PHẢ GHI TRÊN ĐÁ CỦA DÒNG HỌ NGÔ Ở ĐÔNG ĐÔ
- SATurday - 04/04/2015 19:10
- |Close page
Xã Nam Hồng huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội có hai họ Ngô: họ Ngô xóm Đoài và họ Ngô xóm Đia. Trước cách mạng tháng Tám xóm Đoài thuộc xã Đông hồ huyện Kim Anh phủ Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh nên dân địa phương quen gọi dòng họ Ngô xóm Đoài là họ Ngô Đông Hồ. Tổ tiên dòng họ Ngô này có nhiều người đỗ đạt làm quan, trong đó có Ngô Luân (thế kỷ XV) đậu tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475) làm chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ thượng trụ quốc. Lúc trí sĩ, ông được tặng Thái phó, có chân trong “Tao đàn nhị thập bát tú” đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giữ chức Đông các hiệu thư cùng với Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận phê bình thơ trong Tao đàn. Tác phẩm của ông còn lại 12 bài thơ hoạ thơ Lê Thánh Tông chép trong Toàn Việt thi lục.
Tiếp đến là Ngô Thầm (thế kỷ XV), em của tiến sĩ Ngô Luân, thân sinh ra trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu và là ông nội các tiến sĩ Ngô Điền, Ngô Địch. Ông đậu Bảng nhãn khoa Quý Sửu (1493) trước Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, chức Hàn lâm viện thị thư tặng Thái bảo có chân trong “Tao đàn nhị thập bát tú” của Lê Thánh Tông (1460-1497). Tác phẩm của ông còn 5 bài thơ hoạ Quỳnh uyển cửu ca chép trongToàn Việt thi lục.
- Ngô Miễn Thiệu đậu trạng nguyên khoa Mậu Dần, (1518) chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ nhập nội inh diên Trình Khê hầu thượng trụ quốc, tước Quận Công. Theo cuốn gia phả họ Ngô Đông Đồ hiện có tìm bài thơ “Vịnh bèo” là sáng tác của ông(1).
- Ngô Điền đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550), chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ, tước Nhân Sơn hầu.
- Ngô Địch đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556), chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Bồi tụng hữu thị lang bộ Lễ, tước Lãnh hải hầu.
Một dòng họ mà có năm cha con ông cháu cùng đậu tiến sĩ kề nhau; hai anh em cùng có chân trong hội Tao đàn của Lê Thánh Tông. Thật là hiếm có. Và đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đang chú ý tìm hiểu, khai thác về dòng họ này.
Để các nhà nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo, dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu phả ghi trên đá của dòng họ Ngô ở Đông Đồ.
Tấm bia đá này được dựng ngay trên nền cũ của từ đường họ: nay là nhà cụ trưởng họ Ngô Văn Lương(2). Tấm bia đá này là một trong các di vật quí của dòng họ nên rất được trân trọng giữ gìn. Bia gồm hai mặt cùng một kích thước, khổ 0,70m x 1,10m.
Mặt trước bia chạm nổi hình “Lương long triều nhật” hai con rồng chầu về mặt trời), hình rồng được khắc hoạ cách điệu uyển chuyển mềm mại. Chính giữa phía dưới là bốn chữ lớn nổi “Túc hải nguyên trừng” (Nguồn lắng bể yên). Cùng hàng với dòng chữ trên, ở bên trái và bên phải chạm hoa thị bốn cánh trong hình tròn và chữ thọ trong khuôn chữ nhật đối xứng với nhau. Diềm và chân bia không chạm trổ. Trong lòng bia khắc 21 dòng chữ Hán, mỗi dòng từ 20 đén 45 chữ.
Mặt sau trán bia chạm “Song phượng triều nguyệt” (hai con phượng chầu về mặt trăng) có xen lẫn áng mây. Phía dưới là bốn chữ Hán nổi “Trùng huyên thân thiên” (Lại cùng vui vẻ với cha mẹ trời đất).
Phần trang trí có khác mặt trước chút ít về vị trí: ở phía trái dòng chữ tên bia, ngoài là chữ “thọ” khuôn chữ nhật, trong là hoa thị trong hình tròn. Góc bên phải cũng hai hình trang trí ấy đỗi xứng với góc trái. Diềm và chân bia không có trang trí gì. Lòng bia khắc 25 dòng chữ Hán lẫn Nôm, dòng có từ 6 đến 48 chữ.
Dịch nghĩa (3):
Nguồn lắng bể yên.
(Mặt trước)
Bài phả ghi trên đá của họ Ngô xóm Đoài xã Đông Đồ, huyện Kim Anh, phủ Thiên Phúc, tỉnh Bắc Ninh.
Tôn miếu là nơi để tỏ lòng tôn kính tinh thần tổ tiên. Lễ gọi là nguồn gốc của sự báo đền cội rễ, hết lòng thành kính tận mọi lễ nghi. Họ ta vốn là người Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh. Cụ thủy tổ thiên táng vào đất phúc ở xã Tam Sơn. Từ đó về sau đại khoa nối tiếp, nhân khẩu phát triển tới nay đã hơn mười đời. Các chi ngành phân chia như Đào Quán ở Bảo Lộc, Thụy Lôi ở Yên Phong, Viên Nội ở Đông Ngạn(4) đều có phả ký đầy đủ. Một chi ở xóm ta từ cụ tổ đời thứ sáu là Ngô Quý Công tên thụy là Thuần Phác tiên sinh làm chức Tri châu châu Lang Chánh(5). Các dòng dần dần khai triển. Vào năm Nhâm Tý (1852) sửa lại từ đường bèn thuật lại đầy đủ quan tước của các đời. Tên thụy hiệu từ cụ thủy tổ tới nay ghi vào gia phả bằng đá để đời sau dựa vào đó để biết thực hư mà thờ tự, may chi không phụ công đức mở mang bồi đắp. Há dám nói là đầy đủ hay còn thiếu sót? Nay ghi:
Thủy tổ khảo tên chữ là Hải Sơn, tên thụy là Trường Khánh: bà thủy tổ tên hiệu là Từ Hoa.
Thủy tổ khảo Ngô Công tên chữ là Thiền Nho: bà thủy tổ tên chữ là Từ Nghiêm.
Tiên tổ khảo làm quan chức Tri uy tướng quân Cẩm Y vệ đình uý được tặng Thái bảo tên thụy là Quân Hiên; bà tổ tên hiệu là Từ Thuận.
Cụ cao tổ đậu Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475) làm quan chức Tham tụng Lễ bộ thượng thu kiêm Đông các đạihọc sĩ, trí sĩ được tặng Thái pphó. Ngô tướng công tên chữ là Nham Sơn; bà tổ tên hiệu là Từ Đức.
Cụ cao tổ khảo đậu Bảng nhãn khoa Quý Sửu (1493) làm quan chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Hàn lâm viện thị thư được tặng Thái bảo. Ngô tướng công tên chữ là Đông Sơn, tên thụy là Hoè Hiên; bà tổ tên hiệu là Trinh Thảo.
Cụ cao tổ khảo đậu Trạng nguyên khoa Mậu Dần (1518) làm quan chức Tham tụng Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên tước Trình khê hầu thượng trụ quốc tặng tước quận công Ngô tướng công tên chữ là Thuần Nhã, tên thụy là Ngung Sơn; bà tổ tên hiệu là Đoan Huệ.
Cụ cao tổ khảo đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550) làm quan chức Tham tụng Lễ bộ thượng thu tước nHân sơn hầu, Ngô tướng công tên thụy là Trúc Am, bà tổ tên hiệu là Từ Ý.
Cụ cao tổ đậu Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556) làm quan chức Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Bồi tụng Lễ bộ hữu thị lang tước Lãnh hải hầu. Ngô tướng công tên chữ là Mặc Hiên, tên thụy là Hương Sơn; bà tổ tên hiệu là Thục Tiết.
Cụ Cao tổ khảo làm quan chức Triều Liệt đại phu kiêm Thông chính sứ Ngô Quý Công tên chữ là An Sơn; Bà tổ tên hiệu là Từ Ân.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Hiển cung đại phu Tham chánh sứ. Ngô Quý Công tên chữ là Yên Sơn; bà tổ tên hiệu là Từ Vinh.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Tri châu châu Lang Chánh Ngô tướng công tên chữ là Hoa Sơn, tên thụy là Thuần Phúc; bà tổ tên hiệu là Từ An; bà Chánh thất tên hiệu là Diệu Chất; bà á thất tên hiệu là Hiền Tiết; bà thữ thất tên hiệu là Mỹ Hảo; bà trắc thất tên hiệu là Diệu Tính.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Kim tử Vinh lộc đại phu tham nghị tán trị thừa chánh sứ xứ Thái Nguyên tước Kim Ngạn tử Ngô tướng công tên chữ là Đông Sơn, tên thụy là Thuần Nhất; bà tổ người họ Hạ tên hiệu là Huệ Mỹ; bà á thất tên hiệu là Từ Trực.
Cụ cao tổ khảo Ngô Quý Công tên chữ là Quảng tâm.
Cụ cao tổ khảo Ngô Quý Công tên chữ là Kính Tâm; bà tổ tên hiệu là Từ Chính, tên hiệu là Thừ Thuận.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Hữu dụ đức quản hiệu cơ huyện Châu định, tước Lý phương có tên hiệu là Thanh Sơn, tên thụy là (...)(6).
Tổ khảo tên chữ là Mỹ Thuần.
Tổ khảo tên chữ là Thuần Tâm.
Tổ khảo làm quan chức Đồng tri phủ Trường Khánh Ngô Quý Công tên chữ là Lam Sơn, tên thụy là Thuần Đôn; bà tổ người họ Nguyễn tên hiệu là Từ Pháp; bà á thất tên hiệu là Diệu Hương.
Tổ khảo Ngô Quý Công tên hiệu là Đống Sơn.
Tổ khảo Ngô Quý Công làm quan chức huyện thừa tên hiệu là Đồ Sơn, tên thụy là Thuần Hậu.
Tổ khảo kính nhận chức Tri sự tên chữ là Viên Sơn, tên hiệu là Thái Mỹ; bà tổ người họ Trần tên hiệu là Diệu Thực.
Tổ khảo kính nhận chức Tri sự Ngô Quý Công tên chữ là Hiên Sơn, tên hiệu là Trung Bình; bà tổ người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tuyền.
Ngô Công tên hiệu là Trịnh Mẫn giỗ ngày 25 (...).
Ông tổ nuôi tước Hưng quận công Dương tướng công tên chữ là Phúc (...) tên thụy là (...)
Hưng quận công Trần tướng công tên chữ là Quốc Cơ, tên thụy là Trung Hậu.
Ông tổ ngoại tên chữ là phúc Tính (...)
Tổ khảo Trần tướng công tên chữ là Thuần Phác; bà tổ tên hiệu là Mỹ Hạnh.
Cao tổ khảo Trần Quý Công tên chữ là Phúc Tiên; bà tổ tên hiệu là Ý Thiên.
Tổ ngoại: cao tổ khảo xã Đông Đồ người họ Hạ tên chữ là Phúc Kiểm; bà tổ tên hiệu là Từ Xuân.
Cụ cao tổ khảo người họ Hạ; bà tổ tên hiệu là Trinh Thuận; bà tổ tên hiệu là Đoan Huệ.
Cụ cao tổ khảo người họ Nguyễn tên chữ là Đức Nghiêm; bà tổ tên hiệu là Diệ Tùng.
Lại cùng vui vẻ với cha mẹ trời đất.
(Mặt sau)
Bia ghi ruộng tế hậu tổ. Việc thờ cúng hậu tổ ai nấy đều coi trọng. Vì thế cho nên tế thì phải có ruộng mà thờ không có nơi cũng dễ đổi thay, đó là điều có thực. Nó cũng chính là lý do việc khắc bia vậy. Nhà ta tổ tiên gây dựng các chi phái phát triển. Sự tôn kính ngày càng được quý trọng đến nơi đến chốn, khói hương nghi ngút hợp với sự hưởng tự của tổ khảo ở nơi tôn thờ từ. Nói rằng nếu như hương khói của một nhà riêng, sao bằng mũ áo của cả dòng họ được. Báo đền đức tổ mà việc đáp lại công ơn cha mẹ cũng đạt được. Việc hưởng tự cùng với việc con cháu sau này tôn kính tổ thiên có quan hệ với lẽ thường của tổ tiên, với con cháu đời sau.
Ôi! Há dám coi nhẹ. Nay kính đem tôn hiệu ngày giỗ, ruộng giỗ chạm khắc vào đá để mãi truyền cho đời sau. Nếu như về sau có kẻ nào dám đổi thay phế bỏ, thiếu sót lễ nghi xin thần linh tổ tiên chu khiển không tha thứ. Nay ghi:
Tôn hiệu, ngày giỗ, ruộng tế ghi sau đây:
Ngô công tên chữ là Thông Liên, giỗ ngày 11 tháng 10.
Một thửa xứ Cửa Cầu(7) 12 thước, đông giáp gò đất, tây giáp ruộng công.
Một thửa xứ Đầu Bát ba sào, ba thước, đông giáp ruộng cụ Ngân, tây (...).
Ngô công tên chữ là Phúc Trù, cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tường. Một thửa xứ Cửa bảy sào một thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng chú Thập. Một thửa xứ ấy một sào một thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp bờ gò.
Một thửa xứ ấy, hai sào ba thước, đông giáp ao công, tây giáp hào Tiến.
Ngô công tên chữ là Mỹ Hậu, giỗ ngày mồng 2 tháng 5.
Một thửa cửa Nghè, đông giáp ruộng công, tây giáp đường nhỏ, ba sào.
Một thửa xứ Cầu Mộc (...). Một thửa xứ ấy một sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp Chánh Ngữ. Một thửa xứ ấy ba sào, đông (...) tây giáp thị Căn. Một thửa cửa Đền bốn sào, đông giáp bản tộc, tây giáp cụ Trùm. Một thửa xứ ấy, hai sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp bản tộc. Cụ bà họ Đoàn tên hiệu là Diệu Khánh.
Một thửa cửa Nghè một sào một thước sáu tấc sáu phân.
Một thửa xứ ấy bốn sào chín thước, chín tấc.
Một thửa xứ đồng Sau hai sào chín thước, đông giáp chủ cũ, tây giáp tư Nhã. Một thửa xứ ấy, hai sào sáu thước, đông giáp cụ Lại, tây giáp chủ cũ.
Ngô công tên chữ là Trực Kỳ, giỗ ngày mồng 10 tháng 5.
Một thửa xứ Con Voi hai sào, đông giáp ruộng giáp nhà, tây giáp ruộng Văn Bổ. Một thửa xứ Đầu Bát một sào hai thước.
Ngô công tên chữ là Khắc Thục, giỗ ngày mồng 5 tháng 12.
Một thửa xứ Đầu Đìa, ba sào, đông giáp ruộng Thị Tăng, tây giáp đường nhỏ. Một thửa xứ điếm Mới, một sào ba thước, đông giáp chủ ruông, tây giáp ruộng bà hậu. Cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tiên, giỗ ngày 16 tháng 3.
Sau từ chỉ một sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng Văn Quyên. Một thửa xứ Nậm gia một sào mười thước, đông giáp ruộng Văn Túc tây giáp ruộng Lý hạnh. Một thửa xứ ấy một sào năm thước.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Tại, một thửa ở Lý Khẩu, tây giáp ruộng Lý Khẩu.
Ngô Thị tên hiệu là Diệu Hiên một thửa xứ Đồng Đìa một sào mười thước. Một thửa xứ Cầu Mái mười hai thước.
Ngô công tên hiệu là Tảo Phu, giỗ ngày 16 tháng 3.
Một thửa xứ Ngưu, hai sào mười ba thước, đông giáp ruộng Chú Thập, tây giáp đường nhỏ.
Ngô công tên chữ là Phúc Trực, giỗ ngày mồng 10 tháng giêng.
Ngô công tên chữ là Phúc Thạch, giỗ ngày 14 tháng 4.
Ruộng công một thửa hai sào năm thước xứ cầu Mái, đông giáp Cống Trúc, tây giáp Cống Tăng.
Ngô công tên hiệu là Thuần Trực giỗ ngày mồng 10 tháng Chạp. Cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Ân, ruộng hai thửa, một sào bốn thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp Văn Lâm. Một thửa ruộng để mộ của tổ tiên ở đồng Đìa, mười hai thước, đông tây giáp thôn Đìa. Một chiếc ao ở trước từ đường cho trưởng họ giữ. Ruộng công ở xứ đồng Điếu, ba thửa liền nhau là tám sào bảy thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng Văn Lễ. Một thửa ở xứ trước cầu Mái mười ba thước... đông tây giáp đường nhỏ.
Lập bài văn bia ngày 15 tháng 3 năm Tự Đức 7 (1854).
Người trong họ là Ngô Đình Thư viết, Ngô Dưỡng kính soạn.
Hậu tổ tên chữ là Diệu Khánh cho trưởng họ một thửa ruộng đèn hương.
Bản họ tu sửa từ đường. Ai tiến cúng ba quan được ghi tên. Từ nay về sau các ngày lễ tiết hằng năm được phối hưởng.
Ngô công tên chữ là Quách Sơn tên thụy là Thuần Đạo làm chức huyện thừa huyện Vĩnh Khang; Cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô công tên chữ là Nam sơn, tên hiệu là Thụy Khánh; Cụ bà người họ Trần tên hiệu là Diệu Trinh.
Ngô công tên chữ là Đức Võng, tên hiệu là Trưng Bình; cụ bà người họ Trần tên hiệu là Diệu Thường, cụ họ Đỗ tên hiệu là Diệu Nga, cụ họ Trần tên hiệu là Diệu Minh; Ngô thị hiệu Diệu Minh.
Ngô công tên chữ là Trần Quản, tên hiệu là Trung Thuần; cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô công tên chữ là Trung Định; cụ bà người họ Lê tên hiệu là Diệ Lực; cụ họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Y.
Ngô công tên chữ là Phúc Thái; cụ bà người họ Đỗ tên hiệu là Diệu Minh.
Ngô công tên chữ là Trung Thực.
Ngô công tên chữ là Phúc Xuân; cụ bà người họ Nguyễn tên chữ là Từ Đức.
Ngô công tên tên chữ là Phúc Chí; cụ bà nguời họ Đỗ tên hiệu là Diệu Viên.
Ngô công tên chữ là Phúc Khang; cụ bà tên hiệu là Diệu Lam.
Ngô công tên chữ là Cẩn Tín; cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Ngàn.
Ngô công tên chữ là Đức Uẩn, tên hiệu là Phúc Hợp; cụ bà người họ Ngô tên hiệu là Diệu Vạn; cụ á thất tên hiệu là Diệu Nhiên; cụ á thất người họ Hạ tên hiệu là Diệu Lợi: cụ đích thất cụ họ Ngô người họ Nguyễn tên hiệulà Mỹ Thân.
Cụ Chán thất cụ họ Ngô người họ Nguyễn tên hiệu là Mỹ Thiện.
Cụ á thất cụ họ Ngô tên hiệu là Mỹ Vi.
Ngô công tên chữ là Phúc Lệnh.
Ngô công tên chữ là Phúc Điển.
Ngô công tên chữ là Phúc Quyên.
Ngô công tên hiệu là Thuần Nhã: cụ bà người họ Đỗ tên hiệu là Diệu Thuận.
Ngô công tên chữ là Phúc Lưu; cụ bà người họ Lê tên hiệu là Diệu Trường.
Ngô công tên hiệu là Đình Tú.
Ngô công tên hiệu là Đình Nhâm.
Ngô công tên chữ là Mỹ Trực.
Ngô công tên chữ là Thuần Trực.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô thị tên hiệu là Xuân Hoa.
Ngô công tên hiệu là Tảo Du, giỗ ngày 20 tháng 4.
Ngô công tên hiệu là Tảo Linh Ngô Văn Bằng. Ngô thị tên hiệu là Xuân Dương giỗ ngày mồng 8 tháng giêng. Một thửa ruộng ở xứ cửa Nghè ba sào đông giáp ruộng hậu Phật, tây giáp Văn Tây.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Ý.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Quần.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Phú. Ruộng hậu một thửa ở xứ cửa Nghè ba sao, đông giáp đường nhỏ, tây giáp cụ Thập.
Ngô công tên hiệu là Tảo Du.
Nguyễn Huy Thức
------------------------------------
Chú thích:
(1) Xem Thạch Can: “Ai là tác giả bài hoạ thơ Vịnh bèo”, báo Tổ quốc 10-1993. Căn cứ vào tư liệu ghi trong cuốn gia phả hiện còn được bảo tồn tại dòng họ Ngô Đông Đồ này thì bài hoạ thơ “Vịnh bèo” là của Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu. Xin chép lại bài thơ đó:
Cẩm lân mật mật khẳng duy châm,
Diệp đế liên căn khởi kế thâm.
Thường dữ bạch vân tranh thủy diện,
Khẳng giao hồng nhật chiếm ba tâm.
Thiên trùng lãng đã thành nan phá,
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm.
Ngư miết giao long tàng giá lý,
Thái công vô kế hạ can tầm.
Những chữ khác ở mấy câu trên (chữ khẳng ở câu thứ nhất; chữ diệp đế ở câu thứ hai) của bài này không xa nghĩa lắm với những chữ ở bài thơ lâu nay được coi là của Giáp Hải. Chỉ có bốn chữ ở câu thứ bảy làngư, miết, giao, long, (cá, ba ba, thuồng luồng, là khác với bài Giáp Hải).
(2) Theo cụ Lượng, trước đây ngôi từ đường họ rất trang nghiêm, nhà thờ lớn, tế khí đầy đủ. Nhưng trong thời kỳ chống Pháp đã bị giặc Pháp tàn phá nặng nề. Từ đường bị đốt cháy, toàn bộ đồ thờ trang trí bị hủy hoại theo.
(3) Vì khuôn khổ bài viết có hạn, xin bỏ phần phiên âm.
(4) Các địa danh này nay đều thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc.
(5) Địa phận tỉnh Thanh Hoá.
(6) Mất 2 chữ. Từ đây trở xuống, các chữ bị mất hoặc quá mờ trong nguyên bản đều được đánh dấu bằng 3 chấm đặt giữa hai ngoặc đơn.
(7) Phần này có xen nhiều chữ Nôm chỉ tên đất như xứ Cửa Cầu, bờ gở... tên người như cụ Ngân, chú Thập...
(Theo Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1989)
- Ngô Miễn Thiệu đậu trạng nguyên khoa Mậu Dần, (1518) chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ nhập nội inh diên Trình Khê hầu thượng trụ quốc, tước Quận Công. Theo cuốn gia phả họ Ngô Đông Đồ hiện có tìm bài thơ “Vịnh bèo” là sáng tác của ông(1).
- Ngô Điền đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550), chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ, tước Nhân Sơn hầu.
- Ngô Địch đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556), chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Bồi tụng hữu thị lang bộ Lễ, tước Lãnh hải hầu.
Một dòng họ mà có năm cha con ông cháu cùng đậu tiến sĩ kề nhau; hai anh em cùng có chân trong hội Tao đàn của Lê Thánh Tông. Thật là hiếm có. Và đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đang chú ý tìm hiểu, khai thác về dòng họ này.
Để các nhà nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo, dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu phả ghi trên đá của dòng họ Ngô ở Đông Đồ.
Tấm bia đá này được dựng ngay trên nền cũ của từ đường họ: nay là nhà cụ trưởng họ Ngô Văn Lương(2). Tấm bia đá này là một trong các di vật quí của dòng họ nên rất được trân trọng giữ gìn. Bia gồm hai mặt cùng một kích thước, khổ 0,70m x 1,10m.
Mặt trước bia chạm nổi hình “Lương long triều nhật” hai con rồng chầu về mặt trời), hình rồng được khắc hoạ cách điệu uyển chuyển mềm mại. Chính giữa phía dưới là bốn chữ lớn nổi “Túc hải nguyên trừng” (Nguồn lắng bể yên). Cùng hàng với dòng chữ trên, ở bên trái và bên phải chạm hoa thị bốn cánh trong hình tròn và chữ thọ trong khuôn chữ nhật đối xứng với nhau. Diềm và chân bia không chạm trổ. Trong lòng bia khắc 21 dòng chữ Hán, mỗi dòng từ 20 đén 45 chữ.
Mặt sau trán bia chạm “Song phượng triều nguyệt” (hai con phượng chầu về mặt trăng) có xen lẫn áng mây. Phía dưới là bốn chữ Hán nổi “Trùng huyên thân thiên” (Lại cùng vui vẻ với cha mẹ trời đất).
Phần trang trí có khác mặt trước chút ít về vị trí: ở phía trái dòng chữ tên bia, ngoài là chữ “thọ” khuôn chữ nhật, trong là hoa thị trong hình tròn. Góc bên phải cũng hai hình trang trí ấy đỗi xứng với góc trái. Diềm và chân bia không có trang trí gì. Lòng bia khắc 25 dòng chữ Hán lẫn Nôm, dòng có từ 6 đến 48 chữ.
Dịch nghĩa (3):
Nguồn lắng bể yên.
(Mặt trước)
Bài phả ghi trên đá của họ Ngô xóm Đoài xã Đông Đồ, huyện Kim Anh, phủ Thiên Phúc, tỉnh Bắc Ninh.
Tôn miếu là nơi để tỏ lòng tôn kính tinh thần tổ tiên. Lễ gọi là nguồn gốc của sự báo đền cội rễ, hết lòng thành kính tận mọi lễ nghi. Họ ta vốn là người Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh. Cụ thủy tổ thiên táng vào đất phúc ở xã Tam Sơn. Từ đó về sau đại khoa nối tiếp, nhân khẩu phát triển tới nay đã hơn mười đời. Các chi ngành phân chia như Đào Quán ở Bảo Lộc, Thụy Lôi ở Yên Phong, Viên Nội ở Đông Ngạn(4) đều có phả ký đầy đủ. Một chi ở xóm ta từ cụ tổ đời thứ sáu là Ngô Quý Công tên thụy là Thuần Phác tiên sinh làm chức Tri châu châu Lang Chánh(5). Các dòng dần dần khai triển. Vào năm Nhâm Tý (1852) sửa lại từ đường bèn thuật lại đầy đủ quan tước của các đời. Tên thụy hiệu từ cụ thủy tổ tới nay ghi vào gia phả bằng đá để đời sau dựa vào đó để biết thực hư mà thờ tự, may chi không phụ công đức mở mang bồi đắp. Há dám nói là đầy đủ hay còn thiếu sót? Nay ghi:
Thủy tổ khảo tên chữ là Hải Sơn, tên thụy là Trường Khánh: bà thủy tổ tên hiệu là Từ Hoa.
Thủy tổ khảo Ngô Công tên chữ là Thiền Nho: bà thủy tổ tên chữ là Từ Nghiêm.
Tiên tổ khảo làm quan chức Tri uy tướng quân Cẩm Y vệ đình uý được tặng Thái bảo tên thụy là Quân Hiên; bà tổ tên hiệu là Từ Thuận.
Cụ cao tổ đậu Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475) làm quan chức Tham tụng Lễ bộ thượng thu kiêm Đông các đạihọc sĩ, trí sĩ được tặng Thái pphó. Ngô tướng công tên chữ là Nham Sơn; bà tổ tên hiệu là Từ Đức.
Cụ cao tổ khảo đậu Bảng nhãn khoa Quý Sửu (1493) làm quan chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Hàn lâm viện thị thư được tặng Thái bảo. Ngô tướng công tên chữ là Đông Sơn, tên thụy là Hoè Hiên; bà tổ tên hiệu là Trinh Thảo.
Cụ cao tổ khảo đậu Trạng nguyên khoa Mậu Dần (1518) làm quan chức Tham tụng Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên tước Trình khê hầu thượng trụ quốc tặng tước quận công Ngô tướng công tên chữ là Thuần Nhã, tên thụy là Ngung Sơn; bà tổ tên hiệu là Đoan Huệ.
Cụ cao tổ khảo đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550) làm quan chức Tham tụng Lễ bộ thượng thu tước nHân sơn hầu, Ngô tướng công tên thụy là Trúc Am, bà tổ tên hiệu là Từ Ý.
Cụ cao tổ đậu Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556) làm quan chức Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Bồi tụng Lễ bộ hữu thị lang tước Lãnh hải hầu. Ngô tướng công tên chữ là Mặc Hiên, tên thụy là Hương Sơn; bà tổ tên hiệu là Thục Tiết.
Cụ Cao tổ khảo làm quan chức Triều Liệt đại phu kiêm Thông chính sứ Ngô Quý Công tên chữ là An Sơn; Bà tổ tên hiệu là Từ Ân.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Hiển cung đại phu Tham chánh sứ. Ngô Quý Công tên chữ là Yên Sơn; bà tổ tên hiệu là Từ Vinh.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Tri châu châu Lang Chánh Ngô tướng công tên chữ là Hoa Sơn, tên thụy là Thuần Phúc; bà tổ tên hiệu là Từ An; bà Chánh thất tên hiệu là Diệu Chất; bà á thất tên hiệu là Hiền Tiết; bà thữ thất tên hiệu là Mỹ Hảo; bà trắc thất tên hiệu là Diệu Tính.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Kim tử Vinh lộc đại phu tham nghị tán trị thừa chánh sứ xứ Thái Nguyên tước Kim Ngạn tử Ngô tướng công tên chữ là Đông Sơn, tên thụy là Thuần Nhất; bà tổ người họ Hạ tên hiệu là Huệ Mỹ; bà á thất tên hiệu là Từ Trực.
Cụ cao tổ khảo Ngô Quý Công tên chữ là Quảng tâm.
Cụ cao tổ khảo Ngô Quý Công tên chữ là Kính Tâm; bà tổ tên hiệu là Từ Chính, tên hiệu là Thừ Thuận.
Cụ cao tổ khảo làm quan chức Hữu dụ đức quản hiệu cơ huyện Châu định, tước Lý phương có tên hiệu là Thanh Sơn, tên thụy là (...)(6).
Tổ khảo tên chữ là Mỹ Thuần.
Tổ khảo tên chữ là Thuần Tâm.
Tổ khảo làm quan chức Đồng tri phủ Trường Khánh Ngô Quý Công tên chữ là Lam Sơn, tên thụy là Thuần Đôn; bà tổ người họ Nguyễn tên hiệu là Từ Pháp; bà á thất tên hiệu là Diệu Hương.
Tổ khảo Ngô Quý Công tên hiệu là Đống Sơn.
Tổ khảo Ngô Quý Công làm quan chức huyện thừa tên hiệu là Đồ Sơn, tên thụy là Thuần Hậu.
Tổ khảo kính nhận chức Tri sự tên chữ là Viên Sơn, tên hiệu là Thái Mỹ; bà tổ người họ Trần tên hiệu là Diệu Thực.
Tổ khảo kính nhận chức Tri sự Ngô Quý Công tên chữ là Hiên Sơn, tên hiệu là Trung Bình; bà tổ người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tuyền.
Ngô Công tên hiệu là Trịnh Mẫn giỗ ngày 25 (...).
Ông tổ nuôi tước Hưng quận công Dương tướng công tên chữ là Phúc (...) tên thụy là (...)
Hưng quận công Trần tướng công tên chữ là Quốc Cơ, tên thụy là Trung Hậu.
Ông tổ ngoại tên chữ là phúc Tính (...)
Tổ khảo Trần tướng công tên chữ là Thuần Phác; bà tổ tên hiệu là Mỹ Hạnh.
Cao tổ khảo Trần Quý Công tên chữ là Phúc Tiên; bà tổ tên hiệu là Ý Thiên.
Tổ ngoại: cao tổ khảo xã Đông Đồ người họ Hạ tên chữ là Phúc Kiểm; bà tổ tên hiệu là Từ Xuân.
Cụ cao tổ khảo người họ Hạ; bà tổ tên hiệu là Trinh Thuận; bà tổ tên hiệu là Đoan Huệ.
Cụ cao tổ khảo người họ Nguyễn tên chữ là Đức Nghiêm; bà tổ tên hiệu là Diệ Tùng.
Lại cùng vui vẻ với cha mẹ trời đất.
(Mặt sau)
Bia ghi ruộng tế hậu tổ. Việc thờ cúng hậu tổ ai nấy đều coi trọng. Vì thế cho nên tế thì phải có ruộng mà thờ không có nơi cũng dễ đổi thay, đó là điều có thực. Nó cũng chính là lý do việc khắc bia vậy. Nhà ta tổ tiên gây dựng các chi phái phát triển. Sự tôn kính ngày càng được quý trọng đến nơi đến chốn, khói hương nghi ngút hợp với sự hưởng tự của tổ khảo ở nơi tôn thờ từ. Nói rằng nếu như hương khói của một nhà riêng, sao bằng mũ áo của cả dòng họ được. Báo đền đức tổ mà việc đáp lại công ơn cha mẹ cũng đạt được. Việc hưởng tự cùng với việc con cháu sau này tôn kính tổ thiên có quan hệ với lẽ thường của tổ tiên, với con cháu đời sau.
Ôi! Há dám coi nhẹ. Nay kính đem tôn hiệu ngày giỗ, ruộng giỗ chạm khắc vào đá để mãi truyền cho đời sau. Nếu như về sau có kẻ nào dám đổi thay phế bỏ, thiếu sót lễ nghi xin thần linh tổ tiên chu khiển không tha thứ. Nay ghi:
Tôn hiệu, ngày giỗ, ruộng tế ghi sau đây:
Ngô công tên chữ là Thông Liên, giỗ ngày 11 tháng 10.
Một thửa xứ Cửa Cầu(7) 12 thước, đông giáp gò đất, tây giáp ruộng công.
Một thửa xứ Đầu Bát ba sào, ba thước, đông giáp ruộng cụ Ngân, tây (...).
Ngô công tên chữ là Phúc Trù, cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tường. Một thửa xứ Cửa bảy sào một thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng chú Thập. Một thửa xứ ấy một sào một thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp bờ gò.
Một thửa xứ ấy, hai sào ba thước, đông giáp ao công, tây giáp hào Tiến.
Ngô công tên chữ là Mỹ Hậu, giỗ ngày mồng 2 tháng 5.
Một thửa cửa Nghè, đông giáp ruộng công, tây giáp đường nhỏ, ba sào.
Một thửa xứ Cầu Mộc (...). Một thửa xứ ấy một sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp Chánh Ngữ. Một thửa xứ ấy ba sào, đông (...) tây giáp thị Căn. Một thửa cửa Đền bốn sào, đông giáp bản tộc, tây giáp cụ Trùm. Một thửa xứ ấy, hai sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp bản tộc. Cụ bà họ Đoàn tên hiệu là Diệu Khánh.
Một thửa cửa Nghè một sào một thước sáu tấc sáu phân.
Một thửa xứ ấy bốn sào chín thước, chín tấc.
Một thửa xứ đồng Sau hai sào chín thước, đông giáp chủ cũ, tây giáp tư Nhã. Một thửa xứ ấy, hai sào sáu thước, đông giáp cụ Lại, tây giáp chủ cũ.
Ngô công tên chữ là Trực Kỳ, giỗ ngày mồng 10 tháng 5.
Một thửa xứ Con Voi hai sào, đông giáp ruộng giáp nhà, tây giáp ruộng Văn Bổ. Một thửa xứ Đầu Bát một sào hai thước.
Ngô công tên chữ là Khắc Thục, giỗ ngày mồng 5 tháng 12.
Một thửa xứ Đầu Đìa, ba sào, đông giáp ruộng Thị Tăng, tây giáp đường nhỏ. Một thửa xứ điếm Mới, một sào ba thước, đông giáp chủ ruông, tây giáp ruộng bà hậu. Cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Tiên, giỗ ngày 16 tháng 3.
Sau từ chỉ một sào, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng Văn Quyên. Một thửa xứ Nậm gia một sào mười thước, đông giáp ruộng Văn Túc tây giáp ruộng Lý hạnh. Một thửa xứ ấy một sào năm thước.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Tại, một thửa ở Lý Khẩu, tây giáp ruộng Lý Khẩu.
Ngô Thị tên hiệu là Diệu Hiên một thửa xứ Đồng Đìa một sào mười thước. Một thửa xứ Cầu Mái mười hai thước.
Ngô công tên hiệu là Tảo Phu, giỗ ngày 16 tháng 3.
Một thửa xứ Ngưu, hai sào mười ba thước, đông giáp ruộng Chú Thập, tây giáp đường nhỏ.
Ngô công tên chữ là Phúc Trực, giỗ ngày mồng 10 tháng giêng.
Ngô công tên chữ là Phúc Thạch, giỗ ngày 14 tháng 4.
Ruộng công một thửa hai sào năm thước xứ cầu Mái, đông giáp Cống Trúc, tây giáp Cống Tăng.
Ngô công tên hiệu là Thuần Trực giỗ ngày mồng 10 tháng Chạp. Cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Ân, ruộng hai thửa, một sào bốn thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp Văn Lâm. Một thửa ruộng để mộ của tổ tiên ở đồng Đìa, mười hai thước, đông tây giáp thôn Đìa. Một chiếc ao ở trước từ đường cho trưởng họ giữ. Ruộng công ở xứ đồng Điếu, ba thửa liền nhau là tám sào bảy thước, đông giáp đường nhỏ, tây giáp ruộng Văn Lễ. Một thửa ở xứ trước cầu Mái mười ba thước... đông tây giáp đường nhỏ.
Lập bài văn bia ngày 15 tháng 3 năm Tự Đức 7 (1854).
Người trong họ là Ngô Đình Thư viết, Ngô Dưỡng kính soạn.
Hậu tổ tên chữ là Diệu Khánh cho trưởng họ một thửa ruộng đèn hương.
Bản họ tu sửa từ đường. Ai tiến cúng ba quan được ghi tên. Từ nay về sau các ngày lễ tiết hằng năm được phối hưởng.
Ngô công tên chữ là Quách Sơn tên thụy là Thuần Đạo làm chức huyện thừa huyện Vĩnh Khang; Cụ bà người họ Phạm tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô công tên chữ là Nam sơn, tên hiệu là Thụy Khánh; Cụ bà người họ Trần tên hiệu là Diệu Trinh.
Ngô công tên chữ là Đức Võng, tên hiệu là Trưng Bình; cụ bà người họ Trần tên hiệu là Diệu Thường, cụ họ Đỗ tên hiệu là Diệu Nga, cụ họ Trần tên hiệu là Diệu Minh; Ngô thị hiệu Diệu Minh.
Ngô công tên chữ là Trần Quản, tên hiệu là Trung Thuần; cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô công tên chữ là Trung Định; cụ bà người họ Lê tên hiệu là Diệ Lực; cụ họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Y.
Ngô công tên chữ là Phúc Thái; cụ bà người họ Đỗ tên hiệu là Diệu Minh.
Ngô công tên chữ là Trung Thực.
Ngô công tên chữ là Phúc Xuân; cụ bà người họ Nguyễn tên chữ là Từ Đức.
Ngô công tên tên chữ là Phúc Chí; cụ bà nguời họ Đỗ tên hiệu là Diệu Viên.
Ngô công tên chữ là Phúc Khang; cụ bà tên hiệu là Diệu Lam.
Ngô công tên chữ là Cẩn Tín; cụ bà người họ Nguyễn tên hiệu là Diệu Ngàn.
Ngô công tên chữ là Đức Uẩn, tên hiệu là Phúc Hợp; cụ bà người họ Ngô tên hiệu là Diệu Vạn; cụ á thất tên hiệu là Diệu Nhiên; cụ á thất người họ Hạ tên hiệu là Diệu Lợi: cụ đích thất cụ họ Ngô người họ Nguyễn tên hiệulà Mỹ Thân.
Cụ Chán thất cụ họ Ngô người họ Nguyễn tên hiệu là Mỹ Thiện.
Cụ á thất cụ họ Ngô tên hiệu là Mỹ Vi.
Ngô công tên chữ là Phúc Lệnh.
Ngô công tên chữ là Phúc Điển.
Ngô công tên chữ là Phúc Quyên.
Ngô công tên hiệu là Thuần Nhã: cụ bà người họ Đỗ tên hiệu là Diệu Thuận.
Ngô công tên chữ là Phúc Lưu; cụ bà người họ Lê tên hiệu là Diệu Trường.
Ngô công tên hiệu là Đình Tú.
Ngô công tên hiệu là Đình Nhâm.
Ngô công tên chữ là Mỹ Trực.
Ngô công tên chữ là Thuần Trực.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Cần.
Ngô thị tên hiệu là Xuân Hoa.
Ngô công tên hiệu là Tảo Du, giỗ ngày 20 tháng 4.
Ngô công tên hiệu là Tảo Linh Ngô Văn Bằng. Ngô thị tên hiệu là Xuân Dương giỗ ngày mồng 8 tháng giêng. Một thửa ruộng ở xứ cửa Nghè ba sào đông giáp ruộng hậu Phật, tây giáp Văn Tây.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Ý.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Quần.
Ngô thị tên hiệu là Diệu Phú. Ruộng hậu một thửa ở xứ cửa Nghè ba sao, đông giáp đường nhỏ, tây giáp cụ Thập.
Ngô công tên hiệu là Tảo Du.
Nguyễn Huy Thức
------------------------------------
Chú thích:
(1) Xem Thạch Can: “Ai là tác giả bài hoạ thơ Vịnh bèo”, báo Tổ quốc 10-1993. Căn cứ vào tư liệu ghi trong cuốn gia phả hiện còn được bảo tồn tại dòng họ Ngô Đông Đồ này thì bài hoạ thơ “Vịnh bèo” là của Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu. Xin chép lại bài thơ đó:
Cẩm lân mật mật khẳng duy châm,
Diệp đế liên căn khởi kế thâm.
Thường dữ bạch vân tranh thủy diện,
Khẳng giao hồng nhật chiếm ba tâm.
Thiên trùng lãng đã thành nan phá,
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm.
Ngư miết giao long tàng giá lý,
Thái công vô kế hạ can tầm.
Những chữ khác ở mấy câu trên (chữ khẳng ở câu thứ nhất; chữ diệp đế ở câu thứ hai) của bài này không xa nghĩa lắm với những chữ ở bài thơ lâu nay được coi là của Giáp Hải. Chỉ có bốn chữ ở câu thứ bảy làngư, miết, giao, long, (cá, ba ba, thuồng luồng, là khác với bài Giáp Hải).
(2) Theo cụ Lượng, trước đây ngôi từ đường họ rất trang nghiêm, nhà thờ lớn, tế khí đầy đủ. Nhưng trong thời kỳ chống Pháp đã bị giặc Pháp tàn phá nặng nề. Từ đường bị đốt cháy, toàn bộ đồ thờ trang trí bị hủy hoại theo.
(3) Vì khuôn khổ bài viết có hạn, xin bỏ phần phiên âm.
(4) Các địa danh này nay đều thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc.
(5) Địa phận tỉnh Thanh Hoá.
(6) Mất 2 chữ. Từ đây trở xuống, các chữ bị mất hoặc quá mờ trong nguyên bản đều được đánh dấu bằng 3 chấm đặt giữa hai ngoặc đơn.
(7) Phần này có xen nhiều chữ Nôm chỉ tên đất như xứ Cửa Cầu, bờ gở... tên người như cụ Ngân, chú Thập...
(Theo Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1989)