LÃNH THỔ ỦY TRỊ QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG

LÃNH THỔ ỦY TRỊ QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG
Lãnh thổ ủy trị quần đảo Thái Bình Dương ( TBD) bao gồm 3 quần đảo lớn là: Mariana, Marshall (Mác san), Caroline. Ba quần đảo này, sau thê kỉ 16 bị Tây Ban Nha chiếm đóng. Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha ( từ tháng 4-8/1898 ), Hoa Kỳ chiến thắng và đã giành lại tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha gồm Philippines, Guam, Puerto Rico. Vì bị suy yếu, nên Tây Ban Nha phải bán lại cho Đức 3 quần đảo trên với giá 40 triệu USD. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nhật chiếm các quần đảo này với danh nghĩa là vùng đất ủy nhiệm. Năm 1947, Liên Hợp Quốc trao 3 quần đảo trên cho Mỹ quản lí, gọi là Lãnh thổ ủy trị quần đâỏ Thái Bình Dương. Mỹ chia 3 quần đảo trên thành 4 thực thể chính trị là : Bắc Mariana, Micronesia, Marshall và Pa lau.
LÃNH THỔ ỦY TRỊ QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG
                        Nguyễn Ngọc Điệp
 

Vị trí của Lãnh thổ Ủy trị Quần đảo Thái Bình Dương tại Thái Bình Dương

Lãnh thổ ủy trị quần đảo Thái Bình Dương ( TBD) bao gồm 3 quần đảo lớn là: Mariana, Marshall (Mác san), Caroline. Ba quần đảo này, sau thê kỉ 16 bị Tây Ban Nha chiếm đóng. Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha ( từ tháng 4-8/1898 ), Hoa Kỳ chiến thắng và đã giành lại tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha gồm Philippines, Guam, Puerto Rico. Vì bị suy yếu, nên Tây Ban Nha phải bán lại cho Đức 3 quần đảo trên với giá 40 triệu USD. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nhật chiếm các quần đảo này với danh nghĩa là vùng đất ủy nhiệm. Năm 1947, Liên Hợp Quốc trao 3 quần đảo trên cho Mỹ quản lí, gọi là Lãnh thổ ủy trị quần đâỏ Thái Bình Dương. Mỹ chia 3 quần đảo trên thành 4 thực thể chính trị là : Bắc Mariana, Micronesia, Marshall và Pa lau.
  Bắc Mariana thuộc quần đảo Mariana nằm ở tây TBD, tạo thành từ 16 đảo, như Saipan, Tinian, Rota..., tổng diện tích 477 km2, cư dân chủ yếu là người Micronesia.
  Quần đâỏ Marshall ở tây nam TBD, gồm 1225 đảo, trong đó có các đảo Kwajalein, Eniwetok, Majuro..., tổng diện tích 181 km2, cư dân chủ yếu là người Mironesia.
  Quần đảo Micronesia ở bắc TBD, thuộc quần đảo Caroline, gồm hơn 600 đảo, như Kosrae, Pohhpei, Chuuk, Yap..., tổng diện tích 722 km2, cư dân chủ yếu là người Melanesia.
  Quần đảo Palau ở tây TBD, cũng thuộc quần đảo Caroline, gồm 330 đảo, tổng diện tích 459 km2, cư dân gồm người Polynesia và người Melanesian. Palau cách Philippines 800 km về phía đông.
  Kể từ năm 1965 trở đi, làn sóng cư dân trên các lãnh thổ ủy trị yêu cầu được tự trị càng ngày càng dâng cao. Chính phủ các vùng ủy trị đã kiên trì tiến hành đàm phán với Mỹ về địa vị chính trị của các vùng ủy trị trong tương lai.
  Năm 1975, Bắc Mariana kí với Mỹ “ Hiệp ước liên kết tự do”, hiệp ước này quy định: Bắc Mariana được sáp nhập vào Mỹ về chính trị, được hưởng những quyền tự chủ nhất định về nội chính. Năm 1986, Mỹ tuyên bố Bắc Mariana được hưởng địa vị Liên bang Hoa Kỳ, trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Hoa Kỳ, tên gọi chính thức là : Liên bang tự do Bắc Mariana, thủ đô là Jia Lapan. Dân số hiện nay khoảng 80 600 người. Ngày 22/12/1990, Liên Hợp Quốc tuyên bố chấm dứt địa vị  lãnh thổ ủy trị của Bắc Mariana. Những cư dân hợp pháp của Bắc Mariana được hưởng quyền công dân Hoa Kỳ, tuy nhiên một vài đạo luật Liên bang Hoa Kỳ không phải áp dụng cho Bắc Mariana.
  Ngày 10/5/1979, quần đảo Marshall thành lập chính phủ lập hiến. Tháng 10/1986, quần đảo Marshall kí với Mỹ “ Hiệp nước liên kết tự do”, theo hiệp ước này, Cộng hòa Quần đảo Marshall được quyền tự chủ về nội chính và ngoại giao, chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền độc lập, thủ đô là Majuro. Ngày 22/12/1990, Hội đồng Bảo an LHQ tuyên bố kết thúc địa vị ủy trị của quần đảo Marshall. Năm 1991, Cộng hòa Quần đảo Marshall gia nhập LHQ. Quốc gia quần đảo này có dân số 55 000 người, ngôn ngữ là tiếng Anh và Marshall. Ngày quốc khánh 21/10/1986, ngày 1/7/1992 Việt Nam và Marshall thiết lập quan hệ ngọai giao cấp đại sứ.
  Cũng trong năm 1979, 4 khu của Micronesia thông qua hiến pháp mới, tiến hành bầu cử tự do, thành lập chính phủ tự trị, đặt tên là : Liên bang Micronesia ( Mai-cơ-rô-nê-xia). Sau nhiều năm đàm phán, ngày 10/11/1986, Micronesia kí với Mỹ “ Hiệp ước liên kết tự do”, Mỹ công nhận quyền tự trị của Micronesia, tuy nhiên Mỹ vẫn chịu trách nhiệm về bảo hộ quốc phòng. Ngày 22/12/1990, Hội đồng Bảo an LHQ tuyên bố kết thúc địa vị ủy trị của quần đảo Micronesia. Ngày 17/1/1991, Liên bang Micronesia chính thức gia nhập LHQ.Quốc gia này hiện có khoảng 107 000 người, ngày 10/5/1979 là Quốc khánh. Thủ đô là Palikir.Ngày 22/9/1995, Việt Nam và Micronesia thiết lập quan hệ ngoại giao.
   Năm 1980, Palau thành lập chính phủ tự trị. Năm 1982, Palau kí với Mỹ “ Hiệp ước liên kết tự do”, nhưng khi thông qua trưng cầu dân ý không đạt được 75% pháp định đa số, nên hiệp ước không được thông qua. Ngày 22/12/1990, Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố chấm dứt địa vị ủy trị của Palau. Năm 1993, trong lần trưng cầu dân ý lần thứ 8, “ Hiệp ước liên kết tự do” mới thuận lợi thông qua. Ngày 1/10/1994, Cộng hòa Palau chính thức thành lập, thủ đô là Koror, sau này chuyển về thủ đô mới  Melekeo. Dân số quốc đảo này khoảng 20 800 người. Đồng tiền của nước này là USD. Cũng năm 1994, Palau trở thành thành viên thứ 185 của LHQ. Palau và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/8/2008.
NNĐ
 
Theo: http://www.pep.com.cn/gzdl/xszx/rwdl/201008/t20100827_780114.htm
    Và :http://www.docin.com/p-78184686.html