Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

MỘT TẤM BIA ĐỀ CAO TRUYỀN THỐNG "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO"

MỘT TẤM BIA ĐỀ CAO TRUYỀN THỐNG "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO"

Bia đặt tại thôn Tiền, xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. - Bia 2 mặt. Cỡ 90 x 40 cm (không kể trán bia). Khắc chữ chân phương, toàn văn chữ Hán, có xen Nôm, có kiêng húy. Gồm 19 dòng, khoảng trên 500 chữ. - Bia được tạo vào năm Tự Đức thứ 17 (1864) thời Nguyễn. - Tác giả soạn văn bia là: (Họ và tên bị mờ) hiệu Mỹ Phủ - Cử nhân Kỳ thi Ân khoa, làm Huấn đạo ở huyện. - Người viết chữ: Đỗ Quát đỗ nhị trường - là Quan viên tử. Nhân ngày 20/11/2014 xin đăng lại bản dịch toàn văn mặt bia thứ 1 và lược dịch mặt bia thứ hai để cung hiến cùng bạn đọc một tư liệu đáng quý về truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã có từ lâu của nhân dân ta.

Nghê gỗ ở chùa Xối Thượng (Nam Định), thế kỷ 17-18 (Ảnh: A.N/Vietnam+)

Giới thiệu bộ sưu tập mẫu linh vật thuần Việt tại Hà Nội

Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” đã chính thức khai mạc sáng 7/11/2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Triển lãm giới thiệu khoảng 60 hiện vật liên quan đến hai linh vật (sư tử, nghê) được tạo tác bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: đá, gốm, sành, gỗ, đồng… Số hiện vật này có niên đại từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn.

Hình minh họa

CÁCH GHI TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN BẢN NÔM

Thông thường, đối với loại từ Hán Việt thì trong văn bản Nôm phải ghi đúng như trong văn bản Hán, bởi lẽ đây là trường hợp vừa vay mượn văn tự vừa vay muôn ngôn ngữ. Điều này đã từng được một số nhà nghiên cứu khẳng định(1). Khi gặp những từ thuộc loại này như chữ “sơn” chữ “hà” trong một câu thơ bằng chữ Nôm: “Ba thu gánh vác sơn hà”(2) thì ta cũng viết, đọc và hiểu chúng như ở trong một câu bằng chữ Hán: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”(3). Song thực tế lại cho thấy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng bắt gặp một sự trùng hợp hòan toàn như thế. Về điểm này, dường như từ trước tới nay mới chỉ có những gợi ý bước đầu(4), chứ chưa ai đặt thành vấn đề để đi sâu vào. Mục đích của bài này là khảo sát một số văn bản Nôm nhằm soi sáng cho vấn đề đang còn tồn tại đó.

TIẾNG HÁN TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH

TIẾNG HÁN TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều ngoại ngữ, nhưng tiếng Hán là ngoại ngữ duy nhất Người dùng để làm thơ. Khảo sát ngôn ngữ Hán trong thơ của Người chắc chắn sẽ rút ra được những bài học bổ ích.

Núi Dục Thúy ở Ninh Bình

BÚT TÍCH CHA CON NGÔ THÌ SĨ NGÔ THÌ NHẬM TRÊN DỤC THÚY SƠN

Năm 1770, trên đường vào Nghệ An nhậm chức Tham Chính, Ngô Thì Sỹ đã lên thăm núi Dục Thuý và cho khắc 4 chữ Vũ trụ dĩ lai này lên vách núi. 13 năm sau, năm Cảnh Hưng Nhân Dần (1782). Ngô Thì Nhậm nhân có việc công qua đây, thấy chữ khắc của cha bị rêu phong nhiều, đã cho khắc lại và đề một bài thơ bên cạnh. Đáng chú ý là bên dưới bút tích của Ngô Thì Nhậm, có khắc cả dấu triện. Loại bia có khắc dấu triện này hiện nay rất hiếm.

Bản đồ nước Nam Việt của Triệu Đà

Biên giới Việt Nam và Trung Quốc qua các triều đại quân chủ Việt Nam

Do thực tại địa lý, do hoàn cảnh nhân văn và lịch sử và do những quan niệm về chính trị, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị. Vấn đề này đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu của lịch sử dân tộc ta và luôn tuôn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Cổng đình Phú Nhi ngày nay (ảnh: Phạm Duy Trưởng)

ĐÌNH PHÚ NHI - HÌNH BÓNG XỨ ĐOÀI

Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, từ xưa, Xứ Đoài đã là vùng đất linh thiêng trong tâm thức của người Việt. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư", kỷ "Hồng Bành Thị" có đoạn chép: "Núi Tản Viên là núi cao nhất của nước Việt ta, sự linh thiêng rất là ứng nghiệm". Vùng đất vốn là nơi địa linh này tất sinh ra nhiều nhân kiệt. Những giá trị tinh thần trường tồn ấy được hun đúc thành hình ảnh của những di tích đình, đền, miếu. Dân gian có câu: "Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Xứ Đoài có những ngôi đình nổi tiếng như: Mông Phụ, Tây Đằng, Chu Quyết... Có một ngôi đình đã từng được xây dựng với quy mô hoành tráng vào bậc nhất Sơn Tây nhưng lại ít được mấy ai biết đến.

"Vua Quang Trung" qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790

BÀI HỌC NGOẠI GIAO THỜI TÂY SƠN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII là thời kỳ đầy thử thách và bi thương của dân tộc. Các tập đoàn phong kiến vì quyền lợi dòng họ hay bản thân đã gây ra muôn vàn biến động khiến xã hội Việt Nam thời kỳ này chao đảo, các tập đoàn phong kiến phân tranh đã xô đẩy nhân dân vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chia sẻ đất đai gây nên những cảnh chia cắt đất nước chưa từng có trong lịch sử: cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Lê kéo dài hơn 100 năm, cũng từ cuộc chiến tranh này là mầm mống cho sự phân tranh của Trịnh- Nguyễn suốt 200 năm chia cắt đất nước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra và vương triều Tây Sơn ra đời về cơ bản đã xóa bỏ được nạn chia cắt, nạn cát cứ đó, xây dựng lại đất nước với những chính sách cải cách tiến bộ. Không những thế vương triều Tây Sơn còn viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm: đánh tan 5 vạn quân Xiêm, quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Bên cạnh những thành quả đạt được về mặt quân sự, chính trị, xã hội… Vương triều Tây Sơn, mà cụ thể là dưới sự lãnh đạo của Quang Trung- Nguyễn Huệ, đã để lại những trang sử vẻ vang trong mặt trận ngoại giao với triều đình Mãn Thanh hùng mạnh ở phương Bắc. Với tư tưởng ngoại giao hết sức linh hoạt, khôn khéo cộng với những nhà ngoại giao lỗi lạc, uyên thâm như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích. Đây là những bài học sâu sắc của cha ông để lại cho chúng ta trong tình hình hiện nay.

XUẤT XỨ CỦA "ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ"

XUẤT XỨ CỦA "ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ"

Trong kho tàng bản đồ cổ Việt Nam, Đại Nam nhất thống toàn đồđã được viện dẫn để minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng bản đồ đó được trích từ cuốn sách nào, cho đến nay vẫn là vấn đề cần được làm sáng tỏ.

Trịnh Khả là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam

GIA PHẢ DÒNG HỌ TRỊNH KHẢ

Trong dịp đi công tác ở huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi có tìm được cuốn gia phả dòng họ Trịnh(1), trong đó nói khá chi tiết về tiểu sử của Trịnh Khả, một nhân vật đã đến với Lê Lợi từ những ngày đầu dựng cờ tụ nghĩa cho đến khi kháng chiến thắng lợi. Cuốn gia phả không chỉ hệ thống hóa về gia tộc nội ngoại dòng họ Trịnh từ Trịnh Khả về sau, mà còn là một sưu tập của những tư liệu như văn bia, sắc phong, thơ, câu đối có giá trị.

Hình minh họa

NGHỀ IN CỦA TA QUA KHO SÁCH HÁN NÔM

Nghề in của ta có từ khá sớm. Có thuyết cho rằng, đất Luy Lâu xưa là một trung tâm Phật giáo lớn, suốt từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3(1) đã khắc in kinh Phật. Có thể đây là nơi in sách sớm nhất trong lịch sử ngành in nước ta. Sau này các thời Lý Trần đều nói đến việc in sách. Nhưng do sự phũ phàng của thời tiết, khí hậu, sự hủy hoại của chiến tranh, sự tàn phá có ý thức của các thế lực xâm lược, sách in ở nước ta bị mất mát nhiều. Hiện nay (trong kho sách Viện Hán Nôm chỉ còn giữ được các bản in từ đời Lê trở lại. Một số bản in của vài cơ sở in ra đời sớm và có tuổi thọ khá lâu như phương in Hồng Liễu 211 tuổi (1683 - 1904), Đa Bảo 216 tuổi (1665 - 1881), Vĩnh Khánh 157 tuổi (1750 -1907), Quốc Tử Giám 89 tuổi (1820 - 1909), Liễu Văn Đường 91 tuổi (1834 - 1925)(2)…

(hình minh họa)

KIỂU NGẮT CÂU VÀ HIỂU Ý TRONG VĂN BẢN CỔ

Đối với công việc phiên dịch và chú giải những văn bản cổ viết bằng chữ Hán thì ngắt câu và hiểu ý câu là một cửa ải không ít chông gai. Người xưa, trong “mười năm đèn sách” đã tốn bao tinh lực cho cái học “tiểu học” mà một nội dung không nhỏ của nó là phép ngắt câu (cú đậu) và tìm ý. Các lớp người phiên dịch và chú giải văn bản cổ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về mặt này, để những dịch phẩm được công bố ngày càng đáng tin cậy hơn, đi tới hoàn thiện hơn. Dưới đây, chúng tôi cũng xin góp một chút “tư liệu”, mong đính chính đôi chỗ “mỹ trung bất túc” trong một số văn bản dịch.

Bìa sách "Binh thư yếu lược phụ Hổ trướng khu cơ"

NGUỒN GỐC VÀ NĂM XUẤT HIỆN CỦA VĂN BẢN "BINH THƯ YẾU LƯỢC"

Văn bản Binh thư yếu lược (viết tắt: BTYL) chúng tôi nói đến trong bài này là bộ sách chữ Hán chép tay gồm 4 quyển đóng làm 2 tập, cộng 410 tờ (26x15cm, ký hiệu A.476/1-2 lưu tàng từ trước ở Thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ, hiện nay do Viện Nghiên cứu Hán Nôm quản lý, sách này là bản chính của một dịch phẩm do Nxb. KHXH xuất bản tại Hà Nội vào các năm 1970 và 1977(1). Ở Sài Gòn cũng có bản dịch BTYL do Nhà Khai Trí xuất bản(2).

Tượng đài Trần Quốc Tuấn ở Nam Định; ảnh: Phạm Duy Trưởng

BẢN DỊCH HỊCH TƯỚNG SĨ HIỆN HÀNH

Cũng như hầu hết các tác phẩm khác ở thời Lý Trần, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết bằng chữ Hán. Nhiều người đã dịch ra tiếng Việt như Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố…. Bản dịch hiện hành do ông Bùi Văn Nguyên dịch trên cơ sở tham khảo các bản dịch của ba ông trên.

Bản đồ Hoàng thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490)

BỘ BẢN ĐỒ HỒNG ĐỨC QUA TẤM BẢN ĐỒ KINH THÀNH THĂNG LONG

Bản đồ Hồng Đức là bộ bản đồ địa lí đầu tiên của nước ta. Bộ bản đồ được thực hiện từ năm Quang Thuận thứ 8 (1467)(1) theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được hoàn tất và ban hành vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490)(2). Bộ bản đồ phản ánh phạm vi cương giới, hệ thống hành chính nước Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ 15. Bộ bản đồ gồm: bản đồ nước Đại Việt, bản đồ kinh thành Thăng Long, bản đồ 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh thời đó được gọi là thừa tuyên.

Nhà nghiên cứu Đinh Công Vĩ

THƯ TỊCH CỦA LÊ QUÍ ĐÔN

Tình hình thư tịch nước ta thế kỷ 18 đã được nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá là “chế tác đầy đủ, kỹ càng, văn hiến đứng đầu cả Trung châu, điền chương rộng cả thời đại”(1). Là nhà bác học đương thời, Lê Quí Đôn một mặt bằng những sáng tác của mình, góp phần làm giầu kho tài sản tinh thần dân tộc; mặt khác, bằng chính những công trình có tính chất sưu tầm, chỉnh lý thư tịch, đã tổng kết một cách đầy tài năng toàn bộ kho di sản tinh thần của dân tộc 5.7 thế kỷ trước đó. Những đóng góp nổi bật của ông gồm có: Việc hoàn thành bản thư mục tổng quát nhất, tập hợp những tên sách Hán, sách Nôm sưu tập được từ trước cho đến bấy giờ; việc sưu tầm những thư tịch dùng cho bộ bách khoa thư tịch về văn học, lịch sử chính trị, triết học... và những phương pháp khoa học để tiến hành chỉnh lý thư tịch như biện nguỵ, hiệu khám huấn hỗ...

Tháp Phổ Minh

CHỮ HUÝ ĐỜI TRẦN

Trong các văn bản Hán Nôm, chữ huý là những chữ vì lí do kiêng tên của vua chúa, các vị thần, của người thân trong gia tộc... mà người viết, theo quy định hoặc tự nguyện, đã phải viết biến dạng để trống hoặc thay đổi hẳn đi. Cả quần thể chữ húy họp lại tạo thành một hệ thống những biệt lệ của chữ viết. Người nghiên cứu cần nắm được những biệt lệ đó để đọc văn bản, từ đó nhân ra những biến động về văn bản do việc kiêng huý gây ra. Mặt khác, các chữ huý gắn với những nguyên nhân ra đời và tồn tại của nó, cho nên có thể dùng nó như những chiếc “chìa khoá” để giám định niên đại cho văn bản.

Tác giả của bản đối chiếu: Phạm Duy Trưởng

BẢNG ĐỐI CHIẾU TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRIỀU ĐẠI TRUNG QUỐC

Trên phần mềm của Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt (Wikipedia). "Bảng đối chiếu triều đại Việt Nam và triều đại Trung Quốc" được ông Phạm Duy Trưởng lập ra để mọi người tiện tra cứu. (Xem bản gốc ở trang thành viên Phuongcacanh trên wikipedia)

SÁCH HÁN NÔM Ở NƯỚC NGOÀI

SÁCH HÁN NÔM Ở NƯỚC NGOÀI

Sách Hán Nôm của ta, những thư tịch và tài liệu bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm chủ yếu do người nước ta soạn thảo từ 1945 trở về trước, vì nhiều nguyên nhân phức tạp, một bộ phận đã tản lạc ra nước ngoài. Nguyện vọng chung của giới nghiên cứu Hán Nôm trong nước cũng như ngoài nước là làm sao để toàn bộ số sách Hán Nôm này sớm quy về một mối, vì lợi ích khoa học.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

TIẾNG VIỆT NGÀY CÀNG MẤT CHUẨN

Đại đa số ca sĩ Việt thể hiện ca khúc “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn bằng những âm thanh ghê rợn "Xống chong đời xống cần có một tấm lòng". Trong tiếng Việt, từ "xống" là tên gọi của loại "quần không đáy người ta hãi hùng" của đàn bà thời xưa, vậy mà họ không ngần ngại tuôn ra từ mồm rồi nhét vào tai thính giả. Thật là lố bịch khi nhạc sĩ Huy Tuấn, giám khảo cuộc thi "Tìm kiếm tài năng", trong buổi tối 23-12-2012, đã cố tình vẹo mồm, uốn lưỡi ra vẻ khổ sở nhại lại từ "rõ ràng" sau khi một thí sinh phát âm chuẩn từ này trong câu trả lời "chim cu gáy rõ ràng hơn chim bồ câu".

TƯ LIỆU VỀ NINH TỐN

TƯ LIỆU VỀ NINH TỐN

Ninh Tốn xuất thân trong một gia đình khoa bảng, ông nội và cha đều thi đỗ Hương cống và từng làm quan trong Viện hàn lâm dưới triều Lê Trịnh. Đặc biệt, người bác ruột là Ninh Địch thì đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Đông Các Đại học sĩ. Bản thân Ninh Tốn cũng thi đỗ Hội Nguyên Tiến sĩ, và làm quan trong triều. Có thể nói rằng dòng họ Ninh ở Côi Trì này đã chịu ân dày của triều đình phong kiến Lê Trịnh. Thế nhưng cũng giống như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Võ Huy Tấn và những trí thức tiến bộ khác, Ninh Tốn đã vượt ra cái khuôn khổ "ngu trung" để đứng hẳn về hàng ngũ của phong trào Tây Sơn và đóng góp một phần sức lực xứng đáng vào công cuộc dựng nước và giữ nước do người "anh hùng áo vải" Quang Trung lãnh đạo. Vừa qua, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội mới cho ra mắt tập Thơ văn Ninh Tốn, tuyển chọn và giới thiệu 108 bài thơ văn tiêu biểu của Ninh Tốn. Tập sách này cũng giới thiệu khá đầy đủ về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ. Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu và đánh giá đúng về tác phẩm và con người Ninh Tốn, chúng tôi xin giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến ông mà trong cuốn Thơ văn Ninh Tốn chưa có dịp đề cập đến.

NGÔ THÌ NHẬM - NHÂN CHÚ THÍCH Ở MỘT BÀI THƠ CỔ

NGÔ THÌ NHẬM - NHÂN CHÚ THÍCH Ở MỘT BÀI THƠ CỔ

Bài "Khế Chương Đức" như là một chứng tích ghi nhận tâm hồn trong sáng, hoài bão giúp dân, ý thức trách nhiệm và bản chất năng động, lạc quan của người trí thức chân chính này trong hoàn cảnh đau buồn khó khăn nhất.

LÊ QUÍ DẬT SỬ

LÊ QUÍ DẬT SỬ

Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thời Lê - Trịnh đã xẩy ra nhiều biến động lịch sử. Trong kho tàng thư tịch Hán Nôm, chúng ta còn giữ được nhiều sách sử ghi chép về giai đoạn này. Ngoài các bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Phần Tục biên, hay Việt sử thông giám cương mục, còn có loại dã sử (sách sử do tư nhân chép như Lịch triều tạp kỷ (Ngô Quang Lãng), Lê Quý Kỷ sự (Nguyễn Thu) Vấn Lê di sử (Nguyễn Quốc Ninh); Hậu Lê dã lục; Hậu Lê thời sự kỷ lược; Lê quý dật sử... mỗi tác phẩm đều có nét đặc trưng và giá trị riêng. Nhiều tác phẩm đã được xuất bản như Lịch triều tạp kỷ Lê quý kỷ sự. Trong bài viết này, chúng tôi muốn bàn về vấn đề tác giả và giá trị sử.

MỘT SỐ CHỮ TRONG TRUYỆN KIỀU NÔM

MỘT SỐ CHỮ TRONG TRUYỆN KIỀU NÔM

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, cũng là một trong những tác phẩm cổ điển tồn tại nhiều vấn đề văn bản phức tạp nhất. Theo một thống kê được công bố(1) thì trong các bản “Truyện Kiều” đã ấn hành có tới gần 1.200 chỗ dị đồng. Những dị đồng này, có trường hợp là cả một đoạn dài, có khi là trọn một câu, nhiều hơn là những từ, những chữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khôi phục lại bộ mặt vốn có của tác phẩm, hiệu đính được một văn bản gần nguyên tác nhất, đó là yêu cầu đối với công tác văn bản học Truyện Kiều. Để đạt tới mục đích đó, một việc soát xét lại những câu chữ còn “có vấn đề” trong Truyện Kiều có lẽ cũng là điều bổ ích:

ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ MỚI

ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ MỚI

1. Ảnh hưởng của Đường Thi đối với Thơ Mới là một vấn đề từ lâu đã được đề cập tới. Ngay từ năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam mặc dù dành nhiều trang để miêu tả ảnh hưởng cuả thơ Pháp (đặc biệt là trường phái Tượng trưng) nhưng các ông đã trân trọng và có một hứng thú đặc biệt về ảnh hưởng của thơ Đường đối với Thơ Mới (điều này được bộc lộ qua công phu miêu tả, khảo cứu và cụ thể hơn từ chính số lượng trang viết). Khi phân chia các dòng mạch Thơ Mới, Hoài Thanh - Hoài Chân nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, dòng mạch mang tính cách Việt, đồng thời cũng nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng từ Đường Thi.

Chiến thắng Kỷ Dậu - 1789 (tranh sơn dầu của Vân Lương)

VÀI NÉT VỀ BỘ SỬ CỦA VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN

Một đóng góp to lớn của vương triều Tây Sơn cho kho tàng văn hóa của dân tộc là việc vương triều này cho ra đời một tác phẩm sử học tầm cỡ có giá trị: Đó là bộ Đại Việt sử ký tiền biên.

Sách Gia Huấn Ca

AI VIẾT GIA HUẤN CA?

Từ lâu, nhiều người đã chú ý tới vấn đề tác giả của Gia huấn ca. Bản in xưa nhất của tác phẩm này hiện còn được biết là chữ Quốc ngữ, in năm 1894(1). Bản in bằng chữ Nôm sớm nhất còn giữ được xuất hiện sau đó hơn 10 năm, vào 1907(2).

NÉT "VĂN" KHUÊ VĂN CÁC

NÉT "VĂN" KHUÊ VĂN CÁC

Theo Kinh dịch, những con số lẻ (1,3,5,7,9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển. Khuê Văn Các có 8 mái là bát quái, có thêm một nóc ở trên là 9. Số 9 là cửu trù, số cực dương. “Khuê Văn” theo cách lý giải truyền thống về thiên thể thì Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao sắp xếp giống hình chữ Văn (của chữ Hán). Trong sách Hiếu kinh có ghi: “Khuê chủ văn chương”- tức Khuê tượng trưng cho Văn Chương. Về sau người ta còn coi “Khuê” là người đứng đầu của quan văn.


Other

  Previous page  1 2 3 4 5 6 7 8 9  Next page
 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh