Từ Mạn tiền cúng Tam Bảo tứ thập quan.
- Tùng Bản dinh Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Diệu cúng ngân ngũ thập lạng.
- Đan Hả ixã Trần Viết Phú, Nguyễn Thị Công cúng ngân ngũ thập lạng.
- Phú kiều phường Trần Văn Khoa tự Đạo Tâm cúng tiền nhị thập quan.
- Dụ (Châu) xã Phạm Viết Phú, Vũ Thị Ả (N) cúng tiền trấp tam quan.
- Phúc Hải xã Lê Thị (Chấn) hiệu Từ Định cúng tiền thất quan.
- Hải Châu xã Nguyễn Thị (Linh) hiệu Từ Quế cúng tiền thất quan.
- Mộ (Hoa) xã Nguyễn Thị Hồng hiệu Từ Hào cúng tiền ngũ quan.
- Nhật Bản dinh Phạm Thị Nước (N) hiệu Từ Thanh cúng tiền thập quan.
- Bát Nhị xã Vũ Thị Hiền hiệu Từ Mân cúng tiền thập quan.
- Trí Dũng xã Lê Văn Tương tự Huệ Độ cúng tiền thập ngũ quan.
- Nhật Bản dinh Hà Kỳ Kỳ tự Ký Cô cúng ngân (vu) nhị thập ngũ lạng.
- Tân An xã Trần Kim Bảng tự Huệ Thành, Nguyễn Thị (Hân) hiệu Từ Chung.
- Trà Đông xã Nugyễn Văn Vô tự Đạo Ngọc, Hoàng Bá Kiệm tự Huệ Dinh.
- (Diễm) Sơn xã Đặng Quang Hoa tự Đạo (Đông), Đặng Quang Bảo tự Huệ Hải.
- Cảnh Dương xã Trần Thị Bi hiệu Từ Đức, Trần Văn Giảng tự Huệ (Trang).
- Đại Minh quốc Diệp (Lưu) Công tự Đạo (Hạnh) cúng tiền thập ngũ quan.
- Giếng (N) Bỏng (N) xã Nguyễn Đức Chính tự Huệ Ân, Nguyễn Thị Gánh (N) hiệu Từ Nhẫn.
- Tiêu Minh xã Nguyễn Lương Chuẩn tự Từ Quang, Phạm Văn Thu tự Phúc (Thắng).
- Hội An xã Chu Thị Tân hiệu Từ Thức cúng tiền thất quan.
- Cẩm Phó xã Đoàn Thị Cảo hiệu Từ Thái cúng tiền thập ngũ quan.
- Hải Châu xã Đặng Khoan Minh, Phạm Thị Biểu cúng tiền ngũ quan.
- Phú Chiêm xã Lê Thị Ba hiệu Từ Ái cúng tiền thập ngũ quan.
- Cẩm Phô xã Trần Thị Thế hiệu Từ Lệ cúng tiền thập ngũ quan.
- Do Nha xã Phạm Thị Thiết hiệu Từ Tâm cúng tiền nhị thập tứ quan.
- Đại Minh quốc Lữ Châu Ngô cúng tiền ngũ thập quan.
- Hội An xã Nguyễn Thị Ức hiệu Từ Quế cúng tiền thập tam quan.
- Đại Minh quốc Cốc Ngô Nhĩ Công cúng tiền ngũ thập quan tứ (mạch).
(Tuế) thứ Canh thìn niên. Trọng đông tiết (cái) nhật.
Tự Huệ Đạo Minh thiền sư lập bi ký truyền.

Dịch nghĩa:
PHẬT TRONG HANG THIÊNG NÚI PHỔ ĐÀ
Chúc Hoàng đế ta nay muôn muôn tuổi !
Thiền sư Phạm Văn Nhân tự Huệ Đạo Minh ở xã Du Xuyên, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia(1) xứ Quảng Nam nước Đại Việtt, trông vết tích thờ Phật đã đổ nát, liền khuyến khích người có lòng tốt, người biết nghĩ về Phật hãy bỏ của nhà ra, dốc lòng làm công đức, để sửa sang mở rộng nơi thờ phật trên núi Phổ Đà, tân tạo thêm (chùa) Bình An phía dưới. Nay hai cảnh đó đã hoàn thành, các kíp thợ cũng đã xong việc, vị sư trụ trì ở chùa kính cẩn thắp hương dâng cúng. Ngửng mặt lên Tam Bảo: mong đền đáp được bốn ơn(2) đối với trên và cứu vớt người dưới thoát khỏi ba tội đồ(3); để được sống cùng nhau trên cõi Cực Lạc, truyền được lâu dài dấu tích thờ Phật.
Bình Tam Lang (Heizaburô) tự Từ Gia và vợ là Nguyễn Thị Chức hiệu Từ Quảng ở dinh Nhật Bản cúng tiền vào Tam Bảo ba trăm quan.
Hoàng Đại Đức tự Phúc Tăng và Lê Thị Trinh hiệu Từ Thuận ở xã Trà Đông cúng tiền năm mươi quan.
Nguyễn Phúc Trăn tự Phúc Chính và Thiệu Thị Liễu hiệu Từ Thắng ở xã Bá Giản cúng tiền bốn mươi quan.
Nguyễn Đăng Đệ tự Phúc Tường và Thái Thị Xanh hiệu Từ Vân ở xã Trà Lộ cúng tiền bốn mươi quan.
Hoàng Bá Lợi tự Phúc Lâm và Trần Thị Yêu hiệu Từ (Kinh) ở Trà Đông cúng tiền hai mươi năm quan.
Phạm Văn Đức tự Phúc Tráng và Trần Thị Sự hiệu Từ Lực ở xã Nam An cúng tiền hai mươi quan.
Nguyễn Văn Triều tự Viên An và Nguyễn Thị Đức hiệu Diệu Ngọc ở xã Hội An cúng tiền hai mươi quan.
(Tuấn) Môn (Shunkan)(4) tự Viên Đạt và Đỗ Thị Mặn (N) hiệu Từ Châu thuộc dinh Nhật Bản cúng tiền bốn mươi lăm quan.
A Tri Tử (Achiko) tự Viên Thông Và Cự Thị Chủng hiệu Từ Nghĩa thuộc dinh Nhật Bản cúng tiền hai mươi quan.
Hoàng Sĩ Thông tự Viên Đinh, và Trần Thị Lộc hiệu Từ Thực, người xã Phúc Hải cúng tiền mười lăm quan.
Hoàng Bá Tuế tự Huệ Trí và Hoàng Thị Ni hiệu Từ THông ở xã Trà Đông cúng tiền bảy quan.
Vũ Công Bích tự Phúc Thiện Và Nguyễn Thị Tư hiệu Từ Danh ở xã Hải Châu cúng tiền chín quan.
Trà Óc Trúc Đảo (Chaya Takeshima) (Xuyên) Thượng Gia Binh Vệ (Kawakami Kaheie) và Thiển Kiến Bát (Trợ) (Asami Yasuke) ở Nhật bản cúng tiền một trăm bảy mươi quan.
Trần Ngọc Lộc tự Quảng Tấn và Trần Thị Biện hiệu Tư Thục ở xã Cẩm Phô cúng tiền mười quan.
Trần Văn Thám tự Phúc Quang và Phạm Thị Hùng hiệu Từ Sáng ở xã An Phúc cúng tiền bảy quan.
Hồ Ngọc An tự Phúc Thần và Lê Thị Cập hiệu Từ Ý ở xã Bồ Bản cúng tiền bảy quan.
Nguyễn Thị Phú hiệu Từ Nhan(5) ở dinh Nhật Bản cúng tiền một trăm bốn mươi quan (0)(0)(0) hợp cộng là ba trăm quan.
Thất Lang Binh Vệ (Shichirôbel) và Nguyễn Thị Nụ (N) hiệu Diệu Thái ở dinh Nhật Bản cúng tiền hai mươi mốt quan.
Vợ của Binh Tả Vệ Môn (Heizaemon) là Nguyễn Thị Nở (N) hiệu Diệu Quang ở dinh Nhật Bản cúng tiền năm mươi quan.
Nguyễn Thị Lý hiệu Vĩ Tiên ở xã Đào Vệ cúng tiền ba mươi quan.
Phạm Thị Tha hiệu Từ Tâm ở xã An Phú cúng hai mươi lạng bạc.
Tống Ngũ Lang (Sôgorô) tự Đạo Chân ở dinh Nhật Bản cúng tiền một trăm quan.
Trần Văn Ngãi tự Phúc Thành ở xã (Phúc) Hải cúng tiền mười lăm quan.
Trần Thị Nô hiệu Từ Minh ở xã Cẩm Phô cúng tiền mười lăm quan.
Trần Thị Vệ hiệu Từ An ở xã Trí (Ảo) cúng tiền mười ba quan.
Trần Thị Nụ (N) hiệu Từ Mạn ở xã Phúc Hải cúng tiền vào Tam Bảo bốn mươi quan.
Nguyễn Văn Đức(6) và Nguyễn Thị Diệu ở dinh Tùng Bản cúng năm mươi lạng bạc.
Trần Viết Phúc và Nguyễn Thị Công ở xã Đan Hải cúng năm mươi lạng bạc.
Trần Văn Khoa tự Đạo Tâm ở phường Phú Kiều cúng tiền hai mươi quan.
Phạm Viết Phú và vợ là Vũ Thị Ả (N) ở xã Du Chân cúng tiền hai mươi ba quan.
Lê Thị (Chấn) hiệu Từ Định ở xã Phúc Hải cúng tiền bảy quan.
Nguyễn Thị Linh hiệu Từ Quế ở xã Hải Châu cúng tiền bảy quan.
Nguyễn Thị Hồng hiệu Từ Hảo ở xã Mộ Hoa cúng tiền năm quan.
Phạm Thị Nước (N) hiệu Từ Thanh ở dinh Nhật Bản cúng tiền mười quan.
Vũ Thị Hiền hiệu Từ Mân ở xã Bất Nhị cúng tiền mười quan.
Lê Văn Tương tự Huệ Độ ở xã Trí Dũng cúng tiền mười lăm quan.
Hà Kỳ Ky (Aki Kaki) tự Ký Cô ở dinh Nhật Bản cúng hai mươi lăm lạng bạc.
Trần Kim Bảng tự Huệ Thành và Nguyễn Thị Hân hiệu Từ Chung ở xã Tân An.
Nguyễn Văn Vô tự Đạo Ngọc, Hoàng Bá Kiệm tự Huệ Đinh xã Trà Đông.
Đặng Quang Hoa tự Đạo (Đông), Đặng Quang Bảo tự Huệ Hải ở xã (Diễm) Sơn.
Trần Thị Bi hiệu Từ Đức, Trần Văn Giảng tự Huệ (Trang) ở xã Cảnh Dương.
Diệp Lưu Công tự Đạo (Hạnh) nước Đại Minh cúng tiền mười lăm quan.
Nguyễn Đức Chính tự Huệ Ân và Nguyễn Thị Gánh (N) hiệu Từ Nhẫn ở xã Giếng (N) Bỏng (N).
Nguyễn Lương Chuẩn tự Từ Quang, Phạm Văn Thu tự Phúc Thắng ở xã Tiêu Minh.
Chu Thị Tân hiệu Từ Thức ở xã Hội An cúng tiền bảy quan.
Đoàn Thị Cảo hiệu Từ Thái ở xã Cẩm Phô cúng tiền mười lăm quan.
Đặng Khoan Minh, Phạm Thị Biểu ở xã Hải Châu cúng tiền năm quan.
Lê Thị Ba hiệu Từ Ái ở xã Phú Chiêm cúng tiền mười lăm quan.
Trần Thị Thế hiệu Từ Lệ ở xã Cẩm Phô cúng tiền mười lăm quan.
Phạm Thị Thiết hiệu Từ Tâm ở xã Do Nha cúng tiền hai mươi bốn quan.
Lữ Châu Ngô người nước Đại Minh cúng tiền năm mươi quan.
Nguyễn Thị Ức hiệu Từ Quế ở xã Hội An cúng tiền mười ba quan(6).
Ông Cốc Ngô Nhĩ người nước Đại Minh cúng tiền năm mươi quan bốn tiền.
Ngày tốt tháng Mười một, năm Canh Thìn(7), Thiền sư Huệ Đạo Minh lập bia này để ghi truyền…

TẤM BIA TRÙNG TU CẦU LAI VIỄN
Bia ở phố Minh Hương, thị xã Hội An, thân bia hình chữ nhật, đứng cao 118 cm, rộng 58 cm, đặt trên một bệ đá, xung quanh không có trang trí gì. Mặt bia có 12 dòng, mỗi dòng tối đa 47 chữ. Khắc vào năm Gia Long Đinh Sửu (1817). Hiện nay nét chữ còn rõ.
Ký hiệu lưu trữ trong kho bản rập của Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 19233.
Để tiện cho bạn đọc hình dung, trong hoàn cảnh ấn loát: không đưa được nguyên văn chữ Hán và bản chụp bản rập vào, chúng tôi đánh dấu hiệu xuống dòng và viết dài trong nguyên bản như sau:
(d1), (d2)… là mở đầu dòng 1, dòng 2 của nguyên bản (tính từ phải sáng trái)
Các dấu  là chỉ nguyên bản viết bài lên một chữ.
Dấu O là nguyên bản để cách một ô chữ có ý ngắt đoạn, xuống dòng.
Phiên âm (d1) Trùng tu Lai Viễn Kiều ký (d2) Minh Hương Hội An phố giới, ư Cẩm Phô hữu khế yên, Khê hữu kiều, cổ dã.
Tương truyền Nhật Bản quốc nhân sở tác kinh phụng.
(d3)  Tiên triều thần bàn tứ danh viết Lai Viễn kiều, Phù Hội An phố Quảng Nam chi hảo phong thủy dã. Trường Giang tam diện thần hợp cổ phiệt thường phàm chi sở tập. Sơn tứu hải phệ chi sở quy. Ngạn thượng liệt tứ kỳ trung.
(d4) vi thông cù tứ phương bách hóa vô viễn bất chí. Thử kiều chi sở dĩ danh Lai Viễn dã ư ? Kiều thượng giá ốc, ốc hạ liệt bản., thản nhiên nhược lý bình địa. Hành giả an, lao giả tức, du giả nghi, Thừa.
(d5) lương nghi, bằng điếu nghi, lâm lưu nhi phú thị giai Kiều gian chi thắng khai dã. O Phương Kim hải vũ thanh yến thương cổ giả tàng ư thị, lữ giả xuất ư đồ. Mã tích xa trần chi sở cập diệc vô viễn nhi bất.
(d6) quá thử kiều yên. Đệ thành tất hữu hoại, mộc cửu hủ đố. Bất cập thời tu tập, tương hữu nhu qũy chi ngu, ư thị đồng xã viên chức phát nguyện quyên sản thập tài tương dữ đỉnh lục nhi tân chi dĩ Đinh Sửu.
(d7) niên Kỷ Dậu nguyệt thành nhi trung ký ư mỗ. Mỗ phấn nhiên nhi tác viết: Thử.
(d8) Văn Xương đế quân sở vị tạo thiên vạn nhân lai vãng chi Kiều diệc âm chất trung nhất thiện sự dã. Nhi kim nhi hậu tương thiên bách niên thị lại kỳ lợi trạch cập nhân chi công, dưng khả tương gia. Thị vi ký.
(d9) Minh viết
(d10) Đạo bỉ lộ hề
Khê thủy dung dụng
Tiệt thủy vi kiều
Thực duy tiền công
Tự nhi tu chi
(d11) Thiện niệm sở sung
Vãng lai du tế
Vô viễn bất thông
Nhi kim nhi hậu
Lợi trạch vô cùng.
(d12) Gia Long Đinh Sửu niên Trọng thu nguyệt cốc nhật.
Trực Lệ Quảng Nam dinh Đốc học Khê Đình bá Đinh Tường Phủ soạn.
Dịch nghĩa:
BÀI KÝ TRÙNG TU CẦU LAI VIỄN
(d1) [Trùng tu Lai Viễn kiều ký]
(d2) Địa giới phố Minh Hương ở (xã) Cẩm Phô thuộc Hội An có một cái khe, có cầu bắc ngang từ lâu. Tương truyền đó là do người Nhật Bản làm nên. Đã được (d3) vua triều trước ban tên cho là Cầu Lai Viễn(8). Kể ra phố Hội An là nơi phong thủy tốt của xứ Quảng Nam. Sông lớn ba mặt hội hợp, là chỗ thuyền bè buôn bán tập trung ở đó. Nơi đầu non cửa biển quy về. Trên bờ các cửa hàng bầy thành dãy. Giữa đó là (d4) đường giao thông. Hàng hóa ở bốn phương xa xôi đều đổ đến. Có lẽ vì vậy mà cầu này được đặt tên là Lai Viễn chăng?
Trên Cầu có mái che, dưới lát ván gỗ, vững chắc như đi trên đất liền, người qua lại được an toàn; đỡ mệt mỏi. Chơi nghỉ (d5) hóng mát cũng tốt; Phóng mắt nhìn xa cũng vui; Đứng ngắm nước chảy mà làm thơ cũng thích. Đó là những nét đẹp của chiếc cầu này O Ngày nay đất nước thanh bình, nhà buôn chứa hàng nơi đô thị. Hành khách đi lại trên đường, xe ngựa rất nhiều, đâu đâu cũng phải (d6) qua cầu này.
Nhưng, cái gì đã sinh ra tất sẽ bị hủy hoại. Loại bằng gỗ thì lâu ngày phải mục nát. Nếu không kịp thời sửa chữa thì sẽ bị hư nát.
Vì thế, viên chức cả xã tự nguyện bỏ của mua gỗ, cùng nhau góp sức làm mới lại. Vào năm (d7) Đinh Sửu (1817) tháng Kỷ Dậu (tháng 5), hoàn thành, đến xin văn ở ta. Ta vui vẻ mà nói rằng: “Đâylà điều (d8) Văn Xương đế quân gọi là “bắc cầu cho nghìn vạn người qua lại. Đó là một việc làm thiện, tất có âm công”.
Từ nay cho đến trăm ngàn năm sau, công năng ích lợi cho người ta há có thể lường hết được ư ?
Vì thế làm bài ký.
(d9) Minh rằng:
(d10); Con đường cái nọ
Bị khe nước đầy chắn ngang
Chặn dòng nước mà bắc cầu
Thực là công lao của người trước
Việc nối tiếp mà sửa chữa cầu
(d11); Đã thể hiện đầy đủ lòng thiện
Kẻ đi qua người đi lại
Xa hay gần đều thông suốt
Từ nay về sau
Lợi ích và ơn huệ vô cùng.
(d12); Năm Gia Long Đinh Sửu (1817) tháng Trọng Thu (tháng 8 ) ngày tốt.
(d13); Đốc học dinh Quảng Nam Trực Lệ(9) tước Khê Đình bá tên là Đinh Tường Phủ, soạn bài ký này.
Trần Bá Chí và Ngô Thế Long
---
Chú thích:
(1) Dòng địa danh này trùng hợp với xã Du Xuyên (tổng Liên Trì) huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa, có thể sư Phạm Văn Nhân quê ở Thanh Hóa đã di cư vào Quảng Nam. Vì từ thời Lê Trung hưng, người Đàng ngoài vào khai đất Chiêm Thành bỏ hoang, thường lấy tên làng quê cũ đặt cho ấp mới.
(2) Bốn ơn (tứ ân): Theo sách Thích thị yếu lâm thì bốn nguồn ân phải báo đáp là: 1. Phụ mẫu ân; 2. Sư trưởng ân; 3. Tam bảo ân, 4. Thí chủ ân. Nhưng theo kinh Địa tạng thì bốn ân gồm có: 1. Phụ mẫu ân; 2. Quốc vương ân; 3. Tam bảo ân; 4. Chúng sinh ân.
(3) Tam đồ: là ba cách xử tội ở địa ngục: 1. Hỏa đồ tức dùng lửa đốt; 2. Huyết đồ là sai chim muông ăn thịt; 3. Dao đồ là róc thịt, đâm chém.
(4) Tuần Môn: Đặng Chí Uyển ghi Shummon, tôi tra sách Nhật ghi Shunkan.
(5) Chưa rõ Nguyễn Thị Phú là đàn bà Nhật Bản lấy tên Việt thời Nguyễn Phúc Lan (1636 – 1648), hay đàn bà Việt lấy chồng Nhật, rồi chồng chết hoặc về nước lâu, mà bà đứng tên làm chủ nhân cúng tiền.
(6) Nguyễn Văn Đức cũng là một người Nhật đã đặt tên Hán Việt, hoặc được chúa Việt phong tên, như trường hợp một số người Pháp khi sang giúp Nguyễn Ánh (evêque d’Adran: Bá Đa Lộc) v.v..
Tùng Bản dinh hay Nhật bản dinh đều chỉ nơi cư trú của ngời Nhật. Ở phố cổ Hội An có chùa do Nhật Bản xây gọi là Tùng Bản tự, phố buôn của thương nhân Nhật cũng gọi là Tùng bản dinh.
(7) Thời này thấy bia ghi tên xã Hội An (Hội An xã) và phố Nhật Bản (Nhật bản dinh) chưa thấy tên phố Hội An.
(8) Năm Canh Thìn: Theo sự xác định giúp của GS. Trần Nghĩa, có thể là năm 1760.
(9) Chữ LaiViễn có nghĩa là “Làm cho người ở xa tới với mình”. Đặt tên cầu như vậy, vua đương thời có ý muốn nói chính sách của triều đại mình là rộng rãi, cởi mở.