Home » Tin tức » Đàm luận

CON ĐƯỜNG NÀO CHO UKRAINA?

SUNday - 05/06/2022 11:32
Bất kể đất nước nào, khi rơi vào cuộc chiến ủy nhiệm của các siêu cường thì đều chịu cảnh đau thương, tang tóc. Ukraina không là ngoại lệ.
Các cư dân đứng trước một tòa nhà bị phá hủy ở vùng ngoại ô Borodianka gần Kiev. Ảnh: Reuters

Các cư dân đứng trước một tòa nhà bị phá hủy ở vùng ngoại ô Borodianka gần Kiev. Ảnh: Reuters

 
Mỹ và Phương Tây đã từng nóng mặt trước sự thành công của Nga trong việc tiêu diệt IS và bảo vệ đồng minh Syria; đã từng cay cú khi Nga bảo vệ Tổng thống Maduro đứng vững trên ngai vàng thống trị đất nước Venezuela. Tuy Nga không là cường quốc kinh tế, nhưng uy lực quân sự và vị thế của Nga trên trường quốc tế dưới thời TT Putin là nỗi lo của Mỹ và NATO. Thêm vào đó, cùng có chung kẻ thù, Mỹ và Phương Tây càng gây áp lực, Nga và TQ càng xích lại gần nhau, hỗ trợ cho nhau, người tung kẻ hứng trong các sự kiện quốc tế.
Làm suy yếu liên thủ Nga- Trung là chính sách đối ngoại ưu tiên của Mỹ; trong đó, dùng một nước nhỏ để thọc một nhát dao chí mạng vào sườn đối thủ là nước cờ "khôn ngoan" của Mỹ, mà Ukraina là "sự lựa chọn tuyệt vời" trong chiến lược này.
Cuộc chiến khó có thể sớm chấm dứt vì không bên nào dễ dàng chấp nhận thua cuộc. Nếu Mỹ thua, không chỉ làm đảo lộn trật tự thế giới, mà còn không mấy nước mặn mà đi theo Mỹ và mua vũ khí của Mỹ. Ngược lại, nếu Nga thua thì không những vũ khí cũng không bán được, mà khối Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể -CSTO (gồm 6 quốc gia hậu Xô Viết: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan) do Nga dẫn đầu vốn đã mỏng manh, yếu ớt, cũng sẽ tan rã, khi đó chỉ còn lại một mình nước Nga cô đơn, rất dễ bị tổn thương.
Trong cuộc chiến ủy nhiệm này, cho dù Mỹ hay Nga thắng thì Ukraine vẫn luôn là nước thất bại. Hiện tại, Mỹ và NATO tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa. Châu Âu vẫn giữ vững lập trường gây sức ép với Nga bằng các đòn trừng phạt kinh tế mới, khốc liệt hơn; còn Mỹ, ngày 1/6, đã công bố thêm gói hỗ trợ quân sự trị giá 700 triệu USD cho Ukraine và cam kết tiếp tục viện trợ Kiev cho đến khi đẩy lùi được quân Nga ra khỏi biên giới Ukraina. Biết đó là điều không tưởng vì Nga sẽ không bao giờ từ bỏ mục đích chính của cuộc chiến là chiếm vùng Donbass và bán đảo Crimea để lập một vành đai bảo vệ nước Nga, nên Mỹ và NATO chỉ cung cấp vũ khí nhỏ giọt, đủ giúp Ukraine cầm cự, nhằm kéo dài cuộc chiến để nhấn chìm Nga trong vũng lầy.
Cấm vận có thể làm cho Nga suy yếu, nhưng với nguồn tài nguyên dồi dào và khoa học KT phát triển, Nga vẫn có thể theo đuổi cuộc chiến trong nhiều năm mà vẫn sống khoẻ, tuy có kém phần phát triển. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, Mỹ và Phương Tây giảm hoặc cắt viện trợ quân sự, thì Ukraine không còn con đường nào khác để lựa chọn ngoài đàm phán và chấp nhận các điều kiện của Nga để đổi lấy hoà bình.
Bài học từ cuộc chiến đẫm máu Phần -Liên xô mùa Đông năm 1939-1940 chưa lu mờ. Khi không thể thắng một đối thủ mạnh hơn hàng chục lần, Phần Lan đã chấp nhận đổi lãnh thổ lấy hoà bình và đi theo con đường trung lập để phát triển đất nước vì sự thịnh vượng và hạnh phúc của nhân dân. Nếu các quan chức Ukraine cứ giữ lập trường không bao giờ nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ; còn Nga thì khẳng định chỉ dừng hoạt động quân sự khi Ukraine công nhận Crimea là của Nga, công nhận chủ quyền của hai nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, cũng như thiết lập tình trạng "phi NATO" thì cuộc chiến còn kéo dài, ngày càng khốc liệt, đất nước sẽ bị tàn phá, nhân dân sẽ lầm than.
Cuộc chiến Nga- Ukraine đã bước qua ngày thứ 100. Càng đánh, Ukraine càng thất thủ. Hơn 20% lãnh thổ (tính cả Crimea) đã rơi vào tay Nga. Nếu tiếp tục so găng với Nga, Ukraine không chỉ mất thêm nhiều lãnh thổ mà rất có thể sẽ mất cả chủ quyền đất nước.
Kéo dài cuộc chiến nhằm làm suy yếu nước Nga là mục đích của Mỹ và NATO, nhưng vãn hồi hoà bình để xây dựng và phát triển đất nước là bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo Ukraine. Không còn hy vọng đảo ngược tình thế, lúc này, Ukraine không có sự lựa chọn nào tốt hơn là chấp nhận các điều kiện của Nga, dù rất đau đớn, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình cho đất nước, theo cách mà Phần Lan đã làm cách đây hơn 80 năm.
Gấu Nga chỉ hung dữ với những ai chọc giận và đe doạ nó, nhưng lại rất hiền lành và thân thiện với những ai tôn trọng và tử tế với nó. Ai biết được điều này để đối nhân xử thế thì chắc chắn sẽ không phải trả giá đắt cho những quyết sách đường đột. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy là những nước Bắc Âu, đã bao năm chung sống hoà bình và phát triển rực rỡ bên cạnh một nước Nga siêu cường quân sự, vì họ hiểu người Nga và tôn trọng giá trị văn hoá Nga.
Là nước nhỏ, yếu thế ở cạnh một siêu cường, Việt Nam đã học được những bài học đắt giá từ những thất bại của các nước. Trong lúc cả thế giới sục sôi vì cuộc chiến Nga- Ukraine và tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày, Việt nam quyết định bỏ phiếu chống tại cuộc họp ngày 8-4 của Đại hội đồng LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ; và kế tiếp là bàn kế hoạch tập trận chung Nga- Việt lần đầu tiên. Đây là quyết sách đúng đắn, một mũi tên trúng nhiều đích.
"Xích lại với Mỹ, thân Nga và gần Trung" là chính sách ngoại giao sáng suốt và khôn ngoan của đảng ta, đáng để cho nhiều nước học tập. Thật tiếc cho Ukraina giàu có và xinh đẹp, vì sai lầm của lãnh đạo, đất nước đang chìm trong khói lửa, đạn bom.
Phỏng theo
LE VAN ANH
Hà Nội 4-6-2022

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh