Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

Chiến tranh Nga-Ukraine, cuộc chiến kinh tế, sự bất biến và trật tự thế giới mới.

SUNday - 03/04/2022 06:36
Tổng quát sau hơn 1 tháng chiến tranh.
Hình ảnh đoàn xe nghi binh của quân đội Nga gần Kiev. Ảnh: Maxar

Hình ảnh đoàn xe nghi binh của quân đội Nga gần Kiev. Ảnh: Maxar

Sau khi Nga công bố kết thúc đợt 1 chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine thì tình hình trên chiến trường vẫn chưa quá rõ ràng. Nga gần như hoàn thành mục tiêu giải giáp quân sự Ukraine khi mà cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Tuy nhiên các đơn chủ lực của Ukraine vẫn khá lành lặn, cho dù rất nhiều đơn vị bộ binh cơ giới của Ukraine đã bị xóa sổ khi đâm đầu các đơn vị Nga ở phía nam và phía đông. Trong khi đó phía Kharkov và Kiev, cho dù tập trung lực lượng mạnh cơ động cao trong giai đoạn trước khi tham chiến, đưa xe quân sự chạy ầm ầm trên đường giao thông để dân quay Tóp Tóp, thì chủ yếu đánh thọc sâu , giữ các vị trí trọng yếu, nhưng chỉ cầm chừng, tương đồng với nhận định rằng 2 hướng này là Nga nghi binh, hoặc chờ diễn biến mới ở Odessa.
Về sự thể hiện của quân đội Nga trong chiến trường, thì có thể thấy rõ các thành công của quá trình hiện đại hóa quân đội khởi sướng năm 2008 cũng như hạn chế gặp phải vì bị Mỹ phương tây cấm vận năm 2014.
Vũ khí công nghệ cao, vũ khí chính xác cao, được Nga sử dụng trên diện rộng trong cuộc chiến này và đạt được kết quả không thể tốt hơn khi làm tê liệt bộ máy chỉ huy của quân đội Ukraine trong ngày đầu nổ súng và tiếp tục bào mòm sức chiến đấu và phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng của quân đội Ukraine.
Tuy nhiên sự thiếu đồng bộ trong công tác hiện đại hóa quân đội, hệ quả của việc cầm vận năm 2014 khiến cho lục quân không theo kịp đơn vị khác. Thực tế là mức độ bao phủ của vũ khí công nghệ cao trong lục quân Nga hiện còn quá hạn chế. Có thể nói là tuy nhận nhiều trang bị mới hiện đại, nhưng phương pháp tác chiến không hơn không kém chiến tranh Gruzia năm 2008. Thậm chí thực tế phũ phàm là các đơn vị chủ lực như Sư đoàn tăng cận vệ 4 được tung ra chủ yếu là sử dụng tăng T-80U, tuy là xe tăng hiện đại trong thập niên 80-90, nhưng là đã quá lỗi thời trong thời điểm hiện tại. Tuy là đơn vị chủ lực, nhưng sau 30 năm thì trang bị của Sư thua kém với 1 số đơn vị tái thành lập trang bị xe tăng hiện đại hơn như T-72B3, T-80BVM. Tuy là hiện đại hơn T-80U, nhưng bản chất T-72B3 và T-80BVM vẫn chỉ là xe tăng Liên Xô nhưng lắp thêm trang thiết mới, mà các trang thiết bị mới cũng chỉ vừa đủ để gọi các xe này hiên đại, còn tổng thể thì T-72B3 và T-80BVM thiếu các thiết bị thông tin liên lạc định vị hiện địa để có thể tác chiến hiệu quả, hiệp đồng với các đơn vị khác trong mô hình quân đội thế hệ mới của Nga.
Nguyên nhân chính vẫn quá trình hiện đại hóa quá ngây thơ và cực đoan của Serdyukov mà sau này Shoigu phải sửa sai. Khi Serdyukov ép các công ty quốc phòng Nga phải bỏ đi toàn bộ các dự án vũ khí cũ để phát triển vũ khí hoàn toàn mới. Thực tế là vì mất thời gian làm lại từ đầu, cho dù khởi động chương trình từ năm 2008, tới năm 2014, thực tế là lục quân Nga cũng chưa nhận được vũ khí hiện đại nào. Khi tình hình thế giới thay đổi vào năm 2014, thì các vũ khí mới không kịp triển khai, nên giải pháp đưa ra là tập trung cho hải quân và không quân, còn lục quân sử dụng các vũ khí hiện đại hóa từ vũ khí Liên Xô.
Thực tế chiến trường Ukraine cho thấy là không quân và hải quân Nga hoạt động rất hiệu quả khi chủ yếu sử dụng các vũ khí mới hiện đại. Còn lục quân nhanh chóng đạt được các kết quả chiến lược, nhưng kết quả của từng đơn vị là không đồng đều, công tác thông tin liên lạc vẫn quá kém. Mô hình Nhóm tiểu đoàn chiến thuật, cho kết quả tốt nhưng cũng bộc lộ các hạn chế khi chống lại đối thủ vượt trội mà Nga vẫn thiếu các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại.
Nói ngắn gọn là quân đội Nga vẫn chưa được hiện đại hóa ở mức độ cần thiết cho chiến trường hiện đại, phương pháp tác chiến lạc hậu lỗi thời, vũ khí không phù hợp với học thuyết mới của Nga.
Tuy nhiên điều này đã được bộ tổng tham mưu Nga tiên đoán trước bằng chứng là sự thay đổi về công tác tổ chức huấn luyện đào tạo và mua sắm trang bị từ năm 2014 tới nay và nó cũng thể hiện qua việc Nga chọn Kiev và Kharkov là 2 mục tiêu nghi binh.
Cũng giống nhưa năm 2008, chất lượng của chiến sĩ và sĩ quan chỉ huy không phải là vấn đề của quân đội Nga, mà thực tế là chỉ có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Năm 2008, thì sĩ quan chỉ huy phải lái U oát ra đuổi theo trinh sát đặc nhiệm nếu không thì đánh quá sâu vào thủ đô của Gruzia, thì năm nay chúng ta thấy được mức độ kiềm chế cao hơn của lính Nga.
Còn về phản ứng của Mỹ và phương tây trong cuộc chiến này có sự bất biến là Mỹ và phương tây vẫn sử dụng biên pháp kinh tế để đấu với Nga.
Sau hơn 1 tháng thì gần như Mỹ và Phương tây đã đưa ra hầu hết các vũ khí kinh tế có thể sử dụng được, nhưng có kết quả không như mong đợi. So với năm 2014 thì các vũ khí kinh tế lần này đem lai hiệu quả không tương sứng, mà năm 2014 thì Mỹ và Phương tây không thể quật đổ quân đội Nga thì lần này cũng thế. Tuy nhiên như trình bày ở trên, vụ việc 2014 đã tác động mạnh vào việc mua sắm trang bị của quân đội Nga, dẫn tới Nga không đạt được mục tiêu trong hiện đại hóa quân đội. Thì hậu quả của lần này trong công tác hiện đại hóa quân đội Nga sẽ nặng nề hơn.
Một sự bất biến nữa có thể nhìn thấy rõ là việc các quốc gia vẫn đặt nặng lợi ích dân tộc hơn trong cuộc chiến lần này, và chúng ta càng nhìn thấy rõ bản chất thực cái gọi là dân chủ nhân quyền của phương tây.
Mỹ và Anh thực tế là 2 quốc gia có quan hệ đối đầu trực tiếp với Nga về các vấn đề lợi ích kinh tế và quyền lực. Cả Mỹ và Anh đều đưa ra các tuyên bố cứng rắn như đòi không kích vào Nga nếu Nga gây chiến, nhưng khi Nga gây chiến thật thì họ đều không có phản ứng như đã hóa. Vì lợi ích quốc gia không cho phép họ phát động cuộc chiến tranh đối đầu với Nga.
Pháp và Đức có lẽ là 2 quốc gia thiệt hại lớn nhất khi mất quan hệ làm ăn kinh tế với Nga, thiệt hại kinh tế khó có thể đo đếm được. Tuy nhiên có thể phần nào thấy được từ các nỗ lực hỗ trợ Ukraine hời hợt có phần làm cho đủ nghĩa vụ, và các nỗ lực duy trì và giúp tẩu tán tài sản của Nga ở EU. Đức và Pháp có lẽ hiểu rõ nhất các khó khăn trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh cũng như mất tự do chính trị vì phải lệ thuộc vào Mỹ.
Sau khi Belarus có động thái không rõ ràng thì Thổ lại trở thành mắt xích chính quan trọng trong cuộc chiến kinh tế.
Điều chúng ta cần thấy là sau năm 2014 và sau các lùm xùm năm 2015 thì Thổ lại trở thanh một đối tác quan trọng của Nga. Quan hệ kinh tế, quân sự của 2 nước nâng tầm và nâng cả giá trị, 2 nước lệ thuộc vào nhau trong nhiều lĩnh vực kinh tế hơn cả khi Mỹ và EU cấm vận Nga. Và có vẻ như là Thổ nhận ra rằng họ giữ Bosphorus cũng chả có giá trị gì hết, nếu Nga mất kiểm soát ở biển Đen.
Thực tế thì Thổ Nhĩ Kỳ sau vài lần bị đâm sau lưng cũng dần giảm lệ thuộc vào châu Âu. Thổ cũng nhận ra rằng họ không được Mỹ và EU coi là quốc gia dân chủ nhân quyền, và các nước đồng minh của Thổ cũng không được Mỹ và EU coi là dân chủ nhân quyền. Do vậy duy trì quan hệ với Nga là biện pháp để Thổ giữ được cả quan hệ với Mỹ và NATO mà giữ được hòa binh ổn định trong khu vực.
Chính thay đổi rõ rệt của Thổ là dấu hiệu quả trật tự thế giới mới.
Như chúng ta đã biết, Putin đã dùng vàng để định giá Rúp và tuyên bố chỉ xuất khẩu bằng Rúp. So với năm 2014, khi Nga nằm ở thế bị động trước các đòn đánh kinh tế của phương tây thì năm nay, Nga nắm thế chủ động trên mặt trận kinh tế. Tuy nhiên nếu không phải vì Mỹ tự tay làm suy yếu đồng Đô La thì Nga có thể làm được điều này.
Trong 2 năm trở lại đây, Mỹ đã in rất nhiều đô để thanh toán nợ công và các gói kích thích kinh tế. Điều này đã làm lạm phát phi mã khi mà nền kinh tế vẫn chưa phục hồi đi vào sản xuất. Giá xăng dầu tăng từ trước cả khi Nga đánh Ukraine là dấu hiệu rõ ràng trong việc đồng Đô La đã không còn giữ được sức mạnh kinh tế của nó nữa. Thậm chí là kể cả sau khi Nga đánh Ukraine và tuyên bố dùng Rúp để thanh toán, thì các chính trị gia Mỹ vẫn quá lúng túng trong việc bình ổn giá dầu, điều mà họ có thể làm rất tốt năm 2014. Thậm chí giá xăng ở Mỹ đã lên quá cao khi nền kinh tế vẫn đang quá chậm, mà ở Mỹ nhiều chính trị gia còn phát minh ra việc phát tiền cho dân mua xăng, biện pháp này sẽ còn đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa.
Điều đáng nói là khi đồng Đô La đang bị suy yếu như thế này, Mỹ và EU lại ra quyết định cắt Nga khỏi hệ thống tài chính của họ là hệ thống chủ yếu sử dụng đô. Biện pháp này ngăn cản các nước tiêu tiền đô không thể mua dầu khí của Nga, nhưng có tác dụng hạn chế với các quốc gia khác. Nó khá hiệu quả trong việc kích động người dân Nga biểu tình chống chiến tranh nhưng hiện tại đang có hiệu quả ngược lại.
Bình thường, Mỹ sẽ trả tiền cho các hoạt động biểu tình chống phá ở Nga qua các NGO. Tuy lần này, các hoạt động biểu tình chống phá của Nga lại không được trả tiền vì các cơ quan phi chính phủ này bị cắt khỏi hệ thống tài chính của Mỹ vì lệnh trừng phát của Mỹ lên toàn bộ các thực thể tài chính của Nga. Đồng nghĩa với việc là họ càng biểu tình phản đối thì càng không có tiền để tuyệt thực như trước kia. Đây có lẽ là nước đi sai lầm của Mỹ khi bỏ rơi các lực lượng chống đối Nga, làm suy giảm vũ khí quan trọng nhất mà Mỹ xây dựng từ thập niên 90 đến nay chính là quyền lực mềm. Với tình hình này thì Nga càng dễ dàng đàn áp các lực lượng chống chính phủ, các tổ chức dân chủ nhân quyền mà Mỹ tài trợ. Như chúng ta đã thấy, ngay khi Mỹ và EU tuyên bố cắt Nga khỏi hệ thống tài chính, người Nga đi biểu tình chống chiến tranh rất đông, tuy nhiên càng ngày càng ít đi, vì không có tiền đô thì họ không đi làm gì cả.
Việc này cũng sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới quyền lực mềm của Mỹ trên toàn cầu, khi mà đồng đô đang rất mất ổn đinh, và các NGO trên toàn cầu càng ngày lo sợ khi họ không biết bao giờ bị Mỹ cắt tài chính như NGO ở Nga.
Hậu quả đại dịch vẫn chưa giải quyết xong, thì cuộc chiến Nga-Ukraine càng thúc đẩy trật tự thế giới mới đa cực. Trung Quốc cũng sẽ nhìn vào cuộc chiến này để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến ở Đài Loan, cũng như Đài Loan cũng phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên trong hoàn cảnh Đài Loan, với quan hệ quân sự đơn cực chỉ hướng về Mỹ và Mỹ tiếp tục thiếu các hỗ trợ cần thiết cho Đài Loan, thì cuộc chiến này cũng thúc đẩy các nước như Đài Loan có quan hệ đa phương hơn.
Ngắn gọn, thì cuộc chiến của Nga-Ukraine sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới và tạo ra trật tự thế giới đa cực sâu sắc hơn. Đây sẽ là khởi đầu của một giai đoạn biến động mới về cả kinh tế và quân hệ chính trị.
Nguồn : Tập đoàn quân CV1
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh