Home » Tin tức » Đàm luận

Nga "đánh sập" NATO: Ván bài vận mệnh của TT Putin - Bây giờ hoặc không bao giờ!

FRIday - 21/01/2022 02:11
Với Liên bang Nga mà đứng đầu là Tổng thống Putin thì hiện nay có hai thứ quyết định vận mệnh của quốc gia, đó là thời gian và tốc độ. Thời gian bây giờ là lực lượng, là thời cơ có một không hai, tức hoặc là bây giờ hoặc là không bao giờ… Tốc độ và chỉ có tốc độ thì trong tình thế bị mất ưu thế về địa lý (khoảng cách), bị mất ưu thế về địa quân sự (bị bao vây) mới có thể giành ưu thế hoàn toàn về chiến thuật, phá vỡ thế trận, giành chiến thắng cuối cùng…
 

Thời gian: hoặc bây giờ, hoặc không bao giờ…
Có lẽ rất nhiều người chưa hiểu hết vấn đề "Tại sao Nga lại dám đưa ra một tối hậu thư cho Mỹ - NATO, một liên minh quân sự duy nhất, mạnh nhất trên thế giới. Cố nhiên, Mỹ - NATO sẽ không chấp nhận tối hậu thư, tức đầu hàng, vậy, "phải chăng Nga, đứng đầu là Tổng thống Putin, đang bị loạn khi "không còn chỗ để lùi".
 Có thể nói, quyết định đưa ra một tối hậu thư với Mỹ-NATO là một quyết định sáng suốt, táo bạo, của Điện Kremlin. Nói là sáng suốt và táo bạo vì quyết định ra tay đúng thời điểm, là cách chớp lấy thời cơ có một không hai.


Thứ nhất, đây là thời điểm mà Mỹ-NATO hoàn toàn mất ưu thế về vũ khí răn đe chiến lược.
Bây giờ hãy xem lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ có còn răn đe được Nga hay không. Lưu ý là vì vũ khí răn đe nên để răn đe thì mọi tính năng kỹ - chiến thuật và số lượng…đều được mở, công khai.

1. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên mặt đất (ICBM)
ICBM của Mỹ là LGM-30G Minuteman III hiện đang được xếp hàng để sửa chữa và không thể được sử dụng cho mục đích dự định của họ.
Và bản thân các ICBM Minuteman-III (đây là ICBM tấn công đầu tiên bằng nhiên liệu rắn một khối với tầm bắn tối đa 13 nghìn km) đang ở trong tình trạng kỹ thuật đến mức việc phóng chúng đơn giản là rất nguy hiểm.
 
"Đánh giá Tư thế Hạt nhân" do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 2/2018, kể từ năm 2010, trong số 10 lần phóng thử nghiệm, chỉ một lần được công nhận là thành công và 4 lần nữa thành công một phần, tức là hệ số tin cậy 50%. Trong trường hợp có chiến tranh, một nửa số tên lửa của Mỹ mất khả năng chiến đấu.
Kế hoạch của Mỹ là, trên mặt đất, Mỹ phải có 400 ICBM mới (Minuteman IV), quả đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm 2029. Trong khi đó ICBM của Nga thì đã đổi mới hoàn toàn, từ Sarmat, đến Avangrad và đặc biệt là chúng đều không thể đánh chặn. Vậy để đuổi kịp Nga về ICBM, Mỹ cần phải có thời gian từ 5-7 năm.

2. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hạt nhân (SLBN).
Mỹ hiện có 14 tàu ngầm hạt nhân (SSBN) lớp Ohio được trang bị SLBN ba tầng Trident-II thế hệ thứ 4. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11,3 nghìn km, có đương lượng nổ 475 và 100 kiloton. Mỗi chiếc trong số 14 SSBN có thể mang theo 24 SLBN. Đây là những chiếc tốt nhất đang phục vụ cho Hải quân Mỹ vào lúc này.
 
Trên biển, kế hoạch tới Mỹ phải có 240 SLBM Trident-II được lắp đặt trên 12 chiếc SSBN lớp Columbia có lượng choán nước lớn hơn so với những chiếc SSBN lớp Ohio (21.000/19.000 tấn).
Sau đó, các SLBM cũ sẽ được thay thế bằng các loại mới. Tuy nhiên, chiếc SSBN lớp Columbia đầu tiên sẽ chỉ được đưa vào hoạt động tuần tra chiến đấu vào năm 2031.
Lực lượng tàu mặt nước thì Mỹ vượt trội Nga, nhưng về tàu ngầm, theo đánh giá của giới quân sự thì Nga chưa hề thua kém và đã cho ra đời những thế hệ tàu ngầm tương đương với lớp Ohio để phóng tên lửa Bulava, R-29RM "Sineva"…và vượt trội hơn như lớp Belgorod thì đứng đầu thế giới.
Điều đáng nói ở đây là lực lượng tàu ngầm Nga có ngư lôi không người lái Poseidon. Chiếc SSBN K329-Belgorod đã hạ thủy và thử nghiệm xong, nó mang 6 Poseidon, mà Poseidon tính năng kỹ - chiến thuật khủng khiếp ra sao thì ai cũng biết.
Vì vậy, để có lớp tàu ngầm Columbia tương đương Nga, thách thức Nga trên khu vực Đại Tây Dương và Biển Bắc thì Mỹ phải chờ đến 2031, tức 9 năm sau.

3. Máy bay ném bom chiến lược.
Mỹ hiện bao gồm 46 máy bay ném bom chiến lược B-52H có khả năng mang vũ khí hạt nhân và 20 máy bay ném bom chiến lược hạt nhân B-2A với tính năng "tàng hình". Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ cũng bao gồm bom rơi tự do B83-1 và B61-11. Ước tính số lượng bom hạt nhân của Mỹ ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ là 150-200 quả.
Để cải tiến, trang bị mới lực lượng trên không này, Mỹ sẽ đưa vào biên chế 60 máy bay ném bom hạng nặng loại B-21 Raider với tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ trên không và bom hạt nhân có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, máy bay ném bom đầu tiên này chỉ sẽ xuất hiện vào năm 2025.
 
Trong khi đó, máy bay ném bom chiến lược Nga như Tu-95 và đặc biệt là "Thiên Nga trắng" Tu-160 đã lừng danh thế giới. Và ngày 18/1/2022, Nga đã xuất xưởng chiếc Tu-160 đầu tiên mới tinh, thuộc phiên bản nâng cấp và đã bay thử thành công.
Nói tóm lại, về bộ ba hạt nhân thì Mỹ đã mất ưu thế, đó là lý do vì sao từ thời Tổng thống Obama, đến Trump họ đều đề ra và thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cấp Bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ hoàn thiện đến cuối thế kỷ XXI. Trong khi đó, Nga đã hoàn thiện 89% và để đuổi kịp Nga, Mỹ cần thời gian từ 5-7 năm.

Thứ hai, đây là thời điểm Mỹ-NATO, chủ yếu là Mỹ đã mất hết ưu thế quân sự trước Nga.
Ngân sách quân sự của Mỹ rất lớn, gấp 10 lần Nga, nhưng nếu như so sánh về vũ khí trang bị thì lực lượng vũ trang Nga đã trang bị 70% vũ khí trang bị hiện đại (theo tiêu chí hiện nay) và đặc biệt, theo báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu thì lực lượng hạt nhân chiến lược đã được làm mới 89%.
Lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử thời hậu chiến, trong cuộc chạy đua vũ trang, không phải Nga "đuổi theo" Mỹ-NATO mà chính Mỹ-NATO đang "đuổi theo" Nga. Đối với một số loại vũ khí, Nga đã vượt qua Mỹ-NATO ít nhất 10-15 năm.
 
Không còn nghi ngờ gì để nói rằng, Mỹ không có Zircon, không Dagger (Kinzhal) không có Poseidon (cấp chiến thuật 10 kiloton sử dụng đánh chìm nhóm tác chiến tàu sân bay), nhưng Nga thì có. Đây là những loại vũ khí thay đổi tư duy tác chiến hiện đại, mở ra một "kỷ nguyên chiến tranh mới - siêu thanh" được viết bằng tiếng Nga.
Như vậy, không sai khi nói trong thời điểm hiện nay, Nga là quốc gia đứng đầu thế giới về trang bị vũ khí tiên tiến hiện đại, duy nhất có vũ khí siêu thanh.
Kết luận
Trong cuộc đối đầu địa chính trị căng thẳng, quyết liệt giữa Mỹ-NATO và Nga thì đây là thời điểm cực kỳ thuận lợi, hay đây là thời cơ có một không hai của Nga để phản công. Cánh cửa cơ hội lịch sử đang mở ra cho Nga vào lúc này và sẽ là ngu ngốc nếu không sử dụng cơ hội, chớp lấy thời cơ.
Đó là lý do thứ nhất vì sao Nga gửi cho Mỹ-NATO tối hậu thư và yêu cầu phải trả lời bằng văn bản sau 1 tháng, không dây dưa, chậm trễ. Bởi vì nếu kéo dài từ tháng này đến năm khác thì Nga mất lợi thế, ưu thế, trong khi Mỹ-NATO lại đang cần thời gian để "chạy đua".
Tạo ra thời cơ là một quá trình khó khăn, phức tạp, là nghệ thuật là kỹ xảo; khi thời cơ đến thì chớp lấy, ra tay ngay và luôn để giành chiến thắng là kỹ năng, bản lĩnh…
Tạo ra và có được một tình thế giữa Nga và Mỹ-NATO như lúc này, trên thế giới, cho đến nay không có ai ngoài Tổng thống Nga Putin….
Lê Ngọc Thống
 


Author: Lê Ngọc Thống

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh