LỜI NGỎ
Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188
Trên Tạp chí Hán Nôm số 2.1987, chúng tôi có đăng bài Bước đầu tìm hiểu về Hội Tao đàn, giới thiệu một số nét chung nhất về Hội, như năm thành lập, thời gian hoạt đông, con số hội viên chính thức, chức danh những hội viên chủ chốt... Bài viết lần này về Đàm Thận Huy và tác phẩm Sĩ hoạn châm qui có thể xem như một nỗ lực mới nhằm đi sâu tìm hiểu những vấn đề tồm nghi ở một số thành viên quan trọng thuộc hội thơ Tao Đàn. Bài viết này, trước hết giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đàm Thận Huy, đồng thời bàn về những nghi vấn chung quanh cuộc đời ông. Và, sau nữa là những ý kiến mới về tác phẩm Sĩ hoạn châm qui.
Mẫn hiên thuyết loại là một văn bản chép tay, ký hiệu A.1072, do Trường Viễn đông bác cổ sao chép khoảng đầu thế kỷ XX. Sách hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Lê Quí Đôn chưa từng viết sách chuyên bàn về kim thạch văn. Song đây đó, trong nhiều tác phẩm của ông, vấn đề kim thạch văn vẫn thường xuyên được đề cập. Những ý kiến, phát biểu của ông về kim thạch văn có thể gom lại thành ba mảng sau:
ẤN TRIỆN - loại hình ta thường thấy xuất hiện không ít trên công văn, sắc, chiếu, sách. bằng khuôn cỡ, bố cục, chữ triện khác nhau: loại hình mà người làm công tác nghiên cứu văn bản Hán Nôm, khảo cổ, lưu trữ, bảo tàng đều thấy đó là đề tài cần tìm hiểu và giải mã.
Chiếc bật lửa zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà còn là một vị sứ giả giúp truyền tải các thông điệp sâu kín của người lính đến với cuộc đời… Có thể cảm nhận điều này qua những dòng chữ khắc trên mỗi chiếc bật lửa.
VNXĐ - Tác giả bài báo này đã có trên 20 bài viết về “ giải quyết tranh chấp biển đảo trên thế giới “, đăng tải trên báo “ AN NINH BIÊN GIỚI”. Trong bài “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA”, tác giả đã rất công phu chuyển đến độc giả, những suy nghĩ sâu sắc có lí có tình về những khó khăn và thuân lợi của Việt Nam, trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền hai quần đảo trên với các nước láng giềng. Qua đây trang "Văn nghệ Xứ Đoài” xin cám ơn sự hợp tác của tác giả và trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết này.
Xã Nam Hồng huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội có hai họ Ngô: họ Ngô xóm Đoài và họ Ngô xóm Đia. Trước cách mạng tháng Tám xóm Đoài thuộc xã Đông hồ huyện Kim Anh phủ Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh nên dân địa phương quen gọi dòng họ Ngô xóm Đoài là họ Ngô Đông Hồ. Tổ tiên dòng họ Ngô này có nhiều người đỗ đạt làm quan, trong đó có Ngô Luân (thế kỷ XV) đậu tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475) làm chức Tham tụng Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ thượng trụ quốc. Lúc trí sĩ, ông được tặng Thái phó, có chân trong “Tao đàn nhị thập bát tú” đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giữ chức Đông các hiệu thư cùng với Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận phê bình thơ trong Tao đàn. Tác phẩm của ông còn lại 12 bài thơ hoạ thơ Lê Thánh Tông chép trong Toàn Việt thi lục.
Kể từ khi bản Lục Vân Tiên do G.Janeau phiên âm xuất bản ở Sài Gòn năm 1867 tới nay, hầu hết những bài thơ văn quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu đều đã được sưu tầm và công bố trên sách báo bằng chữ quốc ngữ la-tinh. Tuy nhiên, rải rác đây đó vẫn còn có những thơ văn khác của ông, hoặc được lưu truyền qua lời truyền khẩu trong dân gian, hoặc đươc sao chép trong các tập Hán Nôm chép tay mà vì nhiều lý do, chưa được sưu tầm, phát hiện và công bố. Dưới đây là một số thơ văn loại đó của Nguyễn Đình Chiểu tìm thấy ở hai tỉnh Bến Tre và Long An từ tháng 03.1982 tới nay.
Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn sống trong lòng nhân dân, cảm nhận tất cả những gì xảy ra trong xã hội nhân quần. Ông viết ra những điều đã được cảm nhận đó. Cho dù là nói chuyện hư cấu từ một sứ sở đâu đâu, hay từ một cõi tiên cõi Phật nào khác… chung quy vẫn là câu chuyện nhân gian.
Trước nay, giới nghiên cứu còn rất dè dặt đối với Ninh Ngạn. Lược truyện các tác gia Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971) cũng như Thư mục Hán Nôm (Thư viện Khoa học xã hội, 1969, in rônêô) không nhắc tới tác giả này. Gia phả giòng họ Ninh ở Ninh Bình có ghi nhận ông viết Vũ Vu thiển thuyết và Phong vịnh tập. Nhưng cho tới nay, cả hai tác phẩm đó đều không còn văn bản.
Thời gian trước đây, nhiều người học chữ Hán thường được “đố chữ” bằng những câu như: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”; “Ba xe kéo lê trên đàng, tiếng vang như sấm” (đố chữ “đức” và chữ “oanh”.
Miêu tả thiên nhiên trong thơ ca cổ Việt Nam là vấn đề cần nghiên cứu trong hệ thống thơ ca Hán Nôm. Hiện nay thơ ca cổ Việt Nam được nhiều người và nhiều ngành quan tâm. Bài viết cuối cùng của nhà thơ Xuân Diệu(1) với các nhà thơ trẻ càng làm cho nhiều người nhất là giới trẻ trong các trường đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp xúc động. Đang có ý thức mới (theo yêu cầu cuối cùng của Xuân Diệu) là đi tìm cái đẹp, cái hay trong thơ ca cổ Việt Nam, từ đó bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nhiều trường đại học, số lượng sinh viên đăng ký làm luận văn, khoá luận về văn thơ cổ Việt Nam với tỷ lệ chiếm 80%(2) . Qua quá trình nghỉên cứu thơ ca cổ Việt Nam, một trong những mắc mứu là bằng lý luận và thực tế tác phẩm, làm sao giải quyết những vấn đề cơ bản trong văn học viết Hán Nôm như từ nguyên, điển cố, xuất xứ… Một trong những vấn đề có tính thẩm mỹ cao, có sức hấp dẫn, có khả năng giải quyết những vấn đề cụ thể về xã hội học, khả năng thẩm mỹ, v. v… là miêu tả thiên nhiên trong thơ ca cổ Việt Nam.
Bia thế kỷ XVI gồm phần lớn bia mang niên hiệu nhà Mạc, số khác mang niên hiệu nhà Lê. Mỗi loại có đặc trưng riêng. Vấn đề được đặt ra ở đây là cái gì đã tạo nên những đặc trưng đó và đó là những đặc trưng như thế nào? Với bài viết này, chúng tôi bước đầu lý giải vấn đề trên từ cạnh khía “kỹ thuật”: đá và thợ khắc bia.
Mùa Xuân năm 1930, Đảng ra đời, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối, tổ chức và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
“NÔM” là gì? Từ trước đến nay có những cách giải thích khác nhau. Cách hiểu phổ biến nhất là: “Nôm” bắt nguồn từ “Nam”. Về âm, Nam chuyển sang Nôm là điều thường gặp. Ta có Nam chuyển thành Nôm trong gió Nam chuyển thành gió Nồm. Về nghĩa, Nam đối lập với Bắc. Bắc là phương Bắc - chỉ Trung Quốc. Nam là phương Nam - chỉ Việt Nam. Và do đó chữ Nôm là chữ của phương Nam - của Việt Nam, đối lập với chữ Hán của phương Bắc - của Trung Quốc. Một cách giải thích khác: Nôm là nôm na, mộc mạc, xuề xòa, dễ dãi không câu nệ, thô thiển, không nhất quán, không cố định, tùy tiện. Nôm chính là cái tên được định danh theo đặc điểm tính chất của loại văn tự này.
VNXĐ - Ngô Linh Ngọc sinh trưởng trong một gia đình Nho học, và ông lại tự trang bị cho mình một vốn liếng Pháp văn dày dặn, khiến ông trở thành một người có hiểu biết cả Đông - Tây - Kim - Cổ. Ông cũng từng làm báo Tổ Quốc (của Đảng Xã hội). Ngô Linh Ngọc là một người rất am hiểu cổ văn, và đặc biệt yêu thích thơ Đường. Những Tương tiến tửu, Trường hận ca..nổi tiếng trong thi ca cổ điển Trung Hoa, đã được ông chuyển ngữ với tất cả tinh thần nguyên tác, bằng ngôn ngữ Việt uyển chuyển, lịch lãm và thuần Việt. Nhiều bài ông dịch đến nay chưa có ai vượt được. Xin giới thiệu bài viết này của ông.
Ngày nay khi đề cập đến văn bản thơ Nguyễn Trãi, chúng ta không thể không nhắc tới bộ Ức Trai di tập (1). Đây là bộ sách được biên tập vào thế kỷ thứ XIX, nội dung thu thập một số lượng tư liệu khá phong phú, nhờ đó trở thành văn bản quan trọng nhất lưu truyền cho đời sau nhiều trước tác thuộc các lĩnh vực của Nguyễn Trãi. Đáng quí nữa là sách đã được khắc in, nhờ đó càng làm tăng thêm độ tin cậy của văn bản. Nhưng bên cạnh bản in và vài bản sao in lại nguyên bản in này, hiện cũng còn nhiều bản chép tay khác cũng liên quan đến sách ƯTDT. Mặt khác hầu hết những bản chép tay này đều tỏ ra tàn khuyết, thiếu hoàn chỉnh, đồng thời không thể tránh khỏi lỗi về sao chép thông thường, nhưng mặt khác trong chúng lại có chứa nhiều điểm khác biệt cả về hình thức lẫn nội dung so với bản in, khiến ta phải nhìn nhận chúng với tư cách là những dị bản (chứ không phải bản sao đơn thuần). Cá biệt còn có những dấu hiệu cho thấy niên đại sao chép của chúng còn lớn hơn bản in nhiều năm. Biên tập, chỉnh lý sách ƯTDT là một quá trình kéo dài hàng mấy chục năm, kể từ khi thu thập tài liệu cho đến lúc khắc ván in. Muốn đi sâu tìm hiểu về quá trình đó cần phải xem xét một cách toàn diện tất cả các văn bản hiện còn.
Có thể nói "Khiêm cung ký" là một bài văn bia đặc biệt trong số văn bia các vua nhà Nguyễn, vì đây là “lời tâm sự” của một ông vua, mục đích là cố tình thanh minh cho những việc làm của mình đã từng bị thiên hạ lên án.
Bài viết này gồm hai phần: Phần một, giới thiệu sách, xác định tác giả và niên đại; Phần hai, những tư liệu mới do bản PHẠM CÔNG TRỨ đem lại.
Trong dịp tết nguyên đán Quý Tỵ (2013) tôi về quê ăn tết, khi sang thăm nhà người anh họ làm nghề hát Văn, lúc đó chương trình truyền hình đang nói về những chiếc giếng. Người anh họ liền kể cho tôi nghe về một chiếc giếng đá mà anh đã thấy ở một ngôi chùa khi anh đến hát Văn. Qua lời miêu tả của anh làm tôi rất ấn tượng, tôi liền nhờ anh dẫn đến tận nơi.
Hai huyện Nam Trực và Trực Ninh, tỉnh Nam Định có khoảng một trăm di tích lịch sử văn hóa, trong đó có đến 61 chùa và từ đường, phủ miếu, văn chỉ, lăng mộ... Trong số di tích này còn giữ lại được 192 mặt bia đá(1).
Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang giữ trên 2 vạn thác bản văn bia. Đây là khối tư liệu lớn có giá trị, cần được khai thác. Như chúng ta đã biết, thác bản bia có nhiều loại, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu qua về bia hậu(1), loại bia thường gặp nhất. Bia hậu được dựng ở đình, chùa của làng quê, phường phố. Lịch sử ra đời của bia hậu tới nay chúng ta cũng chưa khẳng định được, nhưng chắc chắn nó có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của đình làng đầu thế kỷ XVII.
Khi nói về bia, chúng ta thường nghĩ tới loại bia đá, không ai nghĩ rằng cha ông ta ngày xưa làm cả bia bằng đồng nữa. Do một sự ngẫu nhiên dân làng Quan Nhân, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội (nay đã thuộc khu vực nội thành) đã phát hiện trong đống gạch ngói sụt lở ở hậu cung của đình làng một tấm bia đồng - một di vật quý hiếm mà nhiều cụ già nhất trong làng chưa từng hay biết.
Thơ nghìn nhà dịch giả Nguyễn Hà chọn từ tập Thiên gia thi đúng 100 bài thơ tứ tuyệt, bao gồm 51 bài thơ Đường và 49 bài thơ Tống.
Đó là dòng họ Đỗ quê gốc ở thôn Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo bản Tông phả họ Đỗ do Đỗ Thiện Chính Hoàng giáp khoa Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) đời Lê Thần Tông làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Công, khi về trí sĩ biên soạn từ khởi tổ đến đời thứ 11, sau đó con cháu biên soạn tiếp đến đời thứ 13, vào khoảng giữa thế kỷ 18(1) thì tổ họ Đỗ chỉ biết từ đời Đỗ Cảnh Thạc là một trong 12 Sứ quân thế kỷ thứ 10. Đời Lý, đời Trần đều có người làm quan to trong triều như Đỗ Tử Bình chức Trung thư môn hạ, Đỗ Tử Kiến, Đỗ Thiên Độc là Thị giảng, Đỗ Lễ làm Đại tướng, Đỗ Nguyên Thạc làm Dực thánh thủy quân, Đỗ Tỉnh làm Thượng thư bộ Hộ v.v... Khi nhà Minh xâm lược nước ta, dòng họ Đỗ chạy sang đất Lào, về sau có ông Đỗ Phú về Thanh Hóa, tương truyền là nhờ đem mả bố táng ở đất Lam Kinh nên từ đó về sau phát triển. Con ông Đỗ Phú là Đỗ Viên Thịnh mang gia quyến về sống ổn định ở làng Biện Thượng, được coi là tổ đời thứ nhất họ Đỗ ở Biện Thượng (còn gọi là Bồng Thượng).