Home » Tin tức » Đàm luận

Nguy cơ binh biến ở Thổ Nhĩ Kỳ vì cuộc chiến Idlib

THUrsday - 27/02/2020 20:22
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể chống lại Tổng thống Erdogan vì cuộc chiến ở Idlib...
Ngày 26/2, cựu Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, Đô đốc Turker Ertürk cho hay quân đội nước này đang có biểu hiện chống lệnh Tổng thống Erdogan, trong bối cảnh họ bị thất thế và thiệt hại lớn trước sự tấn công của Nga và Syria ở Idlib, theo Avia-pro.

"Cuộc xâm lược Syria của nhà cầm quyền Ankara và tổn thất lớn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua: nhiều xe bọc thép bị phá hủy, máy bay không người lái bị bắn hạ, hàng chục binh sĩ thiệt mạng… đã khiến quân đội thất vọng", ông Ertürk nêu rõ.

Theo Đô đốc Turker Ertürk: “Hàng trăm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang bị quân đội Syria bao vây, và trong trường hợp có bất kỳ hoạt động quân sự nào của Ankara, họ sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của lực lượng chính phủ Damascus".

Thậm chí ông còn cho biết : "Rất nhiều binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thắn tuyên bố sẵn sàng đầu hàng để cho quân đội Syria bắt giữ, vì nếu không họ cũng sẽ chết do không được cung cấp đồ ăn, thức uống”.

Nguy co binh bien o Tho Nhi Ky vi cuoc chien Idlib
Cự Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ Turker Ertürk

Cựu Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ nhận định: "Tất nhiên, trong chính sách đối ngoại đôi khi chính quyền phải có những hành động có thể bị coi là tàn nhẫn, vô đạo đức, để đáp ứng cho lợi ích chung".

Nhưng hiện tại "chúng ta hành động chống lại chính quyền trung ương Syria là không có lợi cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, mà nó chỉ mang gánh nặng một cuộc chiến tranh thể hiện tham vọng đế chế", ông Turker Ertürk nhấn mạnh. 

Trước thực tế đó, cựu Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo sự thất vọng của quân đội là mối "đe dọa với Tổng thống Erdogan về một cuộc đảo chính quân sự nếu không thể đảm bảo an ninh cho lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria”.

Theo giới phân tích, cảnh báo của Đô đốc Turker Ertürk là hoàn toàn có cơ sở và Tổng thống Erdogan không thể bỏ qua lời cảnh báo này, trong bối cảnh hậu quả của cuộc đảo chính bất thành năm 2016 còn chưa giải quyết xong.

Tại sao cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib lại khiến quân đội nước này thất vọng?

Giới phân tích cho rằng, tổn thất và bế tắc tại Idlib không phải là nguyên nhân chính khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng chính quyền Ankara và Tổng thống Erdogan, mà vấn đề nằm ở tính chất và mục đích của chiến dịch quân sự này.

Trong chiến tranh, quân đội một quốc gia thường có biểu hiện chống lệnh trong hai trường hợp: Một là cuộc chiến họ tham gia mang tính phi nghĩa nhìn từ phía họ, và hai là cuộc chiến họ tham gia chỉ nhằm đáp ứng tham vọng của lực lượng cầm quyền.

Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp vào Syria và thực hiện nhiều chiến dịch quân sự trên lãnh thổ nước này, nhưng chiến dịch quân sự mà chính quyền Ankara tiến hành ở Idlib được cảnh báo là thỏa mãn đủ nhất cả hai điều kiện chống lệnh cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ nhất, thế giới đã cảnh báo tính phi nghĩa của chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Idlib 

Chính quyền Tổng thống Erdogan can thiệp vào cuộc chiến Syria với mục đích là tấn công, tiêu diệt khủng bố và lực lượng người Kurd, vì Ankara xem Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd là cánh tay nối dài của đảng Công nhân người Kurd.

Mà đảng Công nhân người Kurd bị Ankara xem là lực lượng khủng bố, nên tấn công người Kurd ở Syria cũng là tấn công khủng bố. Vì vậy, nhìn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ thì chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria mang tính chính nghĩa.

Không biết chính quyền Ankara phổ biến và giáo huấn cho binh sĩ về tính chất cuộc chiến chống người Kurd ở Syria như thế nào, nhưng cho đến nay tinh thần binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia các chiến dịch chống người Kurd luôn thống nhất và quyết liệt.

Nguy co binh bien o Tho Nhi Ky vi cuoc chien Idlib
Việc bất tuân lệnh của quân đội là cực kỳ nguy hiểm cho chiến dịch Idlib của Erdogan

Tuy nhiên, với chiến dịch quân sự ở Idlib thì tính chính nghĩa không thể nhìn thấy từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi hiện diện ở cứ điểm này không phải là người Kurd mà là các tay súng khủng bố.

Quân đội Syria, có sự hỗ trợ của Không quân Nga, tấn công vào Idlib là để xoá xổ khủng bố ở đây. Do vậy, đúng ra Thổ Nhĩ Kỳ phải phối hợp với Syria và Nga thì mới là hành động chính nghĩa. Trong khi Ankara lại cho tấn công Syria và Nga.

Thế mới thấy, các nước cờ của Tổng thống Putin thiết lập vùng giảm căng thẳng và yêu cầu tách biệt đối lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà, là quá hiểm hóc. Nó đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào thế tiến thoái lưỡng nan: đánh cũng dở mà không cũng dở.

Không khó nhận diện qua nước cờ này, Tổng thống Putin buộc Tổng thống Erdogan phải tập trung vào vấn đề người Kurd. 

Đây sẽ là cơ hội cho Syria giải quyết vấn đề người Kurd, hoặc bắt tay Thổ, hoặc đưa người Kurd trở về với chính nghĩa quốc gia.

Thứ hai, chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Idlib chỉ là tham vọng của lực lượng cầm quyền

Chính quyền Ankara chỉ có thể phát động chiến tranh hay tiến hành các chiến dịch quân sự khi, hoặc chủ quyền quốc gia hay an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ bị đe doạ bởi thế lực ngoại bang, hoặc tham gia các hoạt động quân sự do NATO phát động.

Rõ ràng, chủ quyền quốc gia và an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ không thể bị đe doạ bởi các chiến dịch quân sự của Nga và Syria tiến hành tại Idlib, có chăng là do các lực lượng khủng bố ở Idlib gây ra.

Như vậy, Ankara-Erdogan, hoặc chỉ phát động chiến dịch quân sự để phối hợp với quân đội Nga và Syria nhằm xoá sạch khủng bố tại đây, hoặc là củng cố phòng thủ biên giới để phòng khủng bố mở đường máu chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara-Erdogan đã bỏ quên khủng bố mà tấn công lực lượng chống khủng, nước cờ của Putin đã khiến NATO không thể ủng hộ chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib. Điều này khiến cho tấn công Idlib chỉ là tham vọng của lãnh đạo mà thôi.

Với những bất lợi như vậy, rõ ràng Ankara-Erdogan rất nôn nóng tấn công, kết thúc sớm chiến dịch Idlib hoặc là cùng với Nga khai thông bế tắc. Song Tổng thống Putin chọn chiến thuật vừa đánh vừa đàm khiến Ankara-Erdogan như ngồi trên đống lửa.

Nguy co binh bien o Tho Nhi Ky vi cuoc chien Idlib
Putin đã nhẹ nhàng đưa Erdogan vào bẫy với 2 nước cờ hiểm

Qua đây cho thấy tầm nhìn xa của Tổng thống Putin khi đi hai nước cờ hiểm là thiết lập vùng giảm căng thẳng và yêu cầu tách biệt đối lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà, khi buộc Tổng thống Erdogan và Tổng thống Trump phải triệt thế cờ của nhau.

Bởi Trump muốn thanh tẩy cho khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS) là khẳng định thêm tính phi nghĩa của chiến dịch mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Idlib, nhưng nếu không thanh tẩy HTS thì quân Thổ phải tấn công khủng bố chứ không phải tấn công Syria.

Chính vì vậy mà thiết lập vùng giảm căng thẳng được cho là nước đi kết thúc ván cờ Syria thời khủng bố, còn yêu cầu tách biệt đối lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà là nước cờ định hình cho ván cờ Syria thời hậu khủng bố.

Dù các vị khách không mời can thiệp vào Syria nhằm chống khủng bố với mục đích khác còn nhiều hành xử, hành động để khẳng định vị thế, nhưng rõ ràng ván cờ Syria vẫn đang chuyển động trong vòng xoáy tạo nên từ những nước cờ hiểm của Putin.

Ngọc Việt

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh