Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

MỘT GIẢ THUYẾT VỀ TỪ NGUYÊN CỦA TỪ "NÔM"

SUNday - 25/01/2015 16:33
“NÔM” là gì? Từ trước đến nay có những cách giải thích khác nhau. Cách hiểu phổ biến nhất là: “Nôm” bắt nguồn từ “Nam”. Về âm, Nam chuyển sang Nôm là điều thường gặp. Ta có Nam chuyển thành Nôm trong gió Nam chuyển thành gió Nồm. Về nghĩa, Nam đối lập với Bắc. Bắc là phương Bắc - chỉ Trung Quốc. Nam là phương Nam - chỉ Việt Nam. Và do đó chữ Nôm là chữ của phương Nam - của Việt Nam, đối lập với chữ Hán của phương Bắc - của Trung Quốc. Một cách giải thích khác: Nôm là nôm na, mộc mạc, xuề xòa, dễ dãi không câu nệ, thô thiển, không nhất quán, không cố định, tùy tiện. Nôm chính là cái tên được định danh theo đặc điểm tính chất của loại văn tự này.

Chữ Nôm khảm xà cừ dùng trang trí trên điếu ống thế kỷ 19-20 thời Nguyễn

Hai cách giải thích trên đây chưa hẳn đã đủ sức thuyết phục về sự chuyển biến của âm cũng như sự hình thành ý nghĩa. Hơn nữa quan điểm cho rằng Nôm là loại văn tự nôm na, tùy tiện... là một quan điểm rất sai lầm, đã từng bị học giả Maspéro phê phán. Ông nói: “... ở đây tôi không bàn về sự sai lầm quá phổ biến cho rằng chữ viết này không qui tắc, không cố định gì hết đến nỗi mỗi người đặt những chữ riêng cho mình. Sự thực thì ta có một chính tả bị quy định hoàn toàn cho những chữ thường dùng. Và nếu đôi khi hai chữ viết được dùng để chỉ một từ, hay một chữ được dùng để chỉ hai từ thì ta không thể đòi hỏi một sự cố định hơn đối với văn tự Việt hơn là văn tự Hán mà những trường hợp như thế cũng khá nhiều. Chỉ cần so sánh các chữ viết ở bia Ninh Bình và các chữ viết các sách in thế kỷ XVII, XVIII với các chữ viết hiện nay đủ nhận thấy rằng nó không khác nhau bao nhiêu và nó được cố định hơn nhiều so với điều người ta vẫn nói”(1).
Vậy “Nôm” bắt nguồn từ đâu, và vì sao lại trở thành tên gọi của một loại văn tự cổ ở nước ta?
Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, “Nôm” bắt nguồn từ đôm/dom/ - một từ gần như là chung trong các ngôn ngữ Môn - Khmer, và trong các ngôn ngữ Mã Lai đa đảo lục địa. Hãy so sánh:
Tiếng Kơho đôm/dom/ nói, thổ ngữ
- Churu đơm /dom/ nói
- Pana đôm/dom/ nói
- Chăm đôm/dom/ nói
- Êđê đôm/dom/ nói
- Giarai đôm/dom/ nói
- Raglai đôp/dop/ nói, thổ ngữ.
với tiếng Việt thế kỷ XVII(2) nôm/nom/, với nghĩa là:
1. Phương ngữ thông dụng trong xứ và trong đại chúng.
2. Chữ dùng để viết phương ngữ thông dụng đó.
Về hình thức ngữ âm, chúng ta thấy không có sự đồng nhất hoàn toàn ở phụ âm đầu.
Trong tiếng Việt, phụ âm đầu là một âm mũi/n/, còn trong các ngôn ngữ kia là phụ âm bán hữu thanh/d/. Nhưng sự không đồng nhất này là kết quả của một qui luật ngữ âm lịch sử đã được học giả Maspéro chứng minh trong công trình nêu trên.
Hãy xem những so sánh sau đây của tiếng Việt với tiếng Mường và với các tiếng Môn - Khmer và các tiếng Thái.
So sánh giữa tiếng Việt và tiếng Mường.
1
1 nai năm năm nước nuôi nắng nít nếp nện no
Thạch Bi
Vân Mông
Mỹ Sơn
Ngọc Lặc
Như Xuân 
Lâm La
Lày Lỡ
Hạ Sữu
Nguồn
Ủy Lô
Thái Thịnh
Hung
Không Khai
Sok
day
-
zay
day
zay
đai
đe
đay
nay
đê
đay
đê
đê
đi
đăm
đăm
zăm
đăm
zăm
đăm
đam
đăm
năm
đăm
đăm
đam

đăm
nắm




đơm
đơm
-
-
đơm
đơm
-
-
-
đak
đak
zak
đak
zak
đak
đak
đak
nak
đak
đak
đak
đak
đak



đnôy
zuôy
đuay
đuay
đuay


đuay
đẳn
đẳn
zẳn


đẳn
đẳn
đẳn
nẳn
đon
đăn
dêt
det
ziêt


đit
đet
đet
net
đet
đet
đit
điet
dêp
-
ziep
zêp
-
đêp
đêp
đep
đêp
đep
đep
dễn
đễn
ziẽn
dễn
zên
đên
dển
đên
-
đển
đển
đển
đo
đo
zo


đo
đo
đo
-
đo
đo
đo
1 1
So sánh giữa tiếng Việt và các tiếng Môn – Khmer
1
Việt Môn Khmer Bana Stiêng Rơngao
năm (năm, 5)
nuok (nước)
non (nón)

đak
pram
đik
pơ - đăm
đak
đưn
pơ - đăm
đak
bơ - đăm
đak
1 1
So sánh giữa tiếng Việt và các tiếng Thái
1
Việt Thái Lan Lào Shan Ahom Thái trắng Coi
nĩo (ninh)
non (nong)
nom (nom)
noy (noi) 
nuy (núi)
nut (nút)
-
kădon
đom
đôy
-
đuđ
-
đôn

-
doy
đuđ
-
lon

lon
luy
lut
-

đăm
đoin
đoy
đuđ
đin
đon

-
-
đuđ
-
đon
đom
-
đôy
đot
1 1
Từ công việc so sánh trên, ông đưa ra nhận định: các âm mũi /n/... Việt tương ứng cả với các âm mũi /n/ và âm tắc bán hữu thanh Mường /d/. Và ta cũng bắt gặp đúng những sự kiện này khi so sánh tiếng Việt với các tiếng Môn - Khmer và tiếng Thái(3).
Về nội dung ý nghĩa chúng ta thấy, cũng không có sự đồng nhất hoàn toàn. Tuy nhiên dẫn đến những khác biệt về nghĩa trong tiếng Việt là những lý do mà chúng ta có thể giải thích được:
Trong tiếng Việt, từ thế kỷ XVII đến nay từ “Nôm” vẫn có hai nghĩa:
1. Phương ngữ thông dụng trong xứ và trong đại chúng.
2. Chữ dùng để viết phương ngữ thông dụng đó.
Vậy là so với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt đã bỏ đi mất một nghĩa, giữ lại một nghĩa và phát triển thêm một nghĩa.
Nghĩa mất đi (ký hiệu 1.) và nghĩa biểu thị hành vi sử dụng âm thanh để tiến hành giao tiếp - Nói.
Nghĩa giữ lại (2.) là nghĩa biểu thị một phương tiện giao tiếp bằng nét bút thông dụng trong một vùng - Chữ viết.
Nghĩa (1.) rơi rụng có lẽ vì lúc đó trong tiếng Việt đã có nhiều từ biểu thị hành vi này, như “trăm”, “thốt” “rằng” tạo thành loạt từ đồng nghĩa (1.) là thừa và do đó nó đã bị đào thải.
Nghĩa (2.) được giữ lại trong tiếng Việt ở thế kỷ XVII và ở hai ngôn ngữ Kơho và Haglai là hai ngôn ngữ được xem là còn giữ được nhiều nét cổ trong các ngôn ngữ Môn - Khmer và Mã Lai đa đảo lục địa.
Nghĩa (3.) có những nét rất giống với nghĩa (2.). Do đó người ta dùng tên gọi của nghĩa (2.) để định danh cho nghĩa (3.). Đó là điều thường xảy ra: là cách định danh theo phép ẩn dụ.
Trở lên là những mối liên hệ có tính tất yếu về âm thanh và ý nghĩa giữa từ “Nôm” và từ “Đôm” mà chúng tôi nhận thấy để trên cơ sở đó đưa ra giả thuyết: Từ “Nôm” trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ “Đôm” - một từ chung của các ngôn ngữ Môn - Khmer và Nalayopônêsia lục địa.
Tiếp theo còn một vấn đề cuối cùng nữa cần làm sáng tỏ. Đó là thời điểm xuất hiện của từ “Nôm”. Điều này liên quan đến sự xuất hiện của phụ âm mũi tắc/n/trong tiếng Việt. Cũng trong công trình đã dẫn, Maspéro có nói đến thời điểm xuất hiện của /n/ trong tiếng Việt. Ông cho rằng: Sự xuất hiện này chắc chắn phải nằm trong thời kỳ Việt nguyên thủy hay chậm nhất là đầu thời kỳ Việt cổ(4). Ông nêu hai sự kiện như sau để xác nhận cho ý kiến đó. Một là tiếng Mường không chịu ảnh hưởng này. Do đó không thể đi ngược đến thời tiền Việt. Hai là chữ Nôm dùng để viết các từ Việt với thủy âm mũi không có phân biệt gì giữa đ và n. Và bao giờ cũng dùng những từ Hán có thủy âm n(5).
Như vậy từ “Nôm” phải xuất hiện trong giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn Tiền Việt sang giai đoạn Việt cổ (thế kỷ X). Và thời điểm xuất hiện này hoàn toàn không có gì mâu thuẫn với các giả thuyết từ trước đến nay về thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm.

Trần Xuân Ngọc Lan

---------------------------------------

Chú thích:


(1) Henri Maspéro: études sur la phonétique historique de la langue annamite: les initiales - BEFEO, TK.XII, N0 1, Paris - Hanoi, 1912 - (Khảo sát về ngữ âm lịch sử tiếng Việt: các thủy âm, tr. 7 - 63, Chú thích: 11. Xem bản dịch ra tiếng Việt của Phan Ngọc).
(2) A. de Rhodes: Từ điển Việt - Bồ - La. Bản dịch của Thanh Lãng - Hoàng Xuân Việt, Ban Ngôn ngữ Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh, tr 403.
(3) Tài liệu đã dẫn, tr.63 - 66.
(4) Tài liệu đã dẫn, tr.66.
(5) Tuy người ta vẫn còn tìm thấy những lệ ngoại mà trong đó chữ Nôm dùng để viết các từ Việt với thủy âm mũi /n/ bằng thủy âm /đ/ Hán Việt. Ví dụ: Nát viết bằng chữ Đột; Nọc viết bằng chữ Độc v.v... Nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến nhận định đúng đắn của Henri Maspéro./.

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh