Home » Tin tức » Đàm luận

Ăn "cú lừa" của Patriot "thần thánh" từ Mỹ: Chỉ có Pantsir-S1 Nga mới cứu được Saudi?

SATurday - 06/07/2019 08:07
Trang Avia.pro đưa tin về sự thất vọng tột cùng của Arab Saudi đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot "thần thánh" của Mỹ.
Một hệ thống Patriot do Mỹ chế tạo

Một hệ thống Patriot do Mỹ chế tạo

Arab Saudi dính đòn đau do Patriot "thần thánh" bất lực

Gần đây, lực lượng Houthi đã liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái từ nước láng giềng Yemen, nhằm vào các căn cứ quân sự và dân sự trên lãnh thổ Arab Saudi.

Các hệ thống Patriot "thần thánh" do Mỹ chế tạo có trong trang bị đã gần như bất lực, Arab Saudi phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Nhiều căn cứ quân sự và cơ sở dân sự của quốc gia nhiều dầu mỏ bậc nhất thế giới đã bị đánh thiệt hại nặng, ít nhất một trực thăng tấn công AH-64 Apache bị phá hủy, thêm hai chiếc khác đã hư hỏng.

Ngoài ra còn có một vài phương tiện giao thông, kho đạn đã phát nổ, hạ tầng cung cấp điện của một vài căn cứ quân sự và dân sự bị phá hủy.

Tuy nhiên, không một tổ hợp tên lửa phòng không Patriot nào của Arab Saudi được triển khai trong khu vực này có thể phản ứng hiệu quả trước các cuộc tấn công tên lửa.

Cần phải nói rằng thông tin Patriot thường xuyên bắn trượt thì không có gì mới bởi bất chấp tổ hợp phòng thủ tên lửa "thần thánh" của Mỹ thường xuyên được nâng cấp nhưng vẫn chưa học học được cách đánh chặn những tên lửa "đời cổ" như Scud có từ thời Liên Xô.

Hơn nữa, đó thậm chí không phải là Scud, mà là những mẫu sao chép, do các "nghệ nhân" Trung Đông tự chế Patriot cũng bó tay.

Nên nhớ, tên lửa một tầng nhiên liệu lỏng R-17 được biên chế cho các đơn vị tên lửa của Liên Xô vào năm 1962 có tầm bắn 300km với sai số vòng tròn 450m và tất nhiên tính năng của những tên lửa tự chế sẽ tệ hơn hơn rất nhiều.

Hơn nữa, để tăng tấm bắn các tên lửa tự chế phải hy sinh độ chính xác và giảm trọng lượng đầu đạn đồng thời chúng có quỹ đạo bay đơn giản khiến chúng dễ bị đánh chặn hơn nếu biết rõ những điểm nó sẽ bay qua, và cần phải khai hỏa quả tên lửa đánh chặn tới điểm nào.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Patriot" được biên chế cho quân đội Mỹ vào năm 1982. Đến nay đã có 4 phiên bản nâng cấp - Patriot, Patriot PAC 1, Patriot PAC 2 và Patriot PAC 3. Theo lời các đại diện thương mại của công ty Raytheon, nó bắn tất cả những gì chuyển động trên bầu trời.

Đến năm 1991, thì người ta mới nhận ra rằng, tổ hợp này có gì đó không ổn, và đã bị đánh giá quá mức các tính năng ưu việt của nó.

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh, Iraq dùng các tên lửa "Scud" phiên bản nâng cấp ồ ạt tấn công các vị trí của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Israel và Arab Saudi. Vì thế, một vài đơn vị tên lửa phòng không "Patriot" đã được nhanh chóng triển khai trong khu vực.

Tuy nhiên, chúng đã không giúp được nhiều. Theo các đánh giá khác nhau, số lượng những lần đánh chặn thành công chỉ đạt từ 30 đến 50%. Thậm chí Lầu Năm Góc còn "thổi phồng" lên thành 80%.

Ngày đen tối đối với quân đội Mỹ đó là hôm 25/02/1991, khi một vài quả tên lửa đã bay thẳng tới các doanh trại của thủy quân lục chiến trên lãnh thổ Arab Saudi. 28 binh lính thiệt mạng, hơn 200 người bị thương.

Để minh oan, công ty đã tuyên bố rằng tổ hợp này rất tuyệt vời, nhưng nó đã không được tinh chỉnh chương trình đúng thời điểm. Chính vì thế, các quả đạn chống tên lửa đã bắn trượt mục tiêu.

Sau đó, người ta bắt đầu nói rằng, khi đó phiên bản "Patriot" chưa hoàn thiện đầy đủ đã được sử dụng – Patriot PAC 1. Phiên bản này có xác suất bắn hạ tên lửa chiến thuật bằng một quả đạn trong môi trường lý tưởng (không bị gây nhiêu) là 0,3-0,4.

Có nghĩa là để bắn hạ một quả tên lửa "Scud" cần cỡ 03 quả tên lửa đánh chặn. Và bây giờ đã xuất hiện những phiên bản nâng cấp khác, vì thế các tên lửa chiến thuật không còn cơ hội để xuyên phá. Theo thông số kỹ thuật của Patriot nêu rõ xác suất đánh chặn các tên lửa chiến thuật, bao gồm tên lửa "Scud".

Tuy nhiên, con số thống kê lại phủ nhận những thông số này, điều đó chứng tỏ rằng công ty Raytheon của Mỹ chuyên sản xuất các tổ hợp Patriot đã làm giả nghiêm trọng các thông số kỹ thuật.

Trong tài kiêu thông số kỹ thuật kèm theo của phiên bản nâng cấp mới nhất Patriot PAC3 chỉ rõ rằng, xác suất đánh chặn các tên lửa kiểu như "Scud" bằng một quả tên lửa chống tên lửa là 0,6-0,8.

Trong khi đó, tại báo cáo của công ty Raytheon vào năm ngoái về tính hiệu quả của các tổ hợp cung cấp cho Arab Saudi (Patriot PAC3 và Patriot PAC2) lại nêu rằng, trung bình để bắn hạ một quả "Scud" phải mất 4 quả tên lửa của "tổ hợp tên lửa phòng không tốt nhất thế giới".

Và như thế, một lần đánh chặn thành công sẽ tiêu tùng của người Arab Saudi khoảng 12 triệu USD. Có nghĩa, như chúng ta thấy, lời nói và việc làm của người Mỹ rất khác nhau.

Bên cạnh đó, trong báo cáo không nêu số lượng tên lửa của người Houthi bắn trúng đích, và kéo theo những thiệt hại về vật chất cũng như về con người.

Và cuối cùng, Arab Saudi đã hiểu ra rằng, với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương họ không thể có cuộc sống yên ổn.

Arab Saudi thừa nhận "Pantsir-S1" hơn hẳn "Patriot"

Và hồi tháng 10/2018, trong chuyến viếng thăm Moscow của quốc vương Salman ben Abdel Al Saud, đã diễn ra các cuộc đàm phán về việc mua những hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên, vì áp lực từ phía Mỹ, Arab Saudi đã phải từ bỏ ý định này.

Ăn cú lừa của Patriot thần thánh từ Mỹ: Chỉ có Pantsir-S1 Nga mới cứu được Saudi? - Ảnh 5.

Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga chiến đấu ở Syria.

Nhưng bây giờ, có vẻ như mọi thứ đã chín muồi. Người Houthi thực hiện liên tiếp các cuộc tấn công, còn những tổ hợp tên lửa phòng không không có khả năng ngăn chặn được điều đó.

Và như đã nói ở trên, Riyad đã để mắt tới tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1. Việc cảm nhận được sự ưu việt của tổ hợp này không phải ngẫu nhiên mà có. Trong giai đoạn tháng 4-5, các phần tử khủng bố tăng cường hoạt động tại khu phi quân sự ở tỉnh Idlib của Syria.

Quân khủng bố đã pháo kích căn cứ không quân Khmeimim của Nga bằng các tên lửa của những hệ thống pháo phản lực bắn loạt "Grad". Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 bảo đảm được khả năng phòng vệ 100%, khi đánh chặn được tất cả các đợt tấn công bằng pháo phản lực bắn loạt của khủng bố.

Tổ hợp của Nga có giá thành thấp hơn nhiều của Mỹ. Một hệ thống Patriot đầy đủ có giá liên tới cả tỷ USD. Để mua tổ hợp Pantsir-S1, khách hàng chỉ phải bỏ ra 15-18 triệu USD.

Có vẻ việc đếm từng đồng không giống với tính cách của người Arab Saudi. Bản hợp đồng mua khí tài của Mỹ đã được ký với tổng giá trị lên tới 100 tỷ USD, bao gồm gần như tất cả các loại vũ khí cho lục quân, không quân và hải quân.

Và trong số đó, đúng là có các mẫu chất lượng cao, như khí tài cho lực lượng hải quân. Nhưng cũng có những thứ từ lâu đã đánh mất danh tiếng hào hùng của mình, như xe tăng "Abrams".

Tuy nhiên, nhu cầu tăng cường khả phòng vệ của quốc gia này trước các cuộc tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái vũ trang là hết sức cấp thiết. Bởi vậy, cần phải mua những tổ hợp mà thực sự có thể đánh chặn được các tên lửa chiến thuật đạn đạo lẫn hành trình và cả UAV nữa.

Và khi "Patriot" không có khả năng này, thì cần phải mua "Pantsir-S1" hoặc "Pantsir-SM". Thậm chí nếu phương hại tới mối quan hệ với người "anh cả" đang "bá chủ thế giới" là Mỹ thì Arab Saudi cũng phải chấp nhận.
Theo Trí Thức Trẻ

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh