Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

THÊM MỘT CỨ LIỆU VỀ NỘI CÁC

MONday - 28/09/2015 20:45
Vấn đề xác định niên đại văn bản Đại Việt sử ký toàn thư, bản lưu trữ tại Hội Á Châu (Société Asiatique) Paris đã được giới nghiên cứu sử học trong nước quan tâm. Nhiều bài chuyên luận của các nhà nghiên cứu sử học và ngữ văn học về vấn đề này tại hội nghị khoa học tổ chức ngày 16.4.1988 đã được công bố(1). Trong những điểm tranh luận, có vấn đề thời điểm xuất hiện và chức năng của Nội các. Trong vấn đề này có hai loại ý kiến:
Nhóm Phạm Công Trứ và Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh

Nhóm Phạm Công Trứ và Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh

1. Nội các của phủ chúa Trịnh đã được thành lập trước năm Chính Hòa 18 (1697). Một chức năng của nội các là tàng trữ sách và có kho chứa sách(2),
2. Nội các là một cơ quan của triều đình nhà Nguyễn lần đầu tiên được thành lập vào năm 1829. Chức năng và nhiệm vụ của Nội các được quy định cụ thể và chặt chẽ(3).
Hai ý kiến nêu trên đều nhằm góp phần xác định niên đại văn bản Đại Việt sử ký toàn thư hiện lưu trữ tại Hội á Châu Paris. Trong bài viết này, chúng tôi nêu thêm một cứ liệu về Nội các có liên quan tới thời điểm xuất hiện và chức năng của nó để bạn đọc cùng tham khảo.
a) Thời điểm xuất hiện của Nội các:
Các nhà nghiên cứu đã dẫn nhiều sách vở để thuyết minh vấn đề này. Nhưng còn một mảng tư liệu quan trọng chưa được đề cập tới, đã là bi ký. Trong số 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn tại khu bia trong Văn Miếu Hà Nội có một tấm bia nhan đề “Cảnh Hưng nhị thập tứ niên Quý Mùi khoa Tiến sĩ đề danh bi ký” mang 2 chữ “Nội các”. Tấm bia này hiện được đặt ở vị trí số hai, hàng thứ hai bên phải. Thác bản văn bia mang đăng ký của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm số 1382. Người soạn văn bia là Lê Quý Đôn, chức Hàn Lâm viện thừa chỉ kiêm Bí thư các học sỹ, kiêm Quốc sử Viện sự(4). Như vậy là “Nội các” đã có vào năm 1763, năm soạn bài văn bia.
b) Chức năng của Nội các:
Đoạn văn có hai chữ “Nội các” trong tấm bia nói trên như sau: “…Thánh thượng kiêm quân sư chi thống, xiển dương nhi quang đại chi. Khải mô tất trạch thuần chỉnh, văn chương tất thủ nhã thiện, Nội cácmệnh đề, cung thủy tài định; Nam sảnh tiến quyển phủ tứ bình duyệt. Cần tài ký như thử kỳ chuân chí, cống sỹ thích hạt vị lịch niên tuế, hoặc bạt tùy xu yếu, hoặc trạc lỵ trên ty, hoặc ủy thù hiến niết. Dụng nhân hựu như thử kỳ khai khoát, trác truy ma lệ, bất kỳ thịnh dư ? …”
Hiểu như thế nào cho chuẩn xác đoạn văn trên, nhất là câu văn có từ “Nội các” - “Nội các mệnh đề”. Chúng tôi nêu hai cách hiểu sau đây:
1. Nội các11Mệnh đề
bộ phận chủ ngữ1 bộ phận vị ngữ
2. Nội các mệnh/ đề
Ở cách thứ nhất: bộ phận vị ngữ có thể phân tích:
a) Từ “mệnh” thuộc từ loại “động từ”.
b) Từ “đề” thuộc từ loại “động từ”
c) Từ “mệnh” và từ “đề” đều là hai động từ thuộc loại kết cấu liên động thức.
Bộ phận chủ ngữ có thể phân tích thành 2 thành phần: thành phần chính và thành phần phụ(5).
Cách phân tích thứ hai: trong bộ phận chủ ngữ ta có thể phân tích thành các thành phần chính và thành phần phụ:
Nội các11mệnh
bộ phận chủ ngữ1 bộ phận vị ngữ
Trong hai cách phân tích, căn cứ vào bộ phận vị ngữ, ta thấy câu “Nội các mệnh đề” mang tính chất của loại hình câu tự thuật. ở loại hình này chủ ngữ là kẻ chủ động (hoặc đôi khi là kẻ bị động) của những động tác, hành vi mà động từ ở bộ phận vị ngữ biểu thị(6).
Tôi cho rằng ở đây, trong văn cảnh cụ thể của bài văn bia, chủ ngữ trong câu “Nội các mệnh đề” ở dạng bị động. Đoạn văn trên do đó cần được dịch như sau:
“… Hoàng thượng lên ngôi nắm ngữ trách nhiệm làm vua làm thầy. Mở mang cho đẹp thêm, dùng khuôn mẫu theo nếp thuần hậu ngay thẳng, văn chương tất lấy lời nhã nhặn, hùng hồn. Nội các (vâng mệnh) ra đề, ngài đích thân lựa chọn; Nam sảnh dâng quyển, chính người để mắt duyệt phê. Việc tìm chọn (nhân tài) cẩn thận và chu đáo đến như thế (cho nên) các bậc cống sỹ được bổ nhiệm chưa được bao lâu mà đã có người được đề bạt chức trọng yếu. Có người được giao chức ở trên ty, hoặc có người được quyền hiến sát. Việc dùng người thực mở rộng đến như thế, thành tựu của việc đào tạo nhân tài chẳng to lớn lắm sao?”.
Đoạn văn dịch chỉ báo cho ta thấy “Nội các” là một tổ chức, và chức năng của nó có liên quan tới việc tuyển lựa nhân tài.
Phạm Văn Thắm
---
Chú thích:
(1) Xem chuyên san về niên đại sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản in “Nội các quan bản”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 + 6, 1988.
(2) Xem: Phan Huy Lê, Về niên đại bản in “Nội các quan bản” của “Đại Việt sử ký toàn thư”. Nghiên cứu lịch sử Sđd.
(3) Xem bài của Bùi Thiết và Lê Trọng Khánh đăng trong Nghiên cứu lịch sử, Sđd.
(4) Xem chú thích trang bên
(5) Theo Đại Việt sử ký toàn thư phần tiếp (Ngô Thế Long dịch, chưa xuất bản) thì năm 1762 chúa Trịnh đặt Bí thư các, cho Nguyễn Bá Lân, Lê Quí Đôn làm học sỹ để duyệt sách vở, chọn người ở hàng văn, có văn học là bọn Ngô Thì Sỹ sung chức Chính tự (đính chính các chữ sai).
(6) Viết phần này, chúng tôi tham khảo cuốn Hán ngữ cổ đại do Vương Lực chủ biên, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1981, tr.249-254 và tr.340-352.
(Theo tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1990)
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh