Home » Tin tức » Đàm luận

Facebook được ví như một chất gây nghiện đối với người sử dụng.

Bài viết khiến thiên hạ 'rủ nhau bỏ Facebook'

Chỉ trong vòng 6 ngày, bài viết 'Vì sao tôi bỏ Facebook' đã có tới hơn nửa triệu lượt đọc, hơn 10.000 lượt chia sẻ trên LinkedIn, đồng thời trở thành tiểu điểm nổi bật nhất trên LinkedIn.

Hình minh họa

DẠY TIẾNG ANH - THẦY TÂY VÀ THẦY TA, AI DẠY HIỆU QUẢ HƠN ?

Đây thật là một chủ đề lí thú, cần thiết song thế giới dường như chưa có ai bàn tới một cách thấu đáo, khoa học . Biết bao phụ huynh và học sinh băn khoăn không biết chọn đường nào . “ Bụt chùa nhà không thiêng “, cứ mời thầy Tây cho chắc , tưởng “ đắt sắt ra miếng “ ai ngờ họ đã mắc sai lầm . Nào, chúng ta cùng nhau mổ xẻ vấn đề qua các thực tiễn, buổi học sôi động mà chúng tôi trực tiếp dự giờ hoặc “nghe lỏm” được . Đối tượng so sánh ở đây là thầy ta (T. ta) và thày Tây (T.Tây ) đều xuất sắc từ phát âm tới ngữ pháp, từ vựng,…Việt Nam hiện nay có nhiều g/v phát âm (gần) như người Anh-Mĩ …Thày Tây ở đây không phải là kĩ sư, bác sĩ, càng không phải là Tây ”ba lô” mà là nhà giáo ngoại ngữ người bản ngữ . Đưa hai đối tượng này so sánh mới hợp lí, không khập khiễng . Ví dụ 1: (Tại một TT n.ngữ Hà Nội ) T.Tây : - What about your test last week ? ( Bài kiểm tra tuần trước thế nào ?) H/s 1 : I got mark 10 .(Em được điểm 10 ) H/s 2 :Oh, he is too clever. I got 6 only .( Bạn ấy thông minh quá . em được có 6 .) T.Tây (với h/s 1) : Congratulations (Chúc mừng bạn ) Lúc đó h/s mắc hai lỗi song T.Tây không để ý hoặc không chữa vì họ quá chú trọng vào giao tiếp, không quan tâm tới lỗi tưởng là thông thường song đôi khi rất ảnh hưởng tới ngữ nghĩa, văn phong .Trong mẩu hội thoại ngắn này có hai lỗi phổ biến, tới nay rất nhiều người vẫn mắc . Phải nói “10 marks” và “very” , chữ “too” là “quá “ thường mang ý xỏ xiên, “khen đểu “( trừ : too good ( quá tốt …). Một trường hợp câu khen ngợi “Your wife is too beautiful” (vợ anh quá đẹp ) đã gây hiểu lầm đau đớn, ”Tây “ không biết là lỗi, tưởng nói xỏ . Vậy :

KÊ CHÂN GHẾ BẰNG... SÁCH

KÊ CHÂN GHẾ BẰNG... SÁCH

(1)-Người viết bài này có một hiến kế rất hiểm dành cho đạo diễn Lê Hoàng: thay vì phải đi giải thích lòng vòng về hậu trường, về trách nhiệm,… chỉ cần ông bảo rằng loại sách dưới chân chiếc ghế mà ông đang ngồi lên chính là những quyển sách do chính ông viết, thì biết đâu, 'tình tiết sẽ được giảm nhẹ đáng kể'!? (Nguyễn Vĩnh Nguyên)!!! (2)-Trong trăm ngàn góp ý cho Lê Hoàng, tôi đánh giá góp ý này của ông Nguyên đúng là diệu kế 100%. Vì ông Hoàng cũng... viết kịch bản điện ảnh, viết sách. Ông Nguyên quá giỏi, chịu ông luôn! (Vũ Duy Chu)

"Vua Quang Trung" qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790

BÀI HỌC NGOẠI GIAO THỜI TÂY SƠN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII là thời kỳ đầy thử thách và bi thương của dân tộc. Các tập đoàn phong kiến vì quyền lợi dòng họ hay bản thân đã gây ra muôn vàn biến động khiến xã hội Việt Nam thời kỳ này chao đảo, các tập đoàn phong kiến phân tranh đã xô đẩy nhân dân vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chia sẻ đất đai gây nên những cảnh chia cắt đất nước chưa từng có trong lịch sử: cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Lê kéo dài hơn 100 năm, cũng từ cuộc chiến tranh này là mầm mống cho sự phân tranh của Trịnh- Nguyễn suốt 200 năm chia cắt đất nước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra và vương triều Tây Sơn ra đời về cơ bản đã xóa bỏ được nạn chia cắt, nạn cát cứ đó, xây dựng lại đất nước với những chính sách cải cách tiến bộ. Không những thế vương triều Tây Sơn còn viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm: đánh tan 5 vạn quân Xiêm, quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Bên cạnh những thành quả đạt được về mặt quân sự, chính trị, xã hội… Vương triều Tây Sơn, mà cụ thể là dưới sự lãnh đạo của Quang Trung- Nguyễn Huệ, đã để lại những trang sử vẻ vang trong mặt trận ngoại giao với triều đình Mãn Thanh hùng mạnh ở phương Bắc. Với tư tưởng ngoại giao hết sức linh hoạt, khôn khéo cộng với những nhà ngoại giao lỗi lạc, uyên thâm như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích. Đây là những bài học sâu sắc của cha ông để lại cho chúng ta trong tình hình hiện nay.

ẤN TƯỢNG VỀ NHỮNG CHUYẾN ĐI XA

ẤN TƯỢNG VỀ NHỮNG CHUYẾN ĐI XA

Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 1/5/2014, TQ đã trái phép hạ đặt dàn khoan nước sâu HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế VN. Trên các diễn đàn quốc tế, dư luận các nước đều đã lên tiếng với mức độ khác nhau chỉ trích hành động gây hấn coi thường luật pháp quốc tế của TQ. Hành động đơn phương ngỗ ngược của TQ đã làm tổn hại đến quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời mà bao thế hệ người dân hai nước vun đắp, không xứng đáng với tầm vóc một nước là thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.

Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động. Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ông Vũ Mão: "Lịch sử đang đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải bình tĩnh, gan góc"

“Lịch sử đang đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải bình tĩnh, gan góc”

Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm trước nhiều câu hỏi "hóc búa" dư luận đặt ra.

Nữ y tá Hoàng Thị Nguyệt được tôn vinh trong việc phanh phui vụ nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức.

Người dân ngại tố cáo tham nhũng vì ở thế đơn độc trong cuộc chiến

Dù pháp luật phòng chống tham nhũng đã cho phép người dân tố cáo tiêu cực tham nhũng bằng đơn thư, email, đường dây nóng… nhưng cơ chế “bảo vệ nguồn tin” vẫn chưa thật sự mạnh mẽ. Người dân hiện vẫn rất ngại vì ở thế đơn độc trong cuộc chiến của mình…

Kể chuyện làm phim “Việt Nam” của Roman Karmen

Kể chuyện làm phim “Việt Nam” của Roman Karmen

Gần 10 năm trước, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, người dân Việt Nam đã được tái ngộ những thước phim vô cùng quí giá của bộ phim tài liệu nghệ thuật “Việt Nam” của đạo diễn: Roman Karmen, nhà quay phim tài liệu – thời sự kiệt xuất của Liên Xô.

Chùa Thầy

TRÁNH DÀN TRẢI TRONG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA SƠN TÂY - XỨ ĐOÀI

Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất cổ Sơn Tây - xứ Đoài gắn với nhiều huyền thoại, huyền tích, thị xã Sơn Tây vừa ban hành đề án "Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" giai đoạn 2013 - 2020. Như vậy, Sơn Tây là địa phương thứ hai (sau quận Hoàn Kiếm) triển khai thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội bằng đề án đặc thù, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Ảnh: Phạm Duy Trưởng

NĂM MƯƠI CÂU THƠ THẢ TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM

Ngày Thơ lần thứ 12 đã kết thúc, điều đặc biệt lay động lòng người trong Lễ hội Thơ lớn nhất Việt Nam chính là màn thả 50 câu thơ hay lên bầu trời mùa xuân giữa thủ đô Hà Nội. 50 câu thơ được chọn từ nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam năm 2014 đã bay lên từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, mang theo nhiều mong ước và hy vọng của người yêu thơ về một năm mới dồi dào sáng tạo. Xin trân trọng đăng tải toàn bộ 50 câu thơ này để bạn đọc thêm một lần thưởng thức.

Nhà văn Hồ Phương

CÒN MÃI KỶ NIỆM TẾT HÀ NỘI

Dù ở cái tuổi 80 nhưng nhà văn, Thiếu tướng Hồ Phương vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn khi gợi nhắc về những cái Tết trong cuộc đời mình - từ khi ông còn là một cậu bé Hà Thành, trở thành chiến sĩ cảm tử quân bảo vệ Hà Nội tới một nhà văn lão thành cách mạng.

Nhà thờ Phạm Văn Nghị

BÀI THƠ "XUÂN" CỦA PHẠM VĂN NGHỊ

Phạm Văn Nghị (1805-1884) tên hiệu là Nghĩa Trai. Ông là một nhà giáo, nhà thơ và là một vị quan nhà Nguyễn theo đường lối kháng Pháp, người xã Tam Đăng, tổng An Trung, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định)

Mưa xuân

BÚT TÍCH BÀI THƠ "MƯA XUÂN" CỦA NGUYỄN BÍNH

Thời tiết những ngày này dễ làm lòng người ta xao xuyến. Những cơn mưa phùn ẩm ướt gợi lại trong ta cảm xúc của một thi sĩ "quê mùa": "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay..."

Non nước Ba Vì; ảnh: Phạm Duy Trưởng

LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ ANH NGỌC VỀ BÀI "THỀ NON NƯỚC" CỦA TẢN ĐÀ

Bài thơ là sự cụ thể hoá câu thành ngữ cổ điển: “Thệ hải minh sơn” - thề non hẹn biển.

CÂU ĐỐI TẾT

CÂU ĐỐI TẾT

Câu đối gồm hai vế đối nghiêm ngặt về từ ngữ, âm thanh, vần điệu và ý tứ. Câu đối còn gọi là “doanh thiếp” hay “doanh liên”, bởi chữ “doanh” ý chỉ cây cột, còn “thiếp” chỉ tờ giấy có in chữ; “liên” chỉ đối xứng với nhau.

MỘT BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA NGÔ THÌ NHẬM

MỘT BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA NGÔ THÌ NHẬM

Ngô Thì Nhậm (1746 1803) để lại khá nhiều sáng tác, đặc biệt về thơ. Theo các tài liệu hiện có, ông để lại 7 tập với 592 bài thơ(1). Thời đại mà Ngô Thì Nhậm sống là thời đại phát triển rực rõ của văn thơ chữ Nôm. Nhưng hiện nay, chúng ta chưa tìm được bài thơ chữ Nôm nào của ông.

Cưới lại

CHUYỆN NGẠI KỂ

Tôi thấy việc đám cưới lại cho các cụ thật vô duyên. Ta nên có những hình thức khác, đỡ phù phiếm nhiêu khê, vừa làm khổ con cháu, vừa làm khổ bạn bè. Những gì sai quy luật tự nhiên đều là lố lăng, nhăng nhít mang tiếng với thiên hạ.

SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Tôi hỏi người: Người sống với nhau thế nào? Không ai trả lời Không ai trả lời Không ai nói gì cả Vì người còn đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ Vì người còn nghi kị và mưu chước lẫn nhau Vì người còn nặng nỗi thương đau Vì người còn quên cách yêu nhau Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau… tàn lụi…

Nhà thơ Vương Trọng

NẠN NHÂN CỦA NHỮNG VỤ ĐẠO THƠ

Hình như các nhà thơ chúng ta, nhiều ít khác nhau, đều là nạn nhân của những vụ đạo thơ. Có vụ dễ dàng vạch mặt, chỉ tên kẻ đạo tặc, nhưng có vụ phải mất hàng năm trời. Bản thân tôi đã từng bị khốn khổ về chuyện này.

DÁM HỎI CỤ VŨ

DÁM HỎI CỤ VŨ

Trong cái trào lưu ào ạt hòa nhập văn hóa Âu, Á, Phi, Mỹ…mà hằng ngày dù muốn hay không ta cũng được thấy, phải nghe; có một lần tôi được vinh hạnh gặp và hầu chuyện cụ Vũ Trọng Phụng ( Nhà văn, tác giả cuốn tiểu thuyết để đời “Số đỏ”) trong mơ, bèn ghi lại, ngõ hầu có người chia sẻ:

Khuất Quang Thái

“SÔNG VỚI BIỂN” TỪ GÓC NHÌN ĐA CHIỀU

Khuất Quang Thái , tặng tôi tập thơ “Sông với Biển” anh vừa xuất bản. Tên tập thơ gợi lên trong tôi hình tượng Tụ- Tan…/đã hàng triệu triệu năm, muôn sông không phút ngừng đổ lòng ra biển. (TỤ), mà lòng biển chẳng đầy, ắt phải có chỗ TAN đi… Tập thơ mỏng (phần thơ gần 60 trang) tôi đã phải đọc nhiều lần mới cảm nhận được ý tứ của mỗi bài thơ. Với Khuất Quang Thái, tôi là bạn thơ và cũng là độc giả.Từ góc nhìn đa chiều để cảm nhận “Sông với Biển”

XỨ ĐOÀI VÀ MỐI LƯƠNG DUYÊN KHÓ PHAI

XỨ ĐOÀI VÀ MỐI LƯƠNG DUYÊN KHÓ PHAI

Với tâm thế của một người con sinh ra và lớn lên ở xứ Đoài nhưng lập nghiệp tại Thủ đô, nhà thơ Phan Quế nhận thấy hai mảnh đất này rất gần gũi về thiên nhiên, địa lý, văn hóa và sinh ra là để dành cho nhau…

NÉT "VĂN" KHUÊ VĂN CÁC

NÉT "VĂN" KHUÊ VĂN CÁC

Theo Kinh dịch, những con số lẻ (1,3,5,7,9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển. Khuê Văn Các có 8 mái là bát quái, có thêm một nóc ở trên là 9. Số 9 là cửu trù, số cực dương. “Khuê Văn” theo cách lý giải truyền thống về thiên thể thì Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao sắp xếp giống hình chữ Văn (của chữ Hán). Trong sách Hiếu kinh có ghi: “Khuê chủ văn chương”- tức Khuê tượng trưng cho Văn Chương. Về sau người ta còn coi “Khuê” là người đứng đầu của quan văn.

THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN

THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN

Sinh năm 1952 tại Thạch Thất-Hà Tây (cũ), đi bộ đội năm 1970, hiện nay công tác tại Báo Thanh Niên, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã xuất bản 4 tập thơ và một số tập tiểu luận phê bình, đoạt 5 giải thưởng văn chương của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Việt Chiến là nhà báo sống với nghiệp thơ và là nhà thơ sống bằng nghề báo, nên thơ anh luôn nóng hổi tính thời sự và thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm người cầm bút...

ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH - MỘT ÁNG THIÊN CỔ HÙNG VĂN

ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH - MỘT ÁNG THIÊN CỔ HÙNG VĂN

Hỡi ôi! Thế cục xoay vần, càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay. Mở cửa bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa. Đã từng trải bao nhiêu sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ mãi với thời gian. Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.

BÌNH THƯỜNG

BÌNH THƯỜNG

Dòng sông bình thường thì đang chảy, lòng quanh co bên lở bên bồi, mùa này nước đầy, mùa kia nước cạn, chạm biển xanh hết phận, vẫn dốc lòng.

  Previous page  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh