Về nguồn gốc bốn câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội
- THUrsday - 18/06/2020 14:24
- |Close page
Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Bốn câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội
Khi nhắc đến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị (28-6 đến 16-9-1972) hay những ngày đỏ lửa thành cổ Quảng trị, ai cũng biết 4 câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội đã được khắc trên bia đá đặt bên bờ sông Thạch Hãn. Tiếc thay ai đó do thiếu hiểu biết đã tàn nhẫn đục khỏi bia đá tên tác giả của bài thơ (anh Lê Bá Dương).
Những người lính sống sót trong chiến dịch này không ai cầm được nước mắt, những hồi ức về một thời chinh chiến ào về trong họ khi nghe đọc lại bài thơ. Nhưng bài thơ được truyền miệng đã tạo ra nhiều dị bản khác nhau, là một người lính đã từng tham gia chiến dịch, ngày 16.7.2017 chúng tôi trở lại thành cổ, thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ đồng đội, trong tôi trào dâng một cảm xúc và thấy cần tìm hiểu đến ngọn nguồn bài thơ đã nói thay cho tấm lòng của mỗi người còn sống với những người đồng đồng đội đã không trở về. Chúng tôi xin dẫn bài viết dưới đây của tác giả Nghi PH về nguồn gốc của bài thơ để trả lại vẻ trong sáng của nguyên tác.
Trong ảnh, Lê Bá Dương là chiến sĩ đang cầm súng AK.
1. Về tác giả
Anh Lê Bá Dương tự kể: Bố tôi là người TP. Vinh, mẹ quê Diễn Châu, gia đình lên Nghĩa Đàn ở, tôi lại sinh ở Hà Nội, học ở Hà Đông, 13 tuổi về lại Nghệ An, 15 tuổi tôi trốn nhà đi bộ đội.
Anh Lê Bá Dương hiện nay là nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn hoá tại Nha Trang.
Nhập ngũ năm 15 tuổi và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… Người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên khắp cơ thể đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.
Hồi ấy, trên mặt trận B5 từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Dạo đó, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm. Hàng đêm, bộ đội từ bờ bắc vượt sông Thạch Hãn bổ xung vào lực lượng bảo vệ thành cổ, nhưng cũng mỗi ngày nhìn lại chỉ thấy toàn lính mới. Lính của ngày hôm trước đã mãi mãi nằm lại mảnh đất Quảng Trị. Cái thuở máu lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân. Ngày cuối cùng, khi có lệnh rút quân, nước sông mùa mưa dâng cao, bộ đội vượt sông về bờ bắc dưới pháo sáng và làn đạn dày đặc của địch, ít người may mắn lên được bờ, phần lớn các anh là các sinh viên từ các trường đại học nhập ngũ ở tuổi 19-20, các anh mãi mãi nằm lại dưới đáy sông ...
2. Về bản thảo ban đầu của bài thơ Đò lên Thạch Hãn
Từ năm 1976, năm nào anh Lê Bá Dương cũng về Quảng Trị thăm viếng đồng đội đã hy sinh. Năm 1987, như mọi năm, Lê Bá Dương về lại Quảng Trị, vào chợ mua hoa. Trước đây anh chỉ hái hoa dại, hoa rừng. Năm 87, lần đầu tiên anh mua hoa ở chợ. Xuống sát mép sông Thạch Hãn anh gặp một bà thuyền chài. Anh bảo: - Mệ cho con đi thuyền dọc sông một vài tiếng, hết bao tiền con trả. Bà cụ đồng ý 8 ngàn đồng một tiếng. Anh ngồi thuyền thả hoa trên sông, nước mắt nhạt nhòa. Bà cụ không nói gì, nhìn anh thả hoa và lặng lẽ chèo đều đặn. 4 tiếng sau, anh bảo 8 ngàn/1 giờ, 4 giờ con trả mệ 50 ngàn. Bà cụ quỳ xuống, khóc nói: - Mi làm rứa sao mệ dám lấy tiền của mi!
Chào mẹ, anh lên bờ, ngồi bó gối nhìn dòng sông. Hoa vừa thả dập dờn trôi theo dòng nước. Anh miên man nghĩ: Anh em đang nằm dưới sông, bập bềnh theo những cánh hoa. Có cái thuyền máy chạy ngược lên, bọt nước khua trắng. Tự nhiên nước mắt anh ứa ra. Trong đầu anh hình thành những vần thơ. Nguyên văn ban đầu là:
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong
Lời bình:
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đó là lời thỉnh cầu của người cựu chiến binh đối với những ai đi lại trên dòng sông này. Dưới đáy sông các bạn tôi đang yên nghỉ, xin đừng khuấy động. Hãy để cho các bạn của tôi ngủ yên!
Mọi người qua đây là qua một nơi linh thiêng. Biết bao chàng trai của đất Việt đã nằm xuống trong lòng dòng sông này. Hãy dành những phút giây lắng đọng bên họ. Có vội, có vội đến mấy cũng xin nhớ rằng, rất nhiều, rất nhiều đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng làm gì khuấy đục dòng trong của con sông đã ôm ấp đồng đội của tôi vào lòng đất mẹ.
Nằm bên bờ sông, phía tây thành cổ cạnh đường 1 là khu chợ Đông Hà. Phải chăng cuộc đời như một phiên chợ chiều? Người ta cứ vội vội vàng vàng bán mua? Anh thỉnh cầu, anh tha thiết mong muốn những người sống trên mảnh đất này đừng khuấy đục dòng đời để những người bạn của anh nằm dưới đó được yên nghỉ. Anh dùng hai lần từ “xin” trong một câu thơ. Ai đó khuấy đục dòng đời là có tội với những người đã ngã xuống cho đất nước có hòa bình, tự do hôm nay.
Phải chăng, đây chính là những điều mà Lê Bá Dương muốn chia sẻ với chúng ta. Bởi vậy, bản thảo đầu tiên của bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã là một bài thơ rất hay. Nó có giá trị riêng của nó.
3. Bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã được tác giả sửa theo gợi ý của bạn bè
Lê Bá Dương đọc bài thơ Đò lên Thạch Hãn cho các anh Thế Vũ, Đỗ Kim Cuông nghe. Các anh ấy rất thích bài thơ này, đồng thời có góp ý và khuyên Lê Bá Dương sửa lại để đăng báo. Lê Bá Dương đã sửa và chúng ta có bản cuối cùng của bài thơ như sau:
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Lời bình:
So với bản ban đầu, ở câu đầu từ “xin” được thay bằng từ “ơi”. Câu thứ hai vẫn giữ nguyên. Hai câu cuối được thay mới hoàn toàn.
Trong câu thứ nhất, từ “ơi” là thán từ. Ơi gắn với gọi đò. Ở nhiều địa phương, dân ta vẫn gọi: Ơi… đò, bớ… đò! Tiếng gọi vang vọng trên mênh man sóng nước. Tiếng gọi trôi theo dòng sông. Trong bản ban đầu tác giả dùng từ “xin”. “Xin” thể hiện sự mong ước về sự tĩnh lặng. “Ơi” thể hiện sự lan tỏa theo không gian, theo thời gian. Ơi… đò, bớ người vang vọng mãi một lời nhắc nhở Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước- một câu thơ đau đáu. Một câu thơ làm thổn thức trái tim tôi. Tôi nhớ đến cả một thế hệ “tuổi hào hoa ra trận”. Cả một thế hệ mười tám đôi mươi rời ghế trường phổ thông, trường đại học xung trận. Được huấn luyện cấp tốc 2- 3 tháng, biết bắn là xuất quân. Vào trận bắn xong, chưa biết tránh làn đạn bắn trả. Lóng nga lóng ngóng. Lính mới toe mà. Có anh chưa kịp bắn một viên đạn nào đã hy sinh. Vượt qua sông không bị thương, không hy sinh đã là có chiến tích rồi. Giáp mặt với đối phương- hy sinh. Đi lấy gạo, lấy đạn- hy sinh. Đi hái rau- hy sinh. Đi chôn cất đồng đội- hy sinh. Đưa đồng đội bị thương về tuyến sau- hy sinh… Cả một thế hệ tuổi đôi mươi ra đi không về với Mẹ. Các anh không bao giờ già như tôi, như các chị các anh. Các anh “mãi mãi tuổi hai mươi”!
Thế rồi tuổi hai mươi của các anh thành sóng nước. Dòng sông thực dường như không thấy nữa. Ta thấy một dòng sông tâm linh của tuổi trẻ, của tình yêu bất diệt đang chảy hiền hòa, đang vỗ về những người mẹ, người cha, người vợ ngày đêm trông ngóng. Ở tầm rộng lớn hơn, những sóng nước ấy ôm ấp, giữ gìn đất nước này, vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Hai câu thơ mới Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm có sức khái quát rất cao. Một thế hệ đã hy sinh vì sự trường tồn của đất nước. Tổ quốc và mỗi người chúng ta mãi mãi biết ơn các anh!
4. Những dị bản
Dị bản 1:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Dị bản 2:
Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Dị bản 3 :
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn có bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...
Dị bản 4:
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...
Cuối cùng xin thông báo một lần nữa: Bài thơ Đò lên Thạch Hãn của anh Lê Bá Dương đã được anh Trần Bắc Hải- một người KGU chúng ta phổ nhạc.
Nguồn: NghiPH. http://www.studentkgu.vn/news/detail/id_1786/sec_2/cat_11/
Ghi chú: “Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu, xương và thịt, sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28-6 đến 16-9-1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót” (Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 9-8-1972). Trong trận chiến này, Hoa Kỳ đã ném xuống Quảng Trị khoảng 328 nghìn tấn bom, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 và đã phá hủy hoàn toàn 1 vạn ngôi nhà và tòa Thành cổ.
Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Máu xương của các anh trộn lẫn đất thành cổ Quảng Trị. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng... Hiện đang được đầu tư xây dựng khu di tích trở thành một công viên văn hóa, tưởng niệm với các hạng mục như đài tưởng niệm trung tâm, bảo tàng, đài chứng tích sinh viên, vườn hoa cảnh.
Sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, cựu chiến binh Lê Bá Dương và một số đồng đội của ông hàng năm đều về Quảng Trị ít nhất một lần để tưởng niệm những đồng đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hy sinh và thả hoa xuống dòng sông Thạch Hãn. Xuất phát từ đó, những năm gần đây, hàng năm cứ vào ngày 27 tháng 7 (Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam) cũng là gần dịp rằm tháng bảy có lễ Vu Lan báo hiếu, chính quyền tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm những người đã nằm lại tại Thành cổ trong 81 ngày đêm của trận đánh. Từ sau kỷ niệm 40 năm chiến đấu bảo vệ Thành cổ, ngoài những lễ thả hoa của các đoàn về thăm. Chính quyền- Nhân dân thị xã thường xuyên tổ chức Chương trình "Đêm hoa đăng" vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tưởng niệm và tri ân những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trên dòng sông huyền thoại này. Chương trình đó đã trở thành nét Văn hóa mới của thị xã Quảng trị trong thời kỳ đổi mới.
Cổng phía Tây thành cổ Quảng trị đã được phục dựng lại sau chiến tranh (Ảnh trái chụp 7.2007) và đài tưởng niệm các chiến sĩ ở trung tâm Thành cổ (Ảnh phải chụp 7.2017). Vì phần lớn các chiến sĩ tham gia chiến dịch này là các sinh viên từ các trường đại học trong cả nước nhập ngũ trong các năm 1971, 1972, vì vậy trên biểu tượng khu mộ tập thể các chiến sĩ có tháp bút cao 81m tượng chưng cho 81 ngày đêm giữ thành.
Hành trang người lính được đặt trong lòng đài tưởng niệm và hình ảnh người thương binh vẫn tiếp tục chiến đấu giữ thành (Ảnh chụp 7.2007).
Đài chứng tích sinh viên nằm bên phải đài tưởng niệm liệt sĩ. Người phụ nữ mặc áo hoa màu đen là người yêu của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, anh đã hy sinh trong thành cổ Quảng trị và cuốn nhật ký của anh đã được nhà xuất bản Thanh niên xuất bản. Hàng năm chị vẫn từ Liên Xô (cũ) về Quảng trị để thắp hương cho anh và cho các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây (Ảnh chụp 7.2007).
Bên trong bảo tàng Thành cổ Quảng Trị (Ảnh chụp 7.2007).
Thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp 7.2017).
Tượng đài tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ Trung đội Mai Quốc Ca bên cầu sông Thạch Hãn Quảng Trị vào năm 1972 (ảnh trái), Thành cổ Quảng trị và dòng sông Thạch Hãn nhìn từ trên cao (ảnh phải). Đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10/4/1972, Trung đội quân giải phóng mang tên trung đội trưởng Mai Quốc Ca gồm 20 chiến sĩ thuộc Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 do Đại đội phó Nguyễn Văn Thỏa chỉ huy. Các anh đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ là mang 100 kg bộc phá, thọc sâu chiếm giữ và đánh sập cầu Quảng Trị, nhằm cắt đường viện trợ của địch từ phía Nam ra các căn cứ quân sự ở Ái Tử, Đông Hà; tạo điều kiện để các cánh quân của ta tiêu diệt lực lượng mạnh nhất của địch ở chiến trường Quảng Trị. Sợ mục tiêu bị lộ cả trung đoàn hành quân lặng lẽ trong đêm. Rạng sáng ngày 10/4/1972, tiểu đội đầu tiên của Trung đội Mai Quốc Ca xuất kích thì vướng mìn Cờ-lây-mo của địch. Địch khẩn cấp điều động một lực lượng lớn với ba tiểu đoàn lính tinh nhuệ có máy bay, xe tăng và pháo binh yểm trợ tạo thành một gọng kìm lớn bao vây Trung đội Mai Quốc Ca. Cả trung đội lọt thỏm giữa vòng vậy của địch. Với tinh thần "1 thắng 100", 20 chiến sĩ quân giải phóng đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tiến công điên cuồng của địch từ nhiều phía. Hết đợt này đến đợt khác, các chiến sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng quyết không chịu khuất phục. Quần nhau với giặc suốt từ rạng sáng cho đến quá nửa trưa thì cả 19 anh em trong trung đội hi sinh, còn lại một người bị thương nặng và bị địch bắt. Khi tiếng súng ngừng hẳn, chúng xếp các anh nằm thành hàng ngang, phơi nắng để thị uy tinh thần những người dân hướng về cách mạng, chúng vẫn khép chặt vòng vây không cho bất cứ người dân nào đến mang xác các anh về mai táng. Để ghi nhớ công ơn các anh hùng - liệt sĩ Trung đội Mai Quốc Ca, ngay tại nơi các anh hy sinh, tỉnh Quảng Trị cùng phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải đã xây dựng một đài tưởng niệm. Cụm tượng đài với hình tượng của một trái tim lớn, bên trong có 20 trái tim đỏ tươi soi bóng xuống dòng sông Thạch Hãn như một biểu tượng bất diệt của tinh thần chiến đấu quả cảm. Bên dưới tượng đài có một tấm bia hình trái tim khắc ghi tên tuổi, quê quán của 19 anh hùng liệt sĩ
(Báo Giáo dục Việt Nam.net 16.7.2017).
Khi nhắc đến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị (28-6 đến 16-9-1972) hay những ngày đỏ lửa thành cổ Quảng trị, ai cũng biết 4 câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội đã được khắc trên bia đá đặt bên bờ sông Thạch Hãn. Tiếc thay ai đó do thiếu hiểu biết đã tàn nhẫn đục khỏi bia đá tên tác giả của bài thơ (anh Lê Bá Dương).
Những người lính sống sót trong chiến dịch này không ai cầm được nước mắt, những hồi ức về một thời chinh chiến ào về trong họ khi nghe đọc lại bài thơ. Nhưng bài thơ được truyền miệng đã tạo ra nhiều dị bản khác nhau, là một người lính đã từng tham gia chiến dịch, ngày 16.7.2017 chúng tôi trở lại thành cổ, thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ đồng đội, trong tôi trào dâng một cảm xúc và thấy cần tìm hiểu đến ngọn nguồn bài thơ đã nói thay cho tấm lòng của mỗi người còn sống với những người đồng đồng đội đã không trở về. Chúng tôi xin dẫn bài viết dưới đây của tác giả Nghi PH về nguồn gốc của bài thơ để trả lại vẻ trong sáng của nguyên tác.
Trong ảnh, Lê Bá Dương là chiến sĩ đang cầm súng AK.
1. Về tác giả
Anh Lê Bá Dương tự kể: Bố tôi là người TP. Vinh, mẹ quê Diễn Châu, gia đình lên Nghĩa Đàn ở, tôi lại sinh ở Hà Nội, học ở Hà Đông, 13 tuổi về lại Nghệ An, 15 tuổi tôi trốn nhà đi bộ đội.
Anh Lê Bá Dương hiện nay là nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn hoá tại Nha Trang.
Nhập ngũ năm 15 tuổi và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… Người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên khắp cơ thể đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.
Hồi ấy, trên mặt trận B5 từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Dạo đó, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm. Hàng đêm, bộ đội từ bờ bắc vượt sông Thạch Hãn bổ xung vào lực lượng bảo vệ thành cổ, nhưng cũng mỗi ngày nhìn lại chỉ thấy toàn lính mới. Lính của ngày hôm trước đã mãi mãi nằm lại mảnh đất Quảng Trị. Cái thuở máu lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân. Ngày cuối cùng, khi có lệnh rút quân, nước sông mùa mưa dâng cao, bộ đội vượt sông về bờ bắc dưới pháo sáng và làn đạn dày đặc của địch, ít người may mắn lên được bờ, phần lớn các anh là các sinh viên từ các trường đại học nhập ngũ ở tuổi 19-20, các anh mãi mãi nằm lại dưới đáy sông ...
2. Về bản thảo ban đầu của bài thơ Đò lên Thạch Hãn
Từ năm 1976, năm nào anh Lê Bá Dương cũng về Quảng Trị thăm viếng đồng đội đã hy sinh. Năm 1987, như mọi năm, Lê Bá Dương về lại Quảng Trị, vào chợ mua hoa. Trước đây anh chỉ hái hoa dại, hoa rừng. Năm 87, lần đầu tiên anh mua hoa ở chợ. Xuống sát mép sông Thạch Hãn anh gặp một bà thuyền chài. Anh bảo: - Mệ cho con đi thuyền dọc sông một vài tiếng, hết bao tiền con trả. Bà cụ đồng ý 8 ngàn đồng một tiếng. Anh ngồi thuyền thả hoa trên sông, nước mắt nhạt nhòa. Bà cụ không nói gì, nhìn anh thả hoa và lặng lẽ chèo đều đặn. 4 tiếng sau, anh bảo 8 ngàn/1 giờ, 4 giờ con trả mệ 50 ngàn. Bà cụ quỳ xuống, khóc nói: - Mi làm rứa sao mệ dám lấy tiền của mi!
Chào mẹ, anh lên bờ, ngồi bó gối nhìn dòng sông. Hoa vừa thả dập dờn trôi theo dòng nước. Anh miên man nghĩ: Anh em đang nằm dưới sông, bập bềnh theo những cánh hoa. Có cái thuyền máy chạy ngược lên, bọt nước khua trắng. Tự nhiên nước mắt anh ứa ra. Trong đầu anh hình thành những vần thơ. Nguyên văn ban đầu là:
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong
Lời bình:
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đó là lời thỉnh cầu của người cựu chiến binh đối với những ai đi lại trên dòng sông này. Dưới đáy sông các bạn tôi đang yên nghỉ, xin đừng khuấy động. Hãy để cho các bạn của tôi ngủ yên!
Mọi người qua đây là qua một nơi linh thiêng. Biết bao chàng trai của đất Việt đã nằm xuống trong lòng dòng sông này. Hãy dành những phút giây lắng đọng bên họ. Có vội, có vội đến mấy cũng xin nhớ rằng, rất nhiều, rất nhiều đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng làm gì khuấy đục dòng trong của con sông đã ôm ấp đồng đội của tôi vào lòng đất mẹ.
Nằm bên bờ sông, phía tây thành cổ cạnh đường 1 là khu chợ Đông Hà. Phải chăng cuộc đời như một phiên chợ chiều? Người ta cứ vội vội vàng vàng bán mua? Anh thỉnh cầu, anh tha thiết mong muốn những người sống trên mảnh đất này đừng khuấy đục dòng đời để những người bạn của anh nằm dưới đó được yên nghỉ. Anh dùng hai lần từ “xin” trong một câu thơ. Ai đó khuấy đục dòng đời là có tội với những người đã ngã xuống cho đất nước có hòa bình, tự do hôm nay.
Phải chăng, đây chính là những điều mà Lê Bá Dương muốn chia sẻ với chúng ta. Bởi vậy, bản thảo đầu tiên của bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã là một bài thơ rất hay. Nó có giá trị riêng của nó.
3. Bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã được tác giả sửa theo gợi ý của bạn bè
Lê Bá Dương đọc bài thơ Đò lên Thạch Hãn cho các anh Thế Vũ, Đỗ Kim Cuông nghe. Các anh ấy rất thích bài thơ này, đồng thời có góp ý và khuyên Lê Bá Dương sửa lại để đăng báo. Lê Bá Dương đã sửa và chúng ta có bản cuối cùng của bài thơ như sau:
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Lời bình:
So với bản ban đầu, ở câu đầu từ “xin” được thay bằng từ “ơi”. Câu thứ hai vẫn giữ nguyên. Hai câu cuối được thay mới hoàn toàn.
Trong câu thứ nhất, từ “ơi” là thán từ. Ơi gắn với gọi đò. Ở nhiều địa phương, dân ta vẫn gọi: Ơi… đò, bớ… đò! Tiếng gọi vang vọng trên mênh man sóng nước. Tiếng gọi trôi theo dòng sông. Trong bản ban đầu tác giả dùng từ “xin”. “Xin” thể hiện sự mong ước về sự tĩnh lặng. “Ơi” thể hiện sự lan tỏa theo không gian, theo thời gian. Ơi… đò, bớ người vang vọng mãi một lời nhắc nhở Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước- một câu thơ đau đáu. Một câu thơ làm thổn thức trái tim tôi. Tôi nhớ đến cả một thế hệ “tuổi hào hoa ra trận”. Cả một thế hệ mười tám đôi mươi rời ghế trường phổ thông, trường đại học xung trận. Được huấn luyện cấp tốc 2- 3 tháng, biết bắn là xuất quân. Vào trận bắn xong, chưa biết tránh làn đạn bắn trả. Lóng nga lóng ngóng. Lính mới toe mà. Có anh chưa kịp bắn một viên đạn nào đã hy sinh. Vượt qua sông không bị thương, không hy sinh đã là có chiến tích rồi. Giáp mặt với đối phương- hy sinh. Đi lấy gạo, lấy đạn- hy sinh. Đi hái rau- hy sinh. Đi chôn cất đồng đội- hy sinh. Đưa đồng đội bị thương về tuyến sau- hy sinh… Cả một thế hệ tuổi đôi mươi ra đi không về với Mẹ. Các anh không bao giờ già như tôi, như các chị các anh. Các anh “mãi mãi tuổi hai mươi”!
Thế rồi tuổi hai mươi của các anh thành sóng nước. Dòng sông thực dường như không thấy nữa. Ta thấy một dòng sông tâm linh của tuổi trẻ, của tình yêu bất diệt đang chảy hiền hòa, đang vỗ về những người mẹ, người cha, người vợ ngày đêm trông ngóng. Ở tầm rộng lớn hơn, những sóng nước ấy ôm ấp, giữ gìn đất nước này, vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Hai câu thơ mới Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm có sức khái quát rất cao. Một thế hệ đã hy sinh vì sự trường tồn của đất nước. Tổ quốc và mỗi người chúng ta mãi mãi biết ơn các anh!
4. Những dị bản
Dị bản 1:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Dị bản 2:
Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Dị bản 3 :
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn có bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...
Dị bản 4:
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...
Cuối cùng xin thông báo một lần nữa: Bài thơ Đò lên Thạch Hãn của anh Lê Bá Dương đã được anh Trần Bắc Hải- một người KGU chúng ta phổ nhạc.
Nguồn: NghiPH. http://www.studentkgu.vn/news/detail/id_1786/sec_2/cat_11/
Ghi chú: “Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu, xương và thịt, sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28-6 đến 16-9-1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót” (Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 9-8-1972). Trong trận chiến này, Hoa Kỳ đã ném xuống Quảng Trị khoảng 328 nghìn tấn bom, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 và đã phá hủy hoàn toàn 1 vạn ngôi nhà và tòa Thành cổ.
Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Máu xương của các anh trộn lẫn đất thành cổ Quảng Trị. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng... Hiện đang được đầu tư xây dựng khu di tích trở thành một công viên văn hóa, tưởng niệm với các hạng mục như đài tưởng niệm trung tâm, bảo tàng, đài chứng tích sinh viên, vườn hoa cảnh.
Sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, cựu chiến binh Lê Bá Dương và một số đồng đội của ông hàng năm đều về Quảng Trị ít nhất một lần để tưởng niệm những đồng đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hy sinh và thả hoa xuống dòng sông Thạch Hãn. Xuất phát từ đó, những năm gần đây, hàng năm cứ vào ngày 27 tháng 7 (Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam) cũng là gần dịp rằm tháng bảy có lễ Vu Lan báo hiếu, chính quyền tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm những người đã nằm lại tại Thành cổ trong 81 ngày đêm của trận đánh. Từ sau kỷ niệm 40 năm chiến đấu bảo vệ Thành cổ, ngoài những lễ thả hoa của các đoàn về thăm. Chính quyền- Nhân dân thị xã thường xuyên tổ chức Chương trình "Đêm hoa đăng" vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tưởng niệm và tri ân những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trên dòng sông huyền thoại này. Chương trình đó đã trở thành nét Văn hóa mới của thị xã Quảng trị trong thời kỳ đổi mới.
Cổng phía Tây thành cổ Quảng trị đã được phục dựng lại sau chiến tranh (Ảnh trái chụp 7.2007) và đài tưởng niệm các chiến sĩ ở trung tâm Thành cổ (Ảnh phải chụp 7.2017). Vì phần lớn các chiến sĩ tham gia chiến dịch này là các sinh viên từ các trường đại học trong cả nước nhập ngũ trong các năm 1971, 1972, vì vậy trên biểu tượng khu mộ tập thể các chiến sĩ có tháp bút cao 81m tượng chưng cho 81 ngày đêm giữ thành.
Hành trang người lính được đặt trong lòng đài tưởng niệm và hình ảnh người thương binh vẫn tiếp tục chiến đấu giữ thành (Ảnh chụp 7.2007).
Đài chứng tích sinh viên nằm bên phải đài tưởng niệm liệt sĩ. Người phụ nữ mặc áo hoa màu đen là người yêu của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, anh đã hy sinh trong thành cổ Quảng trị và cuốn nhật ký của anh đã được nhà xuất bản Thanh niên xuất bản. Hàng năm chị vẫn từ Liên Xô (cũ) về Quảng trị để thắp hương cho anh và cho các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây (Ảnh chụp 7.2007).
Bên trong bảo tàng Thành cổ Quảng Trị (Ảnh chụp 7.2007).
Thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp 7.2017).
Tượng đài tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ Trung đội Mai Quốc Ca bên cầu sông Thạch Hãn Quảng Trị vào năm 1972 (ảnh trái), Thành cổ Quảng trị và dòng sông Thạch Hãn nhìn từ trên cao (ảnh phải). Đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10/4/1972, Trung đội quân giải phóng mang tên trung đội trưởng Mai Quốc Ca gồm 20 chiến sĩ thuộc Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 do Đại đội phó Nguyễn Văn Thỏa chỉ huy. Các anh đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ là mang 100 kg bộc phá, thọc sâu chiếm giữ và đánh sập cầu Quảng Trị, nhằm cắt đường viện trợ của địch từ phía Nam ra các căn cứ quân sự ở Ái Tử, Đông Hà; tạo điều kiện để các cánh quân của ta tiêu diệt lực lượng mạnh nhất của địch ở chiến trường Quảng Trị. Sợ mục tiêu bị lộ cả trung đoàn hành quân lặng lẽ trong đêm. Rạng sáng ngày 10/4/1972, tiểu đội đầu tiên của Trung đội Mai Quốc Ca xuất kích thì vướng mìn Cờ-lây-mo của địch. Địch khẩn cấp điều động một lực lượng lớn với ba tiểu đoàn lính tinh nhuệ có máy bay, xe tăng và pháo binh yểm trợ tạo thành một gọng kìm lớn bao vây Trung đội Mai Quốc Ca. Cả trung đội lọt thỏm giữa vòng vậy của địch. Với tinh thần "1 thắng 100", 20 chiến sĩ quân giải phóng đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tiến công điên cuồng của địch từ nhiều phía. Hết đợt này đến đợt khác, các chiến sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng quyết không chịu khuất phục. Quần nhau với giặc suốt từ rạng sáng cho đến quá nửa trưa thì cả 19 anh em trong trung đội hi sinh, còn lại một người bị thương nặng và bị địch bắt. Khi tiếng súng ngừng hẳn, chúng xếp các anh nằm thành hàng ngang, phơi nắng để thị uy tinh thần những người dân hướng về cách mạng, chúng vẫn khép chặt vòng vây không cho bất cứ người dân nào đến mang xác các anh về mai táng. Để ghi nhớ công ơn các anh hùng - liệt sĩ Trung đội Mai Quốc Ca, ngay tại nơi các anh hy sinh, tỉnh Quảng Trị cùng phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải đã xây dựng một đài tưởng niệm. Cụm tượng đài với hình tượng của một trái tim lớn, bên trong có 20 trái tim đỏ tươi soi bóng xuống dòng sông Thạch Hãn như một biểu tượng bất diệt của tinh thần chiến đấu quả cảm. Bên dưới tượng đài có một tấm bia hình trái tim khắc ghi tên tuổi, quê quán của 19 anh hùng liệt sĩ
(Báo Giáo dục Việt Nam.net 16.7.2017).