BÀI TỰ THUẬT CỦA LÊ QUÝNH, TÁC GIẢ BẮC HÀNH TÙNG KÝ

VNXĐ Xin giới thiệu bài tự thuật của Lê Quýnh, tác giả Bắc hành tùng ký, qua bản dịch của Ngô Đức Thọ
Hình minh họa
Tôi họ Lê, tên là Quýnh, người huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, Giang Bắc(1) . Gia đình tôi nhiều đời theo nho học. Năm tôi 21 tuổi được bổ làm Nho sinh ở Chiêu Văn Quán, nhờ phúc ấm của cha, được ban tước Hiển cung đại phu. Năm 25 tuổi có tang cha. Bấy giờ trong nước xẩy nhiều biến cố, tôi bèn ở nhà nuôi mẹ(2) .
Năm Binh Ngọ (1786) Nguyễn Chỉnh(3) rước quân Tây Sơn ở Quảng Nam(4) ra Bắc, lấy tiếng là dẹp nội nạn, vào thẳng tới kinh thành của nhà Lê. Chủ súy Trịnh vương(5) tử nạn. Lê Quýnh tôi đem gia thuộc 300 người vào cung bảo vệ. Bấy giờ tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ (Lại có tên là Quang Bình) lấy công chúa [Ngọc Hân] đem về đất phiên (thời cổ là đất Ô Châu). Chưa bao lâu tì vua Lê băng hà. Cháu vua nối ngôi trị nước. Lê Quýnh tôi vần lệnh vỗ về miền Giang bắc, cắt đặt các công việc. Khi xong việc về kinh được phong tước bá, bấy giờ 37 tuổi.
Năm Đinh mùi (1787) Nguyễn Huệ tiếm hiệu là Quang Trung, sai tì tướng là Nguyễn Văn Nhậm(6) xâm phạm cung khuyết. Lê Quýnh tôi vâng lênh theo giúp binh khâm tướng quân Đinh Nhạ Hành đem quân kỳ binh(7) đi chống giặc. Bấy giờ quân các đạo đều tan vỡ, duy có một đội quân của kỳ đạo đồn trú cững được ở Vũ Châu, trấn Sơn Nam, tuy đồn luỹ tro trọi mà hàng tháng, hơn 30 trận đánh lớn nhỏ quân Tây Sơn không dám đến gần. Tỳ tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm bèn chia quân theo đường khác tiến bức kinh thành nhà Lê. Hoàng tự tôn phải lánh về mạng bắc sông Phú Lương(8) Lê Quýnh tôi được tin đem gia đình đuổi theo, gặp được ở chỗ vua dừng nghỉ tại Văn Phong. Lại giúp vua chuyển sang thế chiến, khi tiến về phía đông, khi tiến về phía nam. Cựu thần, thế tộc, phiên mục, thổ bào tụ họp đông nghịt ở nơi hành tại, các quân thuỷ bộ tất cả được hơn 4 vạn người, chiến thuyền lớn nhỏ hơn 500 chiếc. Lại có viên hiệp quản ở Long Môn tỉnh Quảng Đông (Ttrung Quốc) đi lùng bắt bọn cướp biển, đến đây để làm thanh viện. Nhờ đó thanh thế quân lính có phần được chấn phát. Lê Quýnh tôi vâng mệnh được phong tước Trường Phái hầu. Lúc này quốc mẫn cùng nguyên phi và nguyên tử đều còn ở đất Thái Nguyên bên Giang bắc cho đưa thư đến, vương tự tôn(9) lấy làm lo buồn. Tự tôn bèn sai Quýnh tôi cùng với Nguyễn Quốc Đống làm Khôn nghi cung tả hữu hộ (tr.3) vệ sứ. Khi đến đất Thái Nguyên thì thấy ít quân thiếu tướng, lại bị quân Tây Sơn đuổi gấp, bèn phải đi sang đất Bắc (Trung Quốc)(10) .
Năm Mậu thân, niên hiệu Chiêu Thống thứ 2 (1788) Càn Long năm thứ 53, tháng giêng, vương tự tôn nhà Lê ở đất Giang Bắc; tháng ba ở vùng Vị Hoàng, trấn Sơn Nam. Bấy giờ quốc mẫu, Nguyên phi và nguyên tử đều ở Thái Nguyên. Lê Quýnh tôi vâng lẹnh bảo vệ đưa sang Bắc quốc. Tháng 4, đến Thái Nguyên, thấy quân thì ít mà thế thì bức bách bèn phải phò tá từ cung lên Cao Bằng, dừng nghỉ ở trấn Mục Mã. Tháng 5, quân Tây Sơn rốt cuộc đã lên Cao Bằng.
Phiêu mục(11) là Hoàng Ích Hiểu được đốc trấn xứ ấy là Nguyễn Huy Túc ủy thác việc dùng thuyền buồm chở quốc mẫu(12) xuôi theo dòng sông đến của quan Thủy Khẩu, tạm nghỉ ở cồn cát nhỏ giữa sông Phất Mê. Ngày mồng 9, quân Tây Sơn ập đến rất đông, Lê Quýnh cùng Hoàng Ích Hiểu chi quân cùng chống cự. Đốc đồng Cao Bằng Nguyễn Huy Túc, Phượng Thái hầu Nguyễn Quốc Đống, Trường Xa hầu Phạm Đình Hoan v.v. đưa quốc mẫu sang sông, theo cửa ải Đẩu Áo mà đi vào nội địa(13) .
Chập tối hôm ấy, Lê Quýnh cùng Hoàng Ích Hiểu lui về giữ cồn đất giữa sông thì quân định đã vây ở phía tây nam, lính gác cửa ải của nội địa (tức Trung Quốc) chặn giữ phía đông bắc. Tiến thoái hết đường, chỉ còn cách tử chiến. Đến chập tối gặp mưa to gió lớn, trời đất mù mịt, bèn thừa lúc có ánh chớp mà vượt qua sông, tìm được một lối đi nhỏ trong vùng núi sâu để qua ải Đẩu Áo vào nội địa (Trung Quốc), người nhà đi theo nay chỉ còn bẩy người. Tảng sáng thì thấy quốc mẫu, nguyên tử ở trong động núi. Thức ăn hết sạch, tìm được mấy bắp ngô đem dâng, còn hơn 60 người khác đều lấy rễ cây cốt toái bổ để tười và quả rừng mà ăn cho đỡ đói. Người nhà tôi là Nguyễn Chẩm bị bệnh chướng đã mê sảng, không ngờ sau khi ăn rễ cây cốt toái bổ liền khỏi bệnh. Cách mấy hôm thì quan giữ ải nội địa là Hoàng Thanh Phượng chuyển báo cho quan huyện Long Châu là bọn Thông phán họ Trần (tên là Tùng), hỏi rõ họ tên lai lịch từng người rồi dẫn về Long Châu chuyển trình lên Tri phủ phủ Thái Bình là cụ lớn họ Lực (tên Nhân). Lại chuyển trình lên cai quan án sát bố chính đốc phủ sở tại, sau khi được phép mới được dừng nghỉ lại ở phủ Nam Ninh.
Tháng 6, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn đại nhân (tên Sĩ Nghị) xét kỹ sự tình trước sau. Lê Quýnh và Nguyễn Huy Túc trả lời đầy đủ. Lại xin cho quốc mẫu được lưu trú ở nội địa, đê có nơi nương tựa. Còn Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc, Nguyễn Quốc Đống xin trở về theo vua để lo tính việc khôi phục. Quan đốc trấn tâu việc về kinh, vâng mệnh được đại hoàng đé (nhà Thanh) động lòng thương đến, cho phát binh cứu viện để tỏ rõ đại nghĩa trong thiên hạ, giúp gìn giữ cương thường ở nước phiên thuộc. Bọn Lê Quýnh đươc thưởng 500 lạng bạc và vải vóc các loại, đồng thời được phép trở về nước tìm kiếm tin tức của tự hoàng.
Tháng 7, Lê Quýnh cùng với Nguyễn Quốc tự Quảng Đông theo đường biển về nước.
Tháng 9, gặp Vương tử ở xứ Hải Dương, Lê Quýnh vâng mệnh cùng với Hàn lâm thị độc Hướng phái hầu Lê Đản, Hàn lâm hiểu Lý Đinh Nhạc bá Trần Danh Án theo đường tắt sang nội địa báo tin và tạ ơn.
Tháng 10, yết kiến tổng đốc Tôn đại nhân ở phủ Thái Bình, lúc ấy đại nhân đã được tập trung tháng ấy, ngày 24 lên đường. Mồng 1 tháng 11 quân ra khỏi Trấn Nam (Trấn Nam quan) thẳng tới thành Lạng Sơn nước An Nam. Tham đốc của Ngụy(14) là Phan Khải Đức đầu hàng. Quan đốc phủ(15) sai Khải Đức đem lính địa phương(16) đi dẫn đường, Lê Quýnh, Lê Đản đi ở trong quân làm cố vấn. Đại quân thẳng tiến huyện Bảo Lộc đất Giang Bắc, ba lần đánh thắng, bắt được đô đốc của Ngụy là Hoán Nghĩa hầu, chém chết.
Tôn đại nhân bảo Lê Quýnh rằng: “Bản bộ đường(17) ra khỏi cửa ải đã tám trăm dặm, sao chưa thấy vương tự tôn có động tĩnh gì?”. Lê Quýnh đáp là vì đường xá cánh trở, rồi xin một mình một ngựa đi (trước) tìm vua, [Tôn] chuẩn cho. Trước khi đi, Lê Quýnh bàn riêng với Lê Đản rằng: “Nay quân địch mấy phen bị thua, tất sẽ đóng quân ở núi Cầu(18) , cánh sông mà chống cự. Nhưng bon chúng dùng binh chỉ biết mặt tiền mà thường không chú ý tới mặt hậu. Ta nên dùng kỳ binh đánh úp, tất phá được. Đồn [Thị] Cầu đã thua khi kinh thành nhà Lê chiếm lại dễ như chơi thôi! Đến khi đại quân tới gần sông, dàn trận, Lê Đản trình bầy mưu kế ấy, Tôn đại nhân nghe theo. Ngày 20 tiến đánh phá được đồn Thị Cầu, tiến đến bờ Bắc sông Phú Lương, quân Tây Sơn bỏ chạy. Ngày 21, Vương tự tôn đến yết kiến quan đốc phủ ở bên bờ bắc sông. Ngày 22, thu phục được kinh thành nhà Lê”.
Tin thắng trận báo về, đại hoàng đế thiên triều sắc phong cho vương tự tôn làm An Nam quốc vương; ban cho Lê Quýnh làm Tổng binh Đỉnh đái(19) , Phan Khải Đức làm Đô ti Đỉnh đái.
Ngày mồng 2 tháng 12, quốc vương sai Lê Quýnh giữ việc tổng quản binh lương, hạn ngày tiến quân đánh dẹp. Nhưng Tôn đại nhân muốn dùng kế dụ địch đến, giục quốc vương thu hồi lại ấn kiếm, đổi [chức vụ của Quýnh] làm Đồng binh chương sự.
Bấy giờ bệnh sốt rét của Lê Quýnh tôi rất nguy kịch, bèn xin về nhà nghỉ để thuốc men điều trị. Ngày 27, Nguyễn Quốc Đống, Lê Trị vâng mệnh rước quốc mẫu từ Nam Ninh trở về.
Năm [Càn Long] thứ 54 kỷ dậu (1789) tháng riêng vua Lê chạt lánh nan lên phía bắc. Tháng 2, Lê Quýnh hơi gượng dậy được, bấy giờ mới biết Tôn đại nhân đã rút quân về nước, quốc vương lánh sang Bắc quốc. Ngước mắt nhìn cảnh núi sông tan nát, luống hận với hoài bảo bất hủ cùng trời đất, những muốn vung tay chiêu tập các quân tướng đã tan chạy lánh trốn, nhưng thế lực thật khó chống đỡ nổ ngói tan đất lở. Tự nghĩ rằng: thế nước đến nông nỗi này thì làm sao mà khôi phục được! Nhưng bề tôi phải có phận sự thờ vua, phải dốc hết sức vào những việc đáng làm mà thôi. Thế là lại tụ họp các bạn đồng chí để đợi quân nhà vua.
Tháng 9, gặp người anh họ tên là Lê Huy Lý vâng mệnh Tổng đốc Quảng Tây là quan lớn họ Phúc (tên là Khang An) sai về gọi Lê Quýnh lên cửa ải hỏi chuyện. Lúc ấy những việc mưu tính còn chưa xong, bệnh cũng chưa khỏi hẳn. Đến tháng 7 mới lên đường đến cửa Nam quan đợi lệnh, có làm bài “Cảm tác khi qua núi Công Mẫn” như sau:
Phiên âm:
Sang phong tuất trĩ uyển phân nao
Biệt xưởng càn khôn tối thúy tào
Ống uất xuân huyện phan trinh mậu
Lân tuân hồ dĩ ngưỡng dị cao.
Nghênh phong hoa vũ ban lan tuyệt.
Bộc bố toàn xi chỉ mỹ dao.
Sứ viễn du nhân chiêm vọng xứ.
Giải tượng trúc thạch cảm cù lao.

Dịch thơ:
Núi cao đôi ngọn chỗ phân mao(20) 
Đây đất trời riêng thật thẳm sâu.
Trùm tỏa thông huyền đều tươi tốt,
Lớp tầng hồ, dĩ(21) ngóng càng cao.
Múa hoa đón gió làn non đẹp,
Suối róc ghềnh tuôn vị ngọt ngào.
Đây chốn người đi còn ngóng lại,
Hay chăng tre đá cảm cù lao.
(Trích Bắc hành tùng ký)

(Ngô Đức Thọ dịch)

CHÚ THÍCH
(1) Tức trấn Kinh Bắc đời Lê (huyện Siêu Loại nay thuộc tỉnh Hà Bắc).
(2) Nguyên văn: dưỡng thân. Ở trên đã nói cha mất, ở đây chúng tôi dịch thẳng là hầu mẹ.
(3) Tức Nguyễn Hữu Chỉnh.
(4) Người Bắc hà đương thời thường dùng tên Quảng Nam để chỉ chung các tỉnh phía nam Trung bộ.
(5) Các chúa Trịnh đều được phong chức Đại nguyên súy. Ở dưới dịch là Chúa Trịnh, Chúa Trịnh nói đây là Đoan Vương Trịnh Khải.
(6) Ở dưới đều chép là Vũ Văn Nhậm.
(7) Chỉ quân tinh nhuệ.
(8) Tức sông Hồng ngày nay.
(9) Chỉ mẹ, vợ và con trai của Chiêu Thống.
(10) Nguyên văn: “toại hữu Bắc hành chi sự” (cho nên mới có việc đi sang Bắc).
(11) Chỉ các quan chức địa phương.
(12) Đoàn người nhà của Chiêu Thống (gồm mẹ, vợ và con) trong tài liệu này có khi chỉ ghi quốc mẫu mà không kể đủ cả 3 người. Trước sau cũng đều chỉ có 3 người đó.
(13) Tức lãnh thổ nhà Thanh (Trung Quốc).
(14) Tác giả tập hồi ký này theo quan điểm của vua tôi Chiêu Thống, gọi người của Tây Sơn là Ngụy (giặc). Trong bản dịch chúng tôi cứ dịch theo nguyên văn để tiện tham khảo.
(15) Chỉ Tôn Sĩ Nghị.
(16) Nguyên văn: Thổ binh, tức là quân dưới quyền (cũ) của Phan Khải Đức.
(17) Tôn Sĩ Nghị tự xưng.
(18) nguyên văn: Cầu Sơn, tức Thị Cầu (đã nói rõ ở câu sau).
(19) Đỉnh đái là người đứng đầu, thuộc hàng đại thần được đeo đai hạng nhất.
(20) Chỉ chỗ núi phân cách địa giới hai nước (Người xưa cho rằng những nơi ranh giới tự nhiên đó ngọn cỏ tranh ngả về hai phía khác nhau).
(21) Tên 2 ngọn núi nói đến trong Kinh Thi, chỉ ý thương cha mẹ.