Home » Tin tức » Gương mặt văn nghệ

TỪ CHÀNG "BẠCH DIỆN" ĐẾN NHÀ THƠ NHÀ GIÁO NHẤT DƯƠNG

SATurday - 13/12/2014 20:16
Nhà thơ Khuất Quang Thái và nhà thơ Nhất Dương

Nhà thơ Khuất Quang Thái và nhà thơ Nhất Dương

TỪ CHÀNG "BẠCH DIỆN"
ĐẾN
 
 NHÀ THƠ  NHÀ GIÁO
NHẤT DƯƠNG

 
                                                 
                       Khuất Quang Thái


Nhà thơ Nhất Dương* tự giới thiệu một góc chân dung trong nhóm bạn “tứ quý”ở cái thời mười tám đôi mươi, sao mà kiêu hãnh, ngộ nghĩnh... làm người đọc bật cười thú vị:
“Bốn chàng bạch diện ngao du tết  
Ăn uống chơi bời oai ra phết” (VÔ ĐỀ).
Vâng!Tuổi đôi mươi của nhà thơ đã cách đây già nửa thế kỷ. Người đọc hình dung bối cảnh kinh tế, xã hội của miền bắc thời đó... thì bốn chàng “bạch diện” oai thật!
Câu thơ gợi cho người đọc nhớ: cỗ bài tam cúc với: “Tứ tử trình làng”... (Giá nhóm bạch diện này, là ba chàng hoặc năm chàng, thì các chàng, sẽ có sự biến... hấp dẫn hơn) Người đọc tò mò, háo hức lần theo bước đường đời của chàng bạch diện Nhất Dương qua tập thơ “Riêng Ta chung” xem “Trời cho kết” thế nào? và sự thăng hoa sau khi kết ra sao? 
Cảm nhận của người đọc, theo thứ tự thời gian, thơ anh, gồm hai phần, đó là các bài viết ở tuổi thanh xuân và phần sau là thời gian tiếp nối cho đến bây giờ.
Những bài viết ở tuổi thanh xuân, giai đoạn đầu, trong đời thơ của anh, chất chứa nhiều nỗi niềm nhớ nhung quê hương, bè bạn, người thương...nỗi buồn dìu dịu, nhuốm màu lãng tử của chàng trí thức trẻ (anh có bằng cử nhân sư phạm ở tuổi hai mươi mốt). Với bút pháp tả thực, nhân vật trong thơ chính là đồng nghiệp, bạn bè, học trò... với tên người thật, địa danh thật, thời gian, không gian xác định. Tuy nhiên cả ý thơ và âm hưởng thơ, dường như phảng phất sự hoài cổ, quen quen, đã gặp ở đâu đó... với cái tôi cô đơn, lãng mạn, buồn mà đẹp như: “Tí tách giọt hiên mái trọ...” (THU) “Ra đi lòng buồn tê tái. Đô thành nước mắt ai lau... hồn vương cánh nhạn bay về...”(HẠNH)
Anh là người trai phố thị xứ Đoài, hành nghề dạy học tại xứ Tuyên, ở những năm 60 của thế kỷ trước, khi phương tiện giao thông và thông tin rất hạn chế và khó khăn, thì nỗi dịu buồn ấy là chân thực, chính trong hoàn cảnh đó, đã nảy nở chồi biếc thi ca trong tâm hồn thầy giáo trẻ Nhất Dương.
Dường như anh cũng cảm thấy, anh viết người thật, việc thật...mà khi đọc lại cảm thấy chưa thực (hiện thực) bởi còn thiếu chút gì đó, cái thiếu đó là: sự khái quát, và bút lực chưa thâm hậu, nên đôi chỗ câu còn bị vần làm lung lạc ý.
Đọc những bài sau này, càng về sau càng thấy hay, anh đã chọn được hình ảnh thơ điển hình, với những ưu tư, day dứt, tự hỏi khôn nguôi của kiếp nhân sinh. Nhân vật trong thơ, địa danh, thời gian, không gian được anh khái quát cao độ, bút lực làm chủ được dòng chảy của ý thơ trong cảm xúc:” Quơ một bị thời gian- Trôi về vùng ngẫm nghĩ... Dài bề thời gian-Rộng bề nhân thế-Dày mối ưu tư...”( SAY)
Đất nước –Con người, đang ở thời kỳ chuyển mình từ nông nghiệp sang công nghiệp hiện đại, tất yếu mỗi người đều phải thay đổi, cách nghĩ, cách làm, đã từng có câu: “Cứ mạnh dạn làm... Sai đâu sửa đấy”... Trong nhịp sống hối hả của đô thị hóa,với: giải phóng mặt bằng, xây chung cư mới, mở đường mới, cơi nới đường cũ... đô thị khang trang. Nhưng đằng sau của bộ mặt đô thị hào hoa, còn đó đây, những mảnh đất, đời người, chưa kịp dứt, quên, người cũ cảnh xưa... đã từng bao năm gắn bó. Quy luật của muôn đời đã chứng minh: Tâm hồn con người nặng gấp hàng trăm lần thể xác, 
“Phố mình xây toàn nhà Tây
Em có nhận ra
Cô láng giềng ngồi trên thềm đá hoa
Tóc bạc, lưng còng, lòng nặng đầy phố cũ
nhà mình khoảng này
con mình ở đây về đâu?” (EM)
Đấy là tình người dày mối ưu tư... Còn muôn loài khác, trong cùng môi sinh thì sao? nó cũng gắn bó với môi sinh ấy bao thế hệ, cũng khắc khoải sinh ly:
“Đầm ao xây phố ơ con cuốc
Quắc quắc... thực hay m
 Tiếng gọi sao mải miết
Hay lời giã biệt?
Tâm trạng của con chim cuốc, sao giống tâm trạng của con người đến thế? rồi người đọc chợt nhớ thầy Tú Xương, ngày xưa cũng từng trải cảnh, sông bỗng hóa đồng, nên đêm, đêm khi tiếng ếch kêu, giật mình lại tưởng tiếng ai đó gọi đò! Ngẫm ra Đời... vẫn mãi vô thường! Bởi vận động là thuộc tính của vật chất, thịnh- suy là lẽ thường của kiếp nhân sinh, mà mỗi người mỗi duyên cảm nhận.
Mải miết đọc thơ anh, khi gặp bài “Lên chùa” tôi nghĩ rằng: Trời đã cho chàng bạch diện “Kết và Thăng hoa” ở bài này. Vâng! Từ chàng Bạch diện đến nhà Giáo- nhà Thơ Nhất Dương. bước chân anh đã trải qua mấy miền sông núi, với bao thăng trầm, thấy lắm, nghe nhiều...mà... cứ như không! đã ngộ và nhất thể hóa cái Tôi vào cái Ta trong bể khổ của kiếp người. Phải từng trải cùng tấm lòng Bồ tát, anh mới viết được những câu chiêm nghiệm, triết lý như thế này:
“Phật có tai to, nghe tỏ tiếng thầm thì đêm tối thẳm xa
Phật có đôi mắt khép hờ, đã từng mở to cái gì cũng thấy
Phật ngồi tĩnh lặng,
bởi đã từng đi,
lặn lội qua mọi miền sướng khổ, vàng son tăm tối..
Chớ hoài nghi
ai cũng là ta cả”(LÊN CHÙA)
Xin cám ơn nhà giáo, nhà thơ Nhất Dương, đã cho tôi được đọc những vần thơ, dày mối ưu tư- lung linh trí tuệ của anh.

Tiền Huân, đêm giữa Thu-Giáp Ngọ


* Nhà giáo Nhất Dương- tuổi Mậu Dần (1938)

Author: Khuất Quang Thái

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh