Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

G8 ĐÌNH CHỈ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CỦA NGA - NHỮNG HỆ LỤY!

TUEsday - 08/04/2014 06:46
Theo đề nghị của Mỹ, Nhóm G7 (7 nước công nghiệp phát triển) đã tổ chức hội nghị tại The Hague- Hà Lan, quyết định đình chỉ tư cách thành viên G8 của Nga, không cho Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh của G8, tổ chức tại Brussel- Bỉ. Quyết định của G7, được cho là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ Nga - Phương Tây “đóng băng” sau sự kiện Crưm, thậm chí còn là biểu trưng cho mâu thuẫn quyết liệt giữa Nga và phương Tây sau chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy G7 đã biến Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân quốc tế lần thứ 3 thành hội nghị lên án Nga chiếm đoạt Crưm. Nhưng giữa Nga và phương Tây, còn có rất nhiều các quan hệ lợi ích mà muốn cắt bỏ cũng không thể cắt bỏ được, cho nên hội nghị trên không có nghĩa là mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới.
Đại biểu 7 nước tại Hội nghị đặc biệt bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 3 tại The Hague - Hà Lan.

Đại biểu 7 nước tại Hội nghị đặc biệt bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 3 tại The Hague - Hà Lan.

Tuy Mỹ và EU không chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý tại Crưm, nhưng Nga vẫn thừa nhận một cách nhanh chóng chớp nhoáng Crưm li khai Ucraina, trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền và cho phép Crưm gia nhập Liên bang Nga chính thức vào ngày 21/3/2014, sự kiện Crưm được giới truyền thông quốc tế đánh giá là sự kiện làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Tuyên bố chung G7 do Obama trình bày gồm 8 nội dung, một lần nữa cảnh cáo hành động  của Nga tại Crưm phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng. Giới truyền thông quốc tế quan tâm nhất đến nội dung thứ 6, tức là trước khi Nga “sửa đổi lập trường”, tạm đình chỉ Nga tham gia các hoạt động G8, trên thực tế là đã đóng băng địa vị nước thành viên G8 của Nga. 
G8 - chỉ nhóm 8 nước công nghiệp phát triển là Mỹ ( GDP năm 2013 là 16 200 tỉ USD), Nhật (5 100 tỉ USD), Đức ( 3 600 tỉ USD), Pháp ( 2 700 tỉ USD), Anh ( 2 400 tỉ USD), Nga ( 2 200 tỉ USD), Ý ( 2 100 tỉ USD), Canada ( 1800 tỉ USD năm 2013). Tiền thân của G8 là G7. Những năm 70 của thế kỉ trước, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính bùng nổ trên thế giới, nhóm G7 ( Group- nghĩa là nhóm hay tập đoàn)  bao gồm 7 nước  Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada  ra đời nhằm phối hợp chính sách, đối phó với khủng hoảng. Bởi vì thực lực kinh tế của  G7 rất hùng hậu, nên giới bình luận quốc tế gọi G7 là “ Câu lạc bộ các nước giàu có”. Nga , năm 1998 chính thức gia nhập câu lạc bộ này, từ đó G7 cũng chính thức đổi thành G8. Nhưng sự ngăn cách vô hình giữa Nga và 7 nước công nghiệp lớn vẫn không hoàn toàn được xóa bỏ. Có nhiều nhà phân tích cho rằng, mặc dù việc gia nhập của Nga được xem như là một món quà chính trị của phương Tây đối với Nga, nhưng G8 vẫn không thay thế được G7. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tư duy chiến tranh lạnh vẫn chưa hoàn toàn mất đi, phương Tây vẫn cho rằng Nga còn thiếu những tư chất quan trọng của Nhóm, về kinh tế “ Chưa đủ tầm”, về nhân quyền , dân chủ cũng “ Chưa đạt tiêu chuẩn”, Nga “bất hợp tác“ với phương Tây trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Cho nên, về mặt kinh tế, G8 từ trước đến sau này vẫn duy trì thể chế G7, chưa từng cho Nga tham gia những cơ chế cốt lõi “ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng”. Hiển nhiên các nước G7 cũng chỉ coi Nga như là "Công dân thứ 2"  của tổ chức này.



Lần này lệnh đình chỉ của G7 không những chưa dẫn đến sự quan tâm của Nga, thái độ phản ứng của Nga cũng rất bình thường. Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói, G8 là một câu lạc bộ không chính thức, Nga rút khỏi G8 cũng chẳng sao. Trước đó, để đối phó với các nhà lãnh đạo Âu - Mỹ ngăn cản  Hội nghị thượng đỉnh do Nga triệu tập tại Sochi, Putin đã biểu thị thái độ rất cứng rắn: "Nếu như ai không muốn đến thì đừng đến". Dư luận  đánh giá tuyên bố trên đây của Putin trên thực tế  là đã sớm vạch ra một chấm hết đối với G8. Năm nay, G7 kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, có học giả đã ví G7, 40 tuổi là bán lão, sức ảnh hưởng của G7 cũng đã giảm sút, 7 nước thành viên G7 chỉ chiếm  40% kinh tế thế giới, Ngân hàng Thế giới dự báo đến năm 2030 con số này chỉ còn là 30%. Hãng thông tấn DDP của  Đức viết “ Thái độ tỏ ra không có phản ứng gì của Nga khi bị khai trừ khỏi  G8 chứng minh rằng G7 đã rơi vào tình trạng khủng hoảng lớn nhất từ khi thành lập đến nay”. Báo “ Kinh tế “ của Nhật cho rằng Thể chế kinh tế và chính trị chủ đạo thế giới của G8 từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991 đến nay, trên thực tế đã tan vỡ.
 Có nhà phân tích đánh giá, Sau khi  khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008, không phải do G8, cũng không phải do G7, mà là do qua mấy hội nghị của nhóm 20 nước trên thế giới- tức G20, đã cứu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ra khỏi đầm lầy, ít nhất thì G20 cũng đã thay cho G7 về phương diện điều tiết chính sách kinh tế toàn cầu. Sở dĩ Nga cảm thấy không có gì là to tát khi Nga tách khỏi G8, là vì Nga còn có chỗ dựa vào các tổ chức kinh tế quốc tế khác đối trọng với G7, như  Nga là thành viên của G20 (G20, là nhóm các nền kinh tế lớn bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới , gồm mười chín quốc gia và liên minh Châu Âu. Tính đến năm 2009, thành viên G20 bao gồm:
Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Argentina, Brasil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, Ý và Liên Minh Châu Âu) và của nhòm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS ( Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), Nga là một trong những thành viên của Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải và Cơ chế Hợp tác 3 nước:  Nga- Ấn Độ- Trung Quốc.
Dư luận phổ biến trong cộng đồng quốc tế hiện nay là lo lắng về một cuộc chiến tranh lạnh trở lại, cho rằng Nga bị đẩy ra khỏi G8 , hàm ý là đã chính thức kết thúc quan hệ gắn bó giữa Nga và phương Tây. Cuộc đấu tranh trên địa hạt địa chính trị sẽ lại xoay quanh trục giữa Nga và Mỹ - Âu. Nhất là, phương Tây vì để bảo vệ cho cái gọi là trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, đòi Nga phải trả giá đắt cho hành động thu hồi Crưm, cuộc chiến tranh lạnh mới  vây quanh nước Nga dường như khó tránh khỏi.
Chiến tranh lạnh - chỉ sự đối lập kình địch mạnh mẽ về hình thái, ý thức của hai tập đoàn quân sự, chính trị lớn; sự đối kháng quyết liệt trên mặt quân sự; trạng thái cách li lẫn nhau  trên mặt kinh tế. Nhưng cục diện thế giới hiện nay, đã không còn như thời kì chiến tranh lạnh trước đây. Nga - Mỹ ngày nay có rất nhiều lợi ích chung, như vấn đề an ninh hạt nhân, vấn đề chống khủng bố, vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề hạt nhân Triều Tiên... Những vấn đề quốc tế nhạy cảm này, không thể không có sự hợp tác giữa Nga và Mỹ. Vì vậy, tuyên bố chung của G7 gần đây tại The Hague - Hà Lan rất sâu sắc. Tuyên bố chung sử dụng  từ “đình chỉ”, chứ không phải là “ khai trừ” đối với  Nga. Còn Nga, cũng không có biện pháp trả đũa quyết liệt. Hiển nhiên, quanh ván cờ Crưm, các bên có liên quan vẫn để ngỏ khoảng trống. Sau cuộc tuyên chiến đấu khẩu ngoại giao ầm ĩ, “đấu” mà không “phá”, đã trở thành trạng thái cơ bản trong quan hệ Nga - Phương Tây. Việc tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G8- Soochi, cũng sẽ không tạo ra chiến tranh lạnh mới, cũng không ảnh hưởng đến cục diện chính trị toàn cầu.

Nguyễn Ngọc Điệp
Theo: http://www.CRNTT.com 2014-04-06 00:09:18

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh