Home » Tin tức » Đàm luận

Tây ăn mày để đi du lịch

SATurday - 18/04/2020 01:18
Có tiền hãy giúp đỡ những đồng bào mình, nhiều người còn không đủ tiền mua đồ ăn, nhưng họ không đi ăn mày. Đừng đem tiền cho lũ Tây ba lô không biết liên sỉ.

Có tiền hãy giúp đỡ những đồng bào mình, nhiều người còn không đủ tiền mua đồ ăn, nhưng họ không đi ăn mày. Đừng đem tiền cho lũ Tây ba lô không biết liên sỉ.

Chuyện cười ra nước mắt ở các nước châu Á
Theo lostbird.vn:
Trong khi rất nhiều người châu Á vẫn còn mơ đến giấc mơ phương Tây để đổi đời, thì cũng có nhiều người phương Tây đã muốn đi theo chiều ngược lại để làm nghề "hành khất".
Khi nói tới các nước phương Tây, đa phần người châu Á (trong đó có Việt Nam) sẽ nghĩ ngay tới đến những đất nước giàu có, văn mình. Điều này hoàn toàn có lí bởi đa phần các nước phát triển trên thế giới nằm ở châu Âu hay châu Mỹ. Chính vì thế, mỗi khi có những đoàn khách Tây đến Việt Nam, nhiều người nghĩ rằng họ đến đây để tiêu tiền như nước, tận hưởng đủ mọi dịch vụ sang trọng nhất.
Thế nhưng, trong vài năm gần đây, trào lưu "begpacker" hay còn gọi là "du khách ăn xin" đang ngày càng trở nên phổ biến. Rất nhiều khách du lịch đã tới các nước châu Á để ăn xin, hát rong hoặc bán đồ trên vỉa hè để có tiền trang trải cho chuyến đi. Thậm chí còn có những người sang đây để lừa đảo, xin tiền ăn chơi. Điều này đã khiến cho những người dân bản địa cảm thấy như bị xúc phạm và tức giận.
Cách đây không lâu, một Facebooker người Malaysia tên là Maria Ashqin đã viết một bài đăng lên Facebook về vấn đề ăn xin này. Đối với cô, việc các du khách tới từ nước giàu có hơn đi xin tiền từ người dân các nước nghèo hơn là chuyện không thể chấp nhận được. Ngoài ra, mục đích cho chuyện ăn xin của họ lại là đi du lịch nước ngoài - vốn là thứ xa xỉ với phần đông dân Đông Nam Á, nơi mà có nhiều người còn không đủ ăn.
 
 
Hiện tượng "ăn xin du lịch"
 
 
Để nói đơn giản:
Đó là những người phương Tây đi du lịch tới các đất nước có sinh hoạt phí rẻ hơn (thường là ở Đông Nam Á) và đến xin tiền để tài trợ cho chuyến đi du lịch vòng quanh thế giới của họ.
Suy nghĩ của tôi ấy hả?
Tôi đã chia sẻ vấn đề này trên Twitter của mình ngày hôm qua và 99% phản hồi là tiêu cực. Những người dân Đông Nam Á cũng ghét nó. Nhiều người nói rằng đây là "đặc quyền của dân da trắng thượng đẳng và thế hệ millennial (những người sinh từ năm 1980 - 1998)”. Đây là sự xúc phạm tới những khó khăn của người đang sống ở các quốc gia lân cận. Nhiều người còn không đủ tiền để mua đồ ăn tại đây và anh chị đến xin tiền cho một thứ xa xỉ như đi du lịch ấy hả? Làm ơn dừng lại đi. Anh chị không thể làm điều này ở nước mình. Vậy tại sao làm ở nước chúng tôi?
Các bạn nghĩ sao?
 

 


 

Ngay lập tức, bài viết này đã nhận được rất nhiều lượt chia sẻ cũng như bình luận từ phía cộng đồng mạng. Đa phần mọi người đều đồng cảm với ý kiến của Maria và lên tiếng chỉ trích những du khách Tây lười làm, ham hưởng thụ.
- Đúng ý tôi luôn. Du lịch nước ngoài là một quyền lợi, không phải thứ để xin xỏ.
- Chưa nói tới chuyện mệnh giá tiền tệ ở đây thấp hơn nhiều khi so sánh với họ.
Tại sao mấy người không kiếm kinh nghiệm làm việc khi còn trẻ và làm việc vất vả trong 10 đầu để kiếm tiền rồi sau đó tiêu nó cho cái gọi là trải nghiệm.
Đó là những gì người châu Á chúng tôi làm!!!
Đó là lí do tại sao tôi làm việc chăm chỉ để có một chuyến du lịch ngắn mỗi năm và tiêu thật nhiều tiền ở đất nước mà chi phí đắt đỏ hơn nhiều. Thế mới gọi là trải nghiệm.
Khi đi du lịch tới một đất nước nào đó, bạn đóng góp cho họ chứ không phải xin xỏ.
Ngày trước, tôi đã gặp một du khách dành hẳn 30 phút chỉ để phàn nàn về việc mọi thứ ở Kuala Lumpur đắt đỏ thế nào... Thôi nào, đừng khiến tôi phải coi thường ông chứ.
- Hoàn toàn đồng ý với cô. Tại sao họ không đi làm để kiếm tiền hay ít nhất là làm từ thiện cho những người nghèo. Điều này thật kinh tởm, đáng xấu hổ và thiếu tôn trọng với người dân bản địa. Mừng là cô đã lên tiếng về vấn đề này.
- Họ gọi đây là "trải nghiệm làm dân du mục" đó - không biết đến sự tồn tại của nó luôn. Cảm ơn vì đã chỉ ra điều đó - quả thật là một sự xúc phạm to lớn. Có lẽ nên có nhiều dẫn chứng hơn, vì có cả một vấn đề to đùng đằng sau nó. Nhưng những người này không thể lấy cớ vì thiếu tiền mà ăn xin được. Họ nên giúp đỡ cho nền kinh tế địa phương bằng việc dùng bữa tại các nhà hàng của dân bản địa và phụ giúp nếu có thể.
Kể cả khi anh chỉ là khách du lịch với ngân sách hạn chế. Nếu chẳng may anh "cháy túi" thật sự (mà thực tế là ai cũng có quỹ khẩn cấp trong thẻ tín dụng của mình thôi), thì anh cũng nên làm việc để kiếm tiền. Mặt khác, vấn nạn du khách ăn xin này cũng không hề mới và chính phủ các nước đang có những bước đầu khắc phục nó. Thực tế, cũng có một số người gặp khó khăn thực sự, nhưng sao họ lại không đến đại sứ quán nước mình để tìm kiếm sự giúp đỡ chứ.
- Việt Nam có đầy rẫy những kẻ như thế này, đáng buồn thay. Tôi thường xuyên gặp phải lũ này khi chúng ăn xin trên đường và những người dân nhẹ dạ sẽ quyên góp cho chúng.
Thực tế, không chỉ riêng tại Malaysia, mà ngay tại Việt Nam, một thiên đường du lịch giá rẻ khác cho các "begpacker", việc xin xỏ trơ trẽn như trên cũng hết sức phổ biến. Tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng như khu vực Bờ Hồ ở Hà Nội hay phố đi bộ Bùi Viện của thành phố Hồ Chí Minh, không khó để ta bắt gặp những thanh niên phương Tây quỳ trên đường, bán đồ đạc hay biểu diễn âm nhạc trên đường phố với mục đích tài trợ cho chuyến đi của mình. Nhằm đánh trúng lòng trắc ẩn của người khác, nhiều người còn tự vẽ thêm các câu chuyện bi thảm, kể bị đánh, bị giật đồ... Thế nhưng, thay vì đến đại sứ quán theo lời khuyên từ phía cơ quan chức năng, họ lại chỉ lảng đến nơi khác để tiếp tục xin tiền.
 
"Tây cái bang" quỳ xin tiền ở thành phố Hồ Chí Minh
 
"Đội quân ăn xin" đặc biệt này nhanh chóng được dân địa phương chú ý đến và cũng được nhiều người hiếu kỳ cho tiền. Khác với những người hành khất tại đây, luôn phải nơm nớp lo sợ lực lượng an ninh đô thị ra đuổi, các nam thanh nữ tú phương Tây vẫn cứ thản nhiên chìa nón ra để làm tiền từ lòng hảo tâm của những người có mức lương còn thấp hơn số tiền cho chuyến bay của họ.
 
 
Cặp đôi này tự dựng chuyện bị cướp để cầu xin lòng tốt của mọi người
 
 
Một số "Tây ba lô" thì tận dụng mác "Tây trắng", "người bản xứ" để làm giáo viên dạy tiếng Anh tại một số trung tâm ngoại ngữ. Như thế, họ không chỉ có thêm tiền (thậm chí là rất nhiều tiền), mà lại còn được coi là "thầy", được tôn trọng.
 

Không sang lắm thì thầy ngồi ngoài đường

Hay vào trong trung tâm dạy cho "ngầu"
 
 
Cuộc sống của các "thầy" Tây luôn là sáng đi làm, chiều đi nhậu, và biến mất không tăm hơi sau một thời gian ngắn. Chưa nhắc đến chất lượng giờ giảng của các "thầy", các "cô", ta mới chỉ biết là hàng triệu đồng học phí của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam lại giúp cho những cá nhân ích kỷ này kéo dài thêm kì nghỉ bất tận của mình. Tuy rằng không phải "thầy giáo tiếng Anh bản xứ" nào cũng đi dạy với mục đích xấu, nhưng câu hỏi về chất lượng sư phạm của họ đang được đặt ra trong thời gian gần đây.
Trước việc làm tiền, ăn xin từ một bộ phận các du khách này, nhiều cơ quan chức năng tại Việt Nam đã phải vào cuộc xử lí. Gần đây nhất, vào tháng 10 năm 2018, một "cái bang" du lịch Nga đã bị công an xã Cửa Dương, thuộc huyện Phú Quốc, Kiên Giang xử lí khi có hành vi làm hư hại tài sản của chủ nhà trọ mà mình trú tại. Nhưng thay vì hợp tác, cô này lại tiếp tục ra đường ngồi thiền để xin bố thí từ phía dân bản địa. Cực chẳng đã, chính quyền tại đây đã phải hợp tác với đại sứ quán Nga để đưa người này về nước.

Cô gái Nga thản nhiên ngồi thiền trên đường phố để xin tiền, sau khi quỵt tiền chủ nhà trọ
 
 
Nhà văn Mark Twain đã từng nói: Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể nhìn thấy. Do vậy, hoàn toàn không có gì là sai nếu chúng ta muốn giúp đỡ một ai đó. Tuy nhiên, sẽ thật lãng phí khi ta dùng sự tốt bụng của mình để dung dưỡng cho những kẻ lười biếng, ham hưởng thụ. Bởi rõ ràng, nếu như các vị khách đó gặp vấn đề thực sự, họ sẽ tìm đến những người đồng hương giàu có hơn của mình, chứ không phải ngửa tay xin từng đồng từ cư dân ở quốc gia được cho là "đói khổ" hơn.
(Biên tập: Phạm Duy Trưởng)
 
 
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh