GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA
Mặc dù năm 2002, Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết hai đảo Sipadan và Ligitan thuộc về Malaysia, và trên thực tế họ đã và đang kiểm soát chúng, nhưng cho đến nay, phía Indonesia vẫn tuyên bố chủ quyền







____________________________


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA


 
 Nguyễn Ngọc Điệp
 
Các quốc gia Đông Nam Á đã 3 lần  kiện nhau ra Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) về tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Vụ kiện đầu tiên giữa Thái Lan và Campuchia - diễn ra từ năm 1959 liên quan đến ngôi đền Prech Vihear, Indonesia và Malaysia cũng kiện đơn lên Tòa án Công lý Quốc tế năm 1998 nhằm giải quyết tranh chấp 2 hòn đảo trên biển Đông là đảo Sipadan và đảo Ligitan, tiếp đến năm 2003, hai nước Malaysia và Singapore cũng kiện nhau ra Tòa án Quốc tế  về chủ quyền với 3 hòn đảo ở biển Đông là đảo Pedra, Middle Rocks và đảo South Ledge ( xem ANBG số 49- ngày 8 /12/2013 của cùng tác giả ). Trong bài báo này, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền 2 hòn đảo Sipadan và Ligitan trên biển Đông giữa Indonesia và Malaysia . Đây là 2 hòn đảo nhỏ nằm trong biển Celeber phía đông đảo Boóc nê ô ( Borneo) và đảo Sebatic, có tọa độ 40 09’ vĩ bắc, 118053’ kinh đông, cách bờ phía đông  đảo Sebatic chừng 15 hải lí. Xin trở lại đôi chút về lịch sử: Liên bang Malaysia gồm 13 bang, trong đó 11 bang nằm trên bán đảo Malaysia, hai bang hải ngoại trên phần bắc đảo Boóc nê ô là bang Sarawak và bang Sabah, hai bang này trước đây vốn là thuộc địa của Anh, còn phần phía nam hai bang này trên đảo Boóc nê ô là đất thuộc địa của Hà Lan ( Indonesia). Hai đảo Sipadan và Ligitan từng là đối tượng tranh chấp chủ quyền từ lâu giữa hai nước láng giềng Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền của Indonesia dựa chủ yếu vào Hiệp ước kí năm 1891 giữa Anh và Hà Lan, theo Hiệp ước này thì vĩ tuyến 40 10’ bắc trên đảo Bóc nê ô và đảo Sebatic là đường biên giới giữa các thuộc địa của Anh ( ở phía bắc) và Hà Lan ( ở phía nam). Indonesia cho rằng : cả 2 đảo trên đều nằm ở 40 09’ vĩ bắc, tức là phía nam đường biên giới năm 1891, cho nên đương nhiên 2 đảo này phải thuộc về Indonesia. Còn Malaysia  lại cho rằng hiệp ước biên giới năm 1891 chỉ xác định phần đất liền trên đảo Boóc nê ô và đảo Sebatic, chứ không thể tùy tiện kéo dài trên biển theo vĩ tuyến 40 10’thành đường biên giới trên biển, để rồi từ đó cho rằng 2 đảo Sipadan và Ligitan vì nằm ở 40 09’ vĩ bắc, nên chúng phải thuộc về Indonesia. Hai nước đã tiến hành đàm phán nhiều năm kể từ khi Liên bang Malaysia thành lập năm 1963. Nhưng vì quan niệm bất đồng như đã chỉ ra trên đây về Hiệp ước năm 1891, đến năm 1998, hai nước đành phải thỏa thuận cùng đưa tranh chấp chủ quyền đối với 2 đảo trên ra Tòa án Công  lí Quốc tế- ICJ ( 4 năm sau, năm 2002, Tòa án Quốc tế mới ra được phán quyết cuối cùng).
  Trong vụ kiện này, hai bên đã đưa ra hàng loạt bản đồ để minh chứng cho việc diễn giải của mình đối với Hiệp ước năm 1891 giữa Anh và Hà Lan, những nước đã thay mặt 2 quốc gia này thời thuộc địa. Indonesia  đã chấp nhận bản đồ mình nêu ra là nhất quán trong việc vẽ đường biên giới, nhưng là đường kéo dài của đường biên giới phân định  năm 1891. Còn Malaysia cho rằng vài  bản đồ của Hà Lan thể hiện rõ ràng  đường biên giới chấm dứt tại phía đông của  bờ  biển đảo Sebatic của Indonesia, và cũng theo Malaysia : các bản đồ của Indonesia từ năm 1969 trở về trước không thể hiện  hai đảo này thuộc về Indonesia. Sau khi kiểm tra lại Hiệp ước năm 1891, Tòa cho rằng, hiệp ước này không thể được hiểu là tạo ra ranh giới quyết định chủ quyền  đối với hai đảo, do đó, hiệp ước này không có tư cách pháp lí để Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với đảo Sipadan và Ligitan. Sau khi phủ định lí lẽ của Indonesia, Tòa chuyển sang cân nhắc các cơ sở pháp lí khác  mà Indonesia và Malaysia dựa vào để tuyên bố chủ quyền đối với 2 đảo. Tòa quyết định là Indonesia và Malaysia  có cơ sở pháp lí là dựa vào sự kế thừa. Tòa không chấp nhận  lập luận của Indonesia rằng họ vẫn nắm giữ các đảo như là sự kế thừa của Hà Lan, trong đó họ buộc phải mua lại thông qua hợp đồng  kí kết với Quốc vương Bulugan- Người nắm giữ 2 đảo này trước đây. Tòa cũng không chấp nhận lí lẽ của Malaysia  cho rằng họ mua lại hai đảo này qua  hàng loạt các nhà cầm quyền trước đây, từ Vương quốc Sulu đến Tây Ban Nha, rồi đến Hoa Kỳ, rồi đến Anh. Sau khi  chỉ ra rằng không bên nào có cơ sở pháp lí dựa trên hiệp ước năm 1891 đối với 2 đảo tranh chấp, Tòa xem xét tiếp vấn đề, liệu Indonesia và Malaysia có thể có chủ quyền  đối với 2 đảo tranh  chấp  bằng cách dùng đến các trích dẫn thực tế của họ.Về vấn đề này, Tòa quyết định việc tuyên bố của các bên tham gia về chủ quyền dựa trên hoạt động thực tế thể hiện chủ quyền đối với các đảo, tức là ý định họ sẽ hành động như  thế nào nếu có được chủ quyền.
   Indonesia trích dẫn sự hiện diện liên tục của lực lượng hải quân Hà Lan và Indonesia trong vùng biển  lân cận quanh hai đảo, họ còn cho biết ngư dân Indonesia có truyền thống sử dụng vùng biển quanh hai đảo. Đối với  lập luận đầu tiên, Tòa cho rằng “ không thể suy ra từ những sự kiện dựa vào trong thủ tục tố tụng hiện nay, mà các quan chức hải quân có liên quan, coi đảo Sipadan, Ligitan và các vùng biển xung quanh  thuộc chủ quyền của Hà Lan hay Indonesia. Đối với lập luận thứ hai, Tòa cho rằng : hoạt động của các cá nhân không thể được xem như là bằng chứng thực tế, nếu họ không dựa trên các qui định chính thức hoặc thuộc thẩm quyền của chính phủ”. Sau khi bác bỏ lập luận của Indonesia dựa trên dẫn chứng thực tế của mình, Tòa chuyển sang xem xét các dẫn chứng thực tế của Malaysia. Ví dụ như bằng chứng thực tế việc quản lí hiệu quả các đảo, Malaysia nêu ra các biên pháp để thể hiện chủ quyền của bang Sahab điều chỉnh việc kiểm soát thu thập trứng rùa trên hai đảo – một hoạt động có tầm quan trọng về kinh tế trong khu vực, hoạt động trên dựa vào pháp lệnh bảo vệ rùa năm 1917, và Tòa cho rằng pháp lệnh đó đã được chính quyền Sahab áp dụng đến năm 1950 cho khu vực hai đảo tranh chấp. Malaysia đã chứng minh được thực tế là chính quyền thuộc địa  bang Sabah của Anh đã xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo Sipadan năm 1962, một hải đăng trên đảo Ligitan năm 1963, những hải đăng này còn hoạt động đến tận ngày nay, và chúng được duy trì bởi Nhà chức trách Malaysia kể từ khi nước này tuyên bố độc lập. Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng: các hoạt động của Malaysia rất đa dạng về cơ quan, tổ chức, ban ngành, bao gồm các cơ quan lập pháp và hành pháp, họ đã quản lí hai đảo Sipadan và Ligitan  trong thời gian đáng kể và thực hiện chức năng nhà nước đối với hai đảo trong phạm vi rộng. Tòa nói thêm rằng : vào thời điểm khi các hoạt động này đã được thực hiện, Indonesia hay người tiền nhiệm Hà Lan, đã không bày tỏ bất kì sự bất đồng chính kiến hay kiến nghị phản đối nào của mình. Tòa ICJ  kết luận trên cơ sở các bằng chứng thực tế nêu trên, rằng chủ quyền đối với hai đảo Sipadan và Ligitan là thuộc về Malaysia.
   Mặc dù năm 2002, Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết hai đảo Sipadan và Ligitan thuộc về  Malaysia, và trên thực tế họ đã và đang kiểm soát chúng, nhưng cho đến nay, phía Indonesia vẫn tuyên bố chủ quyền, bằng chứng là tháng 2/2005, khi Malaysia cho phép tập đoàn dầu khí Petronas và Shell tiến hành thăm dò dầu khí tại 2 lô ND6, ND7 trên vùng biển quanh 2 đảo của mình là Sipadan và Ligitan, thì Jakarta  ra tuyên bố phản đối hành động của Kuala Lumper. Một lần nữa, Jakarta  ra tuyên bố chủ quyền với hai đảo trên và điều 3 tàu chiến, sau đó điều tiếp 4 tàu chiến cùng nhiều máy bay F-16 vào khu vực hai đảo mà họ tái khẳng định chủ quyền. Sau đó phía Malaysia đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Indonesia, công hàm nêu lên hai lô trên thuộc chủ quyền lãnh thổ hai đảo Sipadan và Ligitan của Malaysia, theo phán quyết của ICJ năm 2002.
NNĐ