Home » Tin tức » Đàm luận

Mỹ quyết đứng dậy sau khi knock-out trước Nga ở Nam Caucasus!

TUEsday - 30/07/2019 10:51
Nền sân sau chiến lược của Nga vẫn quá cứng cho việc cắm rễ của Mỹ và các nước cờ của Putin quá hiểm khiến Washington chưa thể hoá giải...
Sân sau của Nga vẫn còn là nền đất quá cứng cho Mỹ cắm rễ

Sân sau của Nga vẫn còn là nền đất quá cứng cho Mỹ cắm rễ

Mỹ quyết hồi sinh sau khi chết lâm sàng ở Nam Caucasus

Sau cuộc Cách mạng quyền lực tại Armenia, khi lực lượng chính trị "thân Nga nhưng đã là của Mỹ" phải nhường lại vũ đài cho lực lượng chính trị "thân Mỹ nhưng đã ngả theo Nga" thì cũng là lúc mưu kế của Mỹ chính thức bị phá sản.

Khi chính phủ Armenia thời hậu Cách mạng Nhung liên tục khẳng định và hành động để quyết nâng quan hệ Nga-Armenia lên tầm đặc biệt thì sự bẽ bàng đã trở thành nỗi cay đắng với Washington, bởi khi "rễ chưa bám" đã bị Moscow "nhổ bỏ".

Việc "thua trắng Nga ngay trong trận đầu ra quân" tại Armenia cộng hưởng với việc phải nhận "cả vốn lẫn lãi của món nợ Kosovo" mà Moscow đã "hoàn trả" sau cuộc chiến tranh Nga-Gruzia, khiến Mỹ như chết lâm sàng tại Nam Caucasus.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian "choáng váng", Washington đã gượng dậy và bắt tay ngay vào việc "phục hận" trước Moscow tại sân sau chiến lược của Nga, mà trọng tâm là ván cờ Armenia thời hậu Cách mạng Nhung.

Ngày 7/7/2018 - chỉ 2 tháng sau khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc, Đại sứ Mỹ tại Armenia Richard Mills đã kêu gọi chính quyền Yerevan tổ chức tổng tuyển cử để người dân Armenia bầu Quốc hội mới.

Mục đích của người Mỹ được nhận diện là tìm mọi cách thực hiện mưu đồ sắp đặt một bàn cờ chính trị mới tại Yerevan bằng việc "thay ngựa giữa dòng", quyết sử dụng bằng được "kế ve sầu thoát xác" để cắm rễ quyền lực tại Armenia.

Bởi Washington đã rất cay đắng khi phải chấp nhận kế "ve sầu thoát xác" - nhằm tạo ra một cơ chế quyền lực mới cho Armenia - bị lực lượng "thân Mỹ nhưng ngả theo Nga" đứng lên làm cách mạng quyền lực - làm phá sản.

Sau lời kêu gọi của Đại sứ Mills, đến lượt Ngoại trưởng Mike Pompeo lên kế hoạch công du tới Armenia nhưng lại chỉ gặp Tổng thống, chứ không gặp Thủ tướng nước này, trong khi theo Hiến pháp Armenia, Thủ tướng chịu trách nhiệm về đối ngoại.

Khi được hỏi lý do thì Đại sứ Mỹ tại Armnenia cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao muốn trao đổi về thương mại - đầu tư với Armenia và với tầm hiểu biết của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thì đây là những lĩnh vực mà tổng thống Armenia phụ trách.

Rõ ràng, một lời giải thích nghe rất "lạ", bởi ông Mike Pompeo vốn là Giám đốc CIA và ngành ngoại giao Mỹ không chỉ có mình ông. Và theo giới quan sát thì có thể nhận diện Washington quyết chuẩn bị một kịch bản mới cho ván cờ chính trị Armenia.

Để chắc thắng, Mỹ tiếp tục sử dụng sức mạnh của đồng đô la, khi ngày 9/10/2018, Đại sứ Mills đã thông báo Mỹ quyết định cung cấp thêm 26 triệu USD trong quỹ hỗ viện trợ năm 2018 cho Armenia, tăng 20 triệu USD so với kế hoạch đã được duyệt.

Tổng cộng Washington đã hỗ trợ cho Yerevan cả thảy 40 triệu USD, sau khi tại Armenia diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng nhất thời hậu Xô Viết, dù Washington chưa được hưởng thành quả từ cuộc cách mạng quyền lực.

Ngày 25/10/2018, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đến thăm Armenia và đã gợi ý Yerevan nên xét lại quan hệ với Moscow vì "khi Washington hành động thì ngay lập tức thế cân bằng bị phá vỡ, chiến tranh xảy ra. Khi đó Armenia sẽ tụt hậu".

Rõ ràng, Washington đã rất quyết tâm và chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho việc "bày keo khác" trong ván cờ Armenia thời hậu Cách mạng Nhung. Song khi các quân di động, thì nước cờ của Washington lại bị phá sản.

Bởi trong cuộc bầu cử Quốc hội Armenia trước thời hạn diễn ra ngày 9/12/2018, thì Liên minh chính trị Bước đi của tôi được lãnh đạo bởi Thủ tướng Pashinyan đã chiến thắng vang dội với 70,45% số phiếu ủng hộ và được quyền thành lập chính phủ.

"Bất quá tam", quyết không để thất bại trước Moscow và Putin lần nữa, Washington đã thay đổi chiến thuật khi tìm cách khai thác tiếng nói của cộng đồng người Armenia tại Mỹ cho những đổi thay tại quê hương.

Bắt đầu là việc Nghị sĩ Frank Pallone, đồng Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề về Armenia của Quốc hội Mỹ, được giao soạn thảo Dự luật về hợp tác chiến lược của người Mỹ gốc Armenia, trong đó đề xuất Mỹ tiếp cận Armenia như một đồng minh chiến lược.

Theo ông Pallone: "Armenia đã trở nên dân chủ hơn kể từ cuộc Cách mạng Nhung, luật pháp thống trị và hình thành thị trường tự do được khuyến khích đã tạo ra nền tảng hợp tác mới giữa Armenia và Mỹ".

Vị nghị sĩ Mỹ tuyên bố: "Armenia tôn trọng các giá trị dân chủ và pháp trị nên được xem là đối tác quan trọng của Mỹ, ngay khi cả quân đội Nga hiện diện ở Armenia thì cũng không thể khiến người Armenia từ bỏ các giá trị dân chủ".

Thậm chí Hải quân Mỹ còn có kế hoạch đặt tên nhân vật quân sự nổi tiếng người Mỹ gốc Armenia Paul Robert Ignatius cho một tàu khu trục Arleigh Burke mới của mình, nhằm thúc đẩy quan hệ "ngoại giao nhân dân", theo News.am.

Không những vậy, Mỹ còn tạo cầu nối vững chắc cho mối quan hệ Armenia-Gruzia, từ quân sự đến kinh tế, chính trị, nhằm quyết cắm dễ thật sâu tại sân sau chiến lược của Nga. Nghĩa là Mỹ quyết hồi sinh sau khi chết lâm sàng ở Nam Caucasus.
 

Mỹ chưa thể so găng với Nga sau nhiều lần bị cho nằm sàn ở Nam Caucasus

Giới phân tích cho rằng, dù có quyết tâm gượng dậy thì Washington cũng chưa thể so găng với Moscow ở Nam Caucasus - Một phần là do sự hồi phục chưa kịp sau nhiều lần nằm sàn liên tục, một phần vì công lực từ những đòn tiếp theo của Putin.

Với công cụ lợi ích. Tổng thống Putin dùng việc cung cấp khi đốt với giá thấp để biến những khoản viện trợ của Mỹ dành cho Armenia chỉ còn là những con số lẻ. Điều đó tạo ra ưu thế rõ rệt cho Nga trước Mỹ.

Hồi tháng 10/2018, Nga đã quyết định cung cấp khí đốt với giá 150 USD/1.000 m3 cho Armenia đến ngày 31/12/2018. Moscow cam kết sẽ xây dựng cơ chế điểu chỉnh giá linh hoạt nhất, tốt nhất cho Armenia từ năm 2019.

"Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, tiếp tục tăng cường các hoạt động giao thương giữa hai nước", Nghị định thư giữa chính phủ Nga và chính phủ Armenia ghi rõ.

Và ngày 11/2/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin đã cho biết Nga quyết định cung cấp khí đốt cho Armenia với mức giá tốt nhất, thấp hơn rất nhiều so với mức giá trung bình của thế giới. Đúng như Moscow đã cam kết.

Từ tháng 1/1/2020, giá khí đốt tự nhiên của Nga cung cấp cho Armenia tăng lên 200 USD/1.000 m3, theo nội dung các cuộc đàm phán về giá khí đốt tự nhiên của Nga, giữa Moscow và Yerevan.

Nếu biết từ tháng 4/2018, người dân Ukraine phải mua khí đốt với giá là: 300 USD + 30 USD = 330 USD/1.000 m3 (bao gồm cả phí vận chuyển), thì sẽ thấy lợi ích mà Nga dành cho Armenia qua việc cung cấp 2 tỷ m3 khi đốt/năm, lớn tới mức nào.

Còn so với Gruzia. Năm 2008, khi Mỹ và phương Tây chính thức có kế hoạch đón cựu quốc gia Xô Viết này, thì nợ công của Armenia và Gruzia là bằng nhau, nhưng đến năm 2018 thì nợ công của Gruzia gấp đôi so với nợ công của Armenia.

Trong bối cảnh hiện nay, rõ ràng công cụ lợi ích Mỹ chưa thể tạo ra đủ công lực để có thể làm thay đổi căn bản Yerevan, còn Tbilisi vẫn khắc khoải ngóng trông, đến mức Washington lo sợ Moscow tuyệt giao, biến Gruzia thành gánh nặng cho Mỹ.

Với mưu kế thay ngựa giữa dòng. Có thể Washington sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn hy vọng có cơ hội thực hiện "kế ve sầu thoát xác" nữa, bởi giới chính trị đương quyền Armenia nhận thấy sự nguy hại của nó nên có kế hoạch thay đổi.

Theo New.am ngày 25/6, Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Armenia Vahe Grigoryan cho hay chính quyền dự định tiến hành cải cách Hiến pháp, trong đó có việc quay trở lại chế độ Cộng hòa Tổng thống, thay cho chế độ Cộng hòa Nghị viện như hiện nay.

Và trong bối cảnh của đời sống chính trị tại Armenia thời hậu Cách mạng Nhung thì Thủ tướng Nikol Pashinyan có thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc bầu cử Tổng thống nào để trở thành nguyên thủ quốc gia.

Rõ ràng, dù rất cố gắng, nhưng dường như nền sân sau chiến lược của Nga vẫn là còn quá cứng cho việc cắm rễ của Mỹ, còn các nước cờ của Putin thì quá hiểm khiến cho Washington chưa thể tìm ra cách hóa giải.

Ngọc Việt

Source: baodatviet.vn

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh