(Dẫn luận Hội thảo Khoa học)
Năm 2002 là năm tròn 180 xuân ngày ra đời của Thành cổ sơn Tây. Thật ý nghĩa biết bao, cũng trong ngày kỷ niệm cảm động này, chúng ta làm Hội thảo Khoa học về Thành cổ Sơn Tây. Chúng tôi cùng UBND và Phòng văn hoá Thị xã Sơn Tây đã phải chuẩn bị hai năm trời mới ra hoa kết quả như ngày hôm nay. Mỗi trái tim thị xã Sơn Tây, trái tim Xứ Đoài đều rung động theo dõi chúng ta. Các nhà khoa học ở Trung ương, ở tỉnh Hà Tây và thị xã Sơn Tây cũng san xẻ niềm vui với chúng ta.
Trong ngày kỷ niệm sâu đậm này, chúng ta phải "Hội" và phải "Thảo" để làm sao tôn tạo, tái tạo từng bộ phận, tiến tới tôn tạo, tái tạo toàn bộ, sao cho có một thành cổ kính, hào hùng như thủa nào:
Thành Sơn cổ kính lừng danh
Vọng Cung gõ miếu tường thành hiên ngang.
Để làm được những việc trọng đại này, chúng ta phải theo đúng bài bản từng bước. Một trong những công việc đầu tiên là phải trở về với cội nguồn Thành cổ Sơn Tây. Hãy bàn lại xem: Thành Sơn Tây từ đâu mà ra? Việc di chuyển thành từ Trấn sở Sơn Tây đóng lại thôn La Phẩm huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai tới Mồng Phụ rồi tới đất Mai Trai - Thuần Nghệ với lý do ngập lụt, nước xoáy vào thành phải chăng chỉ là duyên cớ? Còn nguyên nhân cơ bản là ở bản thân Mai Trai - Thuần Nghệ. Tại sao phải xây một thành bề thế như vậy, lại không ở một nơi nào khác mà ở ngay Mai Trai - Thuần Nghệ? Vậy phải bàn về giá trị lịch sử, vị trí mảnh đất đã làm "áo giáp chở che ngàn năm bền vững" cho thủ đô, là "Quê lụa" của chúng ta. Cho nên, phải có bài tham luận"Trấn thành Sơn Tây,
vấn đề địa văn hoá" của Kỹ sư Nguyễn Văn Thành. Trong đó Nguyễn Văn Thành đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa vùng đất này ở thế xung yếu với các vùng khác trong nước. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Tâm trong bài "Vì sao quân Pháp chiếm đánh Sơn Tây?" đã mở rộng quan hệ đó ra bên ngoài, cho rằng phải nói như Đường Cảnh Tùng: "Sơn Tây là cánh cửa mở của Vân Nam (Trung Quốc), gốc tựa Bắc Ninh". Đặc biệt, Nguyễn Văn Thành còn lấy lịch sử chứng minh cho địa thế văn hoá để tỏ rõ rằng: Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nhất là từ thời Trần trở đi đến đời Nguyễn, lúc nào Trấn thành Sơn Tây cũng giữ vị trí đặc biệt, mang tầm chiến lược. Nói về địa thế gắn với văn hoá là phải mở rộng tri thức địa lý gắn với các tri thức khác: Tri thức về kiến trúc. Và phải đi sâu vào mối quan hệ so sánh để có cái nhìn toàn diện hơn và phát hiện. Như Nguyễn Văn Thành đã viết: "Ghi chép theo trí nhớ của cụ Hà Kỉnh, Hành cung Sơn Tây hoàn toàn phù hợp với ảnh Vọng cung thành Nam Định... Mọi quy cách xây thành đều theo quy cách thống nhất, chỉ khác một điểm là Sơn Tây có đá ong nên dùng vật liệu xây dựng tại chỗ, kích thước thì thống nhất như quy định đình. Điều này có được vì vua Nguyễn thống nhất đất nước". Theo chúng tôi, đây là một kiến giải quan trọng để khi tái tạo thành Sơn Tây chúng ta có thể lấy mẫu từ các thành hiện có để bổ sung.
Góp vào địa văn hoá và cũng là một bộ phận của địa văn hoá, để có thể khẳng định rõ hơn vị trí không thể lay được của thành cổ Sơn Tây, tính hấp dẫn của vùng đất này so với nơi khác, còn có vấn đề thiên nhiên môi trường nữa. Vậy phải có bài "Thành cổ Sơn Tây trong các điều kiện thiên nhiên riêng biệt của thị xã Sơn Tây" của KS Lê Văn Chung và KS Chu Tiến Đạt. Bằng tư liệu khoa học tự nhiên, bài này cho thấy Sơn Tây là một vùng đất tổ của người Lạc Việt. Đó là sự hấp dẫn thứ nhất. Sự hấp dẫn thứ hai là: Thổ nhưỡng và khí hậu Sơn Tây sinh các mỏ đá ong lớn nằm rải rác các vùng đồi gò, góp phần lý giải các đặc thù có một không hai của riêng Sơn Tây là thành đá ong. Hấp dẫn thứ ba là thiên thời của Sơn Tây không khắc nghiệt bằng các vùng lân cận như thị xã Hoà Bình, Thị xã Phú Thọ... Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, nhưng thiên nhiên đất này vẫn mang "Dấu ấn của một thời cây cao bóng cả". Cây si, cây đề đứng vững sát tường thành được hình dung như người đứng canh thành bảo vệ sự yên bình...". Bức tranh thiên nhiên thành cổ sinh động rực rỡ biết bao khi được điểm một vài cây Lộc từng vốn có của đất đồi gò sông Tích, thượng nguồn Suối Ba để mỗi mùa hoa nở từng chùm son tươi roi rói xuống mặt nước hào". Ý tưởng thơ mộng đẹp đẽ ấy của KS Lê Văn Chung cũng phù hợp với nhận xét sắc sảo của TS Nguyễn Minh Tường: "Xung quanh thành trồng nhiều cổ thụ làm tính quân sự" được mềm "tạo cảm giác dễ chịu".
Điều cũng rất phù hợp nữa là: Sơn Tây là vùng đất thần kỳ. Tiến sỹ Đỗ Đức Hùng cho rằng: "Sơn Tây là vùng đất sinh tụ đầu tiên của người Việt Nam, núi Tản Viên được coi là núi tổ của nước ta". Tiến sỹ Nguyễn Minh Tường cho rằng "V45;t Xứ Đoài là vùng đất cổ nhất, thiêng liêng nhất trong địa bàn quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, là nơi toạ lạc trên ngọn núi Olempơ Việt Nam, tức núi Tản Viên nơi ngự trị của các thần đứng đầu các thần Việt Nam". Hẳn TS Nguyễn Minh Tường muốn so sánh vị thần đứng đầu tứ bất tử ở nước ta với Dớt (hay Duypite) là chúa tể các thần Hy Lạp La Mã. Chúng tôi xin bổ sung thêm:Cùng với thánh Tản Viên:
Thần công trăm trận tan kình ngạc
Thánh hiển muôn đời dựng núi sông
(Câu đối ở Đền Thượng núi Tản Viên)
Sơn Tây còn có đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, chỉ một làng nhỏ cũng có hai vua như Phùng Hưng, Ngô Quyền. Trưng Nữ vương từng để lại những di tích đáng kể ở xứ Đoài. Vậy còn cái thần kỳ nữa: Đây là vùng đất Đế Vương. Phải chăng dân Sơn Tây có quyền tự hào khi gọi Vọng Cung hay Hành Cung là Điện Kính Thiên, dù cái gọi đó theo cảm tính nhiều hơn, thậm chí còn có thể bị quy là có đầu óc nổi loạn khi nhà Nguyễn đương quyền. Trong Hội thảo có những bài viết sử dụng thuật ngữ Điện Kính Thiên hay Vọng cung, Hành Cung phải chăng chúng ta cần trao đổi với nhau?
Cái thần kỳ huyền diệu ấy lại nằm trong vùng đất lấp lánh những viên ngọc du lịch như: Thành cổ, làng Đường Lâm, chùa Mía, Đền Và, Đồng Mô, Ngải Sơn... Ở một vùng trù phú, có vị trí chiến lược. Tất cả đó là những căn nguyên khiến cho nhiều kẻ địch bên ngoài thèm muốn, dẫn tới những cuộc chiến tranh.
Sơn Tây, có nhiều cuộc chiến tranh, song chỉ có cuộc chiến tranh giữ thành Sơn Tây tháng 12 năm 1883 là đáng nhớ nhất, có vị trí trọng đại nhất trong lịch sử cận đại về sau. Sơn Tây là xuất phát điểm cơ yếu nhất, để quân dân ta với sự phối hợp chủ chốt của đội quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc kéo về Thăng Long chật đầu hai tên đầu sỏ thực dân là Ganier và Henrivière với nhiều binh lính Pháp làm ên chiến thắng Cầu Giấy vang dội. Đây là nơi tiên khởi của chiến thuật: "Lũy tre thành đá ong chống lại mọi vũ khí tối tân nhất" ở Việt Nam, mở đầu cho những làng chiến đấu Vật Lại bất tử về sau. Đây cũng là nơi các bậc cao tuổi vẫn còn truyền tụng nhau hình ảnh dũng liệt của các tướng Cờ Đen Bá Dương, Bá Thái... Lòng người Sơn Tây vẫn ngùn ngụt lửa hận khi nhắc đến một tên án Đạt, người Công giáo bội phản, treo cờ tam tài, góp phần làm thành Sơn Tây chóng thất thủ hơn. Và đặc biệt đến nay, lòng mỗi chúng ta còn sôi sục cảm thông khi đọc lại những vần thơ của Quang Dũng, bậc thi bá lẫy lừng của xứ Đoài lịch sử:
Những mảng tường cổ thành
Còn vọng tiếng ốc thu quân
Lửa trại Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc
Cầu vào Cửa Tiền
Đã chôn vùi một binh đoàn Ả Rập...
Ôi người anh hùng Lưu Vĩnh Phúc, người chẳng những đã giúp Sơn Tây chống Pháp, sau này về Trung Hoa, gia đình và bản thân người còn là nơi cưu mang các anh hùng Việt Nam như: Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ... Tấm lòng hào hiệp của người đã làm cho mỗi con dân Sơn Tây say sưa, hứng khởi biết bao! Hẳn sau cuộc hội thảo này, chúng ta phải dành cho Lưu Vĩnh Phúc và các anh hùng tử thủ để giữ thành có một vị trí xứng đáng ở Sơn Tây.
Vậy rất đúng hướng, rất cần thiết khi chúng ta có các bài tham luận: "Cổ thành Sơn Tây với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta" của Giáo sư Đinh Xuân Lâm; bài "Vì sao quân Pháp đánh chiếm Sơn T nguyên nhân thất bại của chiến dịch Sơn Tây tháng 12 năm 1883 qua kiến giải của học giả nước ngoài" của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Tâm và bài: "Sử liệu về Thành cổ Sơn Tây và chiến dịch Sơn Tây chống Pháp năm 1883 trong các sách, báo, tạp chí Việt Nam" của Phạm Quế Liên.
Đáng lưu ý là từ trước đến nay, khi sử dụng tài liệu để nghiên cứu xứ Đoài và Thành cổ Sơn Tây, người ta hay sử dụng những tư liệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp hoặc các bản chữ Hán đã dịch sang tiếng Việt. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Tâm là người sử dụng thành thạo các văn bản Trung văn khi nghiên cứu về cuộc chiến tranh năm 1883 ấy. Nhưng phải thừa nhận rằng: lần đầu tiên Tiến sỹ Mai Hồng đã đi sâu vào một số nguyên bản chữ Hán ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để tìm hiểu Thành cổ Sơn Tây và vùng đất xung quanh qua tham luận: "Di sản Hán Nôm xung quanh Thành cổ Sơn Tây và xứ Đoài". Khảo, chí là các thể loại quan trọng của Địa lý cổ và Địa lý lịch sử mà xưa kia dưới thời phong kiến người ta xếp vào chuyên ngành lịch sử. Mai Hồng đã giới thiệu cho chúng ta những nét quan trọng của Sơn Tây địa chí, Tỉnh chí, Sơn Tây quận, huyện bị khảo, tức là ông đã đi vào địa phương chí và khảo đầy đủ về quận huyện Sơn Tây. Ông cho biết về vị trí Hành cung, pháo đài điều mà chúng ta đang rất quan tâm. Khác với không ít người khác, khi nghiên cứu Thành cổ Sơn Tây chỉ biết bản thân thành ấy, còn Mai Hồng khi tìm hiểu thành Sơn Tây đã tìm hiểu cả một hệ thống thành luỹ quanh thành Sơn Tây làm vệ tinh che chở cho thành Sơn Tây như: Thành phủ Quảng Oai ở xã Tây Đằng (Huyện Tiên Phong). Hơn nữa, qua tư liệu chữ Hán, ông cho chúng ta biết cả một hệ thống Đàn, Miếu thờ thần kỳ là biểu tượng tâm linh để che chở thành cổ như đàn Tiên Nông, đàn Xã Tắc, Văn Miếu. Tại sao các sách chữ Hán mà Mai Hồng tóm tắt và công bố lại không đề tên tác giả, không mấy khi ghi rõ thời gian biên soạn, mặc dù bằng kinh nghiệm nghiên cứu, ông cho đó là sách thời Nguyễn. "Theo tài liệu của ông Hà Kỉnh rõ ràng Điện Kính Thiên hiện hữu trong lịch sử mà các tập sách Hán Nôm không nói rõ về nó. Trong vùng đất đế vương, Điện Kính Thiên ở giữa, trung tâướng về Nam với 9 bậc thềm cùng với đàn Tiên Nông, đàn Xã Tắc và các Đền, Miếu nữa xung quanh châu tuần về đó, là biểu tượng nghi trượng nơi Vua ngự Thành Sơn Tây là Trung tâm Lỵ sở một sứ mà dám tạo tác những công trình như thế hẳn có tư tưởng phạm thượng bạo loạn?". Phải chăng mà người biên soạn không đề tên, đề thời gian. Ông Mai Hồng đã tập trung trình bày chi tiết hơn về vấn đề này để chúng ta góp ý.
Cũng công bố tư liệu Hán Nôm, còn có bài tham luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thức: "Về các tấm bia đá ở Thành cổ Thị xã Sơn Tây hiện có thể biết qua các thác bản còn lại, cùng một số tư liệu chữ Hán, chữ Nôm nói về ngôi Thành cổ này". Trong lúc ở Thành cổ không còn một tấm bia nào thì các thác bản là tài liệu cực quý. Việc công bố các thác bản đó là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Những thông tin trong thác bản về đào giếng, về Hành cung đưa ra lúc này khi chúng ta đang cần xây Hành cung là đã chớp đúng thời cơ.
Sử dụng tư liệu Hán Nôm còn có tham luận của nhà nghiên cứu lịch sử địa phương Nguyễn Quang Trung: "Tìm hiểu thành Sơn Tây gắn với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội qua sự biến đổi của các đơn vị tổ chức hành chính trong lịch sử". Từ việc phát hiện tấm bia chùa Tam Bảo tại Vườn Chùa bốn thôn thuộc phường Tứ Liên - Quận Tây Hồ - Hà Nội, Nguyễn Quang Trung đã chứng minh mối quan hệ giữa thành tỉnh Sơn Tây với Thăng Long, dù cho Xứ Đoài có bị cắt về đâu.
Một điều không kém phần quan trọng nữa là: Muốn xây dựng tôn tạo, tái tạo được Thành cổ phải có kiến thức chung về Thành cổ, phải biết so sánh Thành cổ Sơn Tây với các thành khác. Phương pháp so sánh lịch sử lại lần nữa thể hiện ở đây: Theo lịch đại và theo đồng đại. Bài "Thành Sơn Tây trong hệ thống tỉnh thành thời Nguyễn" của TS Nguyễn Minh Tường là sự thể hiện so sánh theo đồng đại. Từ đó có thể rút ra: Sơn Tây là hệ thống Thành luỹ cấp tỉnh quy mô nhất, tiêu biểu nhất gắn với sự ra đời của Tỉnh lỵ - Thị xã Sơn Tây. Sơn Tây là một trong 4 toà thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ (Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định). Đẹp không chỉ ở quy mô rộng mà chủ yếu ở chất liệu đá ong, bờ tường thành xây nên để mộc không trát ngoài lâu ngày đá ong được Ô xy hoá chuyển sang mầu đỏ cánh dán rất đẹp.
Song dù có xây đựng, tôn tạo, tái tạo thế nào cuối cùng vẫn phải trở về tìm lại bộ mặt thật đúng như ban đầu của Thành cổ Sơn Tây. Vậy phải có bài tham luận của GS Đỗ Văn Ninh "Tiếp cận nguyên dạng Thành cổ Sơn Tây". Là chuyên gia về Thành cổ nhưng "Tiếp cận nguyên dạng" là vấn đề không đơn thuần nên GS Đỗ Văn Ninh rất thận trọng. Ông đặt câu hỏi rất cơ bản, mang tính khai phá mà có thể trong hội thảo này chúng ta phải lý giải: "Một vấn đề chưa hiểu kĩ trong hội thảo xin nêu để các thức giả chỉ bảo: Đất Sơn Tây là phía Tây của "Sơn". Vậy phải chăng núi Tản Viên ngọn núi lớn nhất Bắc kỳ đã được khắc vào Thuần đỉnh đúc năm Minh Mạng thứ 17. Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn chép trên núi có thờ linh thần. Giải thích đúng địa danh này sẽ hiểu nhiều vấn đề khác của Sơn Tây". Để tiếp cận nguyên dạng cần phải tìm hiểu, biết chính xác về cấu trúc, kích thước Thành cổ, Giáo sư đã tìm ra những mâu thuẫn trong các sách vở khác nhau thời Nguyễn về vấn đề này. Những vấn đề Vọng Cung, Kỳ đài mà chúng ta quan tâm nhất, ông đều có những kiến giải riêng, những góp ý bổ ích mà chúng ta cần lắng nghe. Ông khẳng định: "Thành cổ Sơn Tây là một di tích còn nguyên vẹn nhất so với đồng loại ở các tỉnh Bắc Kỳ. Dù chỗ này chỗ kia có bi phá sụp lở thì vẫn có thể lấy chỗ còn xem chỗ mất mà phục dựng. Vấn đề lớn nhất không phải là tổng thể mà là chi tiết. Ví dụ cổng bắc tu bổ năm 1996 đại thể đạt được hình dáng xưa nhưng người xem không hề có cảm giác cổ tích vì người ta đã dùng xi măng trát ngoài".
Nếu GS Đỗ Văn Ninh đi vào nguyên dạng nhìn về bề rộng của Thành cổ Sơn Tây thì lại có các tác giả đi sâu vào những mặt quan trọng nhất của Thành cổọng Cung hay Kỳ đài (cột cờ). Như Nhà Nghiên cứu Nguyễn Văn Trường và nhà giáo Hoàng Đạo Chúc với bài tham luận "Vọng Cung (hay Điện Kính Thiên) và Kỳ đài trong Thành cổ Sơn Tây". Bài của hai vị bằng tư liệu của Pháp và Việt cho chúng ta thấy rõ hình ảnh thị xã Sơn Tây thời cuối Nguyễn bắt đầu sang Pháp thuộc, từ ngoại thành, các khu phố tới nội thành... sau đó đi sâu vào trình bày về Vọng cung, Cột cờ... Công tác ở cơ quan Viễn đông Bác cổ của Pháp tại Việt Nam, được trực tiếp với các văn bản tiếng Pháp, đọc được sách của chính những người Pháp ở nước ta hồi ấy và rất hiểu Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trường đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu rất quý kể cả ảnh mà sau này khi xây dựng tái tạo lại các bộ phận của Thành cổ sẽ rất có ích. Những kiến giải riêng của hai vị về Vọng Cung hay Điện Kính Thiên và cột cờ sẽ đóng góp vào việc thảo luận sắp tới.
Cùng một hướng đi sâu vào mặt quan trọng nhất của Thành cổ là Vọng cung (Hay Điện Kính Thiên) còn có bài tham luận của nhà nghiên cứu Đặng Bằng với nhan đề "Điện Kính Thiên trong Thành cổ Sơn Tây". Đặng Bằng đã góp phần lập hồ sơ về "Di tích lịch sử Thành cổ Sơn Tây" để để nghị Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Hơn nữa, như ông cho biết: "Từng 20 năm mình làm việc dưới sự chỉ đạo của nhà nghiên cứu Hà Kỉnh" người đã từng nhiều năm qua lại tìm hiểu về Thành cổ và năm 1947 từng "Mục sở thị" việc tiêu thổ kháng chiến phá Điện Kính Thiên. Cho nên, Đặng Bằng có điều kiện đưa lại cho chúng ta nguồn tư liệu quý báu mô tả và ghi chép tỉ mỉ về Điện Kính Thiên. Trong khi hầu hết người viết tham luận Hội thảo này chỉ nghiên cứu Vọng Cung (Hay Điện Kính Thiên) qua sách vở và giới khoa học ngày nay cũng vậy, Hà Kỉnh là nhà khoa học trực tiếp nhìn thấy Điện Kính Thiên và mô tả khá kỹ. Hẳn khi xây dựng lại điện Kính Thiên, nguồn tư liệu sống đó của Hà Kỉnh là một căn cứ rất tốt trong khi thành Nam Định là tài liệu tham khảo thêm.
Điều rất đáng lưu ý là: Thành cổ Sơn Tây kể cả khi bị thấ chưa bao giờ là một cô thành. Bởi hơn nhiều nơi, đây là nơi thể hiện rõ nhất quan hệ giữa Thành với Thị, không phải ngẫu nhiên mà các cửa thành Tiền, Hậu, Tả... gắn chặt với các phố mang tên tương ứng, thể hiện tầm mắt phong thủy sâu sắc của các bậc tiền nhân kiến trúc. Như Cửa Tiền thể hiện tính Nam diện của bậc thánh chúa hùng uy từng hướng ra giếng Tiền Hùng là "Nội minh đường" của toà thành đã cung cấp nước sạch cho thị dân thị xã, góp vào huyết mạch dồi dào của Xứ Đoài. "Thị" thể hiện trong phố, "Thị" cũng thể hiện trong chợ. Chợ Nghệ ngày nay trong chiều hướng đô thị hoá vươn lên đang ngày càng đông vui từ một thời huyền diệu tỏ rõ tầm mắt tinh đời của ngươi xưa khi chọn chợ ở nơi này (thể hiện trong tác phẩm "Bà tâm huyền kính lục").Thành Sơn Tây trong tư thế "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ". Cây cao bóng cả xanh thắm của thành Sơn Tây không tách khỏi mầu xanh của Xứ Đoài - xanh làng, xanh xóm, xanh cây, xanh cả phố xá làm nên cho một cộng đồng dân cư phát triển. Bài viết của nhà giáo Chu Văn Gia "Mối quan hệ mật thiết giữa thành cổ Sơn Tây với cộng đồng làng xã, phố xá ở địa phương." phần nào đã góp vào cái ý này.
Chỉ có thời đổi mới với nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay, thành Sơn Tây gắn bó máu thịt với cộng động làng xã, phố xá và vấn đề kinh tế tri thức trở thành vấn đề cấp thiết thì chúng ta mới có điều kiện xây dựng lại một thành cổ xứng đáng. Bài tham luận của ông Nguyễn Văn Râm - Trưởng phòng văn hoá thị xã Sơn Tây "Thành cổ Sơn Tây trong thời đổi mới" góp phần phản ánh điều này. Bài viết trình bày việc khai thác các giá trị lịch sử giá trị nghệ thuật kiến trúc, giá trị văn hoá du lịch là những vẫn đề khá hấp dẫn. Nói về giá trị văn hoá du lịch phải có một bài tầm cỡ như tham luận của nhà văn Hoàng Quốc Hải "Thành cổ Sơn Tây trong tương quan lịch sử - văn hoá - cảnh quan du lịch". Hoàng Quốc Hải tin tưởng rằng: "Sơn Tây là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hiến lâu đời lại rút được kinh nghiệm phát triển du lịch trong và ngoài nước nhất đị làm tốt cả hai nhiệm vụ tôn tạo và giữ gìn thật tốt các di sản văn hoá, bảo vệ bền vững môi sinh. Điều này, sẽ làm cho nguồn thu nhập từ kinh tế du lịch được ổn định lâu dài. Đó chính là một trong những mục tiêu góp vào Hội thảo Khoa học về Thành cổ Sơn Tây.
Một Thành cổ tuyệt vời như thế trong "Tương quan lịch sử - văn hoá - cảnh quan du lịch", nhất định phải trở thành " Niềm xúc cảm thi ca xứ Đoài muôn vàn yêu mến" như nhan đề bài tham luận của nhà thơ Phan Quế. Đúng như anh Phan Quế đã nói: "Thế là hai thế kỷ người xứ Đoài có Thành cổ Sơn Tây"..., "Trong lớp lớp địa tầng của Thành cổ Sơn Tây hôm nay, lẩn khuất sâu những lớp đá ong già hoặc trầm mặc dưới đáy hào nước là dấu chân của những buổi xuất quân, là xương cốt của những người ngăn giặc giữ thành, là nền móng của một cơ ngơi trấn cổ xưa. Chắc chắn đó sẽ là một miền trầm tích vô giá, giúp các nhà làm sử khai thác" mà các bài tham luận trong buổi hội thảo hôm nay sẽ từ nhiều góc độ khác nhau để xác định.
Ôi, "Xứ Đoài mây trắng", Ôi "Thị xã trong những chiếc lá bàng đỏ thắm với con đường" "Nắng nghiêng nghiêng chiều hoa lý", gần hai thế kỷ nay người mới được chứng kiến cuộc Hội thảo Khoa học ở giữa lòng người. Đâu còn cái cảnh :
Súng thần công lơ đãng tìm tri kỷ
Đôi cá thần ngậm thiên cơ huyền bí
Càn khôn giục giã...
như nhà thơ Tô Thị Lân đã viết.
Bởi súng thần công Sơn Tây đã tìm được tri kỷ, đôi cá thần Thành Sơn Tây không còn phải ngậm ngùi nữa, người sẽ được nghe tiếng nói tri tấm, tri kỷ của các nhà khoa học. Càn khôn sẽ mở ra, thiên cơ sẽ
Ngày 8 tháng 11 năm 2002