Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH

SUNday - 03/11/2013 05:24
Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough, phát sinh từ những xung đột liên quan đến tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ giữa Trung Quốc(TQ) và Philippin.Xung đột trở nên gay gắt nhất vào năm 2012, khi mà TQ điều độ nhiều tàu của các lực lượng Hải giám, Ngư Chính , kể cả tàu chiến, cùng hàng trăm tàu dân sự đến khu vực bãi cạn Hoàng Nham.
TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH

Trước năm 2000, khu vực này do hải quân Philippin khống chế, trong các năm 1994,1995, 1997, các đội vô tuyến nghiệpdư TQ có mặt trên đảo, nhưng chịu sự giám sát của hải quân Philippin. Còn hiện nay (2013), theo những tin có được từ báo chí chính thống TQ, cũng như từ “ Nghiên cứu Biển Đông.net”của VN cho chúng ta biết, trên thực tế khu vực bãi cạn Hoàng Nham đã chính thức bị TQ chiếm đóng, việc TQ chiếm giữ bãi ngầm này khiến Philippin với sự ủng hộ ngầm của Mỹ đã quyết tâm đưa vấn đề này lên Tòa án Quốc tế của LHQ về Luật Biển vào ngày 22/1/2013- ngày này có thể coi như là bước ngoặt về chính trị của tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước. Còn TQ thì tuyên bố cự tuyệt tham gia tiến trình pháp lý của vụ kiện mang tính quốc tế này. Về nguyên tắc,Tòa án Quốc tế của LHQ chỉ đồng ý xử kiện về tranh chấp lãnh thổ khi có sự đồng thuận tham gia của cả hai bên, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, như vụ Nicaragoa năm 1984 kiện Mỹ về hoạt động quân sự của Mỹ nhằm chống Nicaragoa, tuy Mỹ tuyên bố không tham gia, nhưng Tòa án Công Lý Quốc tế vẫn xử cho Nicaragoa thắng kiện. Uỷ ban trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật Biển của LHQ, xử vụ Philippin kiện TQ lần này, gồm 5 thẩm phán do luật sư Thomas Men Sah người Ghana làm chủ tịch.
  Bãi cạn Hoàng Nham(tên tiếng Anh là  Scarborough Shoal) nằm ở 150 07 vĩ bắc, 1170 51 kinh đông, cách vịnh Subic- Philippin 198 km, cách thủ đô Manila 300 km, cách đảo Luzon- Philippin 220 km, cách đảo Hải Nam là điểm gần nhất của TQ là 800 km ( 472 hải lí). Phía đông đảo Hoàng Nham là rãnh biển Manila, chỗ sâu nhất 5 377 m,Trung Quốc cho rằng rãnh biển Manila là phân giới tự nhiên giữa quần đảo Trung Sa –Trung Quốc và Philippin. Ngày 21/11/2007, Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn thành lập Thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc Tỉnh Hải Nam, bao gồm quần đảo Trung Sa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Quần đảo Trung Sa là một nhóm bãi ngầm ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa, tên tiếng Anh là  Macclesfield Bank. Nhóm bãi ngầm này dài khoảng 100 hải lí, rộng khoảng 60 hải lí, nằm ở khoảng giữa đường hàng hải từ Đà Nẵng đến Philippin. Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trung Sa. Trung Quốc xếp bãi cạn Hoàng Nham thuộc quần đảo Trung Sa của Thành phố cấp huyện Tam Sa- tỉnh Hải Nam.Đầu những năm 1980, khi đó Vịnh Subic của Philippin còn là căn cứ quân sự của Mỹ, bãi cạn Hoàng Nham trên thực tế chịu quyền kiểm soát của quân đội Mỹ đồn trú ở Philippin nằm ngoài Vịnh Subic, cho nên Philippin chưa có yêu cầu đưa ra yêu sách chủ quyền với bãi cạn Hoàng Nham. Bắt đầu từ năm 1992, Cố vấn an ninh Quốc gia của Philippin Gelesi tuyên bố Hoàng Nham là lãnh thổ của Philippin. Năm 1993, quân đội Philippin bắt đầu tiến hành tuần tra , kiểm soát và đo đạc đảo Hoàng Nham. Năm 1994, thực thi Công ước Luật Biển của LHQ, Chính phủ Philippin tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí và tuyên bố chủ quyền với đảo Hoàng Nham,vì Hoàng Nham nằm trong vùng biển 200 hải lí này . Năm 1997, quân đội Philippin lên đảo phá bỏ bia chủ quyền mà Trung Quốc xây dựng trước đó. Ngày 5/8/1997, hải quân Mỹ và Philippin với nhiều tàu chiến và máy bay tiến hành diễn tập qui mô lớn quanh đảo Hoàng Nham. Tháng 2/ 1999  Philippin cố ý cho tàu chiến BRP Benquet mắc cạn trên đảo Hoàng Nham . Ngày 10/3/2009, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc,Tổng thống Philippin Gloria Arroyo kí chính thức “ Luật về đường cơ sở lãnh hải” ôm trọn cả quần đảo Trường Sa ( trừ đảo Trường Sa ) của Việt Nam, và đương nhiên cả bãi cạn Hoàng Nham vào lãnh thổ Philippin. Cơ sở để TQ tuyên bố chủ quyền đối với đảo Hoàng Nham là “ Đường 9 đoạn hình chữ U”- một cơ sở thật phi lý, mà ta thường gọi là “ Đường lưỡi bò” có từ năm 1947, đảo Hoàng Nham nằm trọn trong đường lưỡi bò này, cho nên bãi cạn Hoàng Nham đương nhiên là phần lãnh thổ của TQ. Năm 1983, Uỷ ban Địa danh của TQ công bố địa danh tiêu chuẩn các đảo ở Biển Đông, Hoàng Nham là một trong những tên tiêu chuẩn đó.
          Trong bối cảnh tranh chấp đảo Hoàng Nham giữa TQ và Philippin đang diễn ra căng thẳng, cùng với những động thái tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ- Philippin khiến dư luận quốc tế hết sức quan ngại về tình hình an ninh Biển Đông nảy sinh thêm phức tạp. Tổng thống Philippin Benigno Aquino vừa tuyên bố “sẽ tiếp tục vận dụng tất cả công cụ luật pháp và ngoại giao để xử lí tranh chấp với TQ ở đảo Scarborough (Hoàng Nham) “. Bộ ngoại giao Philippin thì cho rằng: Chúng tôi có mọi thứ để thắng trong cuộc đấu tranh pháp lí này, chúng tôi không có gì để mất. Còn phía TQ thì phản đối và cho rằng:” Đây thực sự là một sự khiêu khích chính trị được ngụy trang dưới hình thức thủ tục pháp lí”. Mỹ vẫn giữ lập trường trung lập, không ủng hộ bên nào, Mỹ từng tuyên bố rằng : Mỹ không can thiệp vào các tranh chấp mang tính chủ quyền giữa các nước ở biển Đông, Mỹ chỉ quan tâm đến quyền tự do, bảo đảm thông thương hàng hải quốc tế. Tuy Mỹ đã kí kết với Philippin về “Hiệp ước an ninh Mỹ-Philippin”, nhưng lại không nêu lên Hiệp ước này có hiệu lực đối với bãi cạn Hoàng Nham.
   Đảo Hoàng Nham thực chất là bộ phận nhô lên mặt nước của một quả núi lớn dựng đứng, mọc lên từ bình nguyên đáy biển ở độ sâu 3 500 m, đứng trên đảo nhìn ra xung quanh ta có cảm giác nơi đây như là một bãi cạn, cho nên mới có tên gọi là “ bãi cạn Hoàng Nham “, có nhiều nơi độ sâu chỉ từ 0,5 đến 2 m, thông thường sâu 10-20m. Bao bọc xung quanh đảo Hoàng Nham là một rạn san hô hình khuyên, có chu vi chừng 55 km, với diện tích 150 km2. Trên bãi cạn Hoàng Nham là một phá ( đầm) rộng 130 km2. Đại bộ phận  đảo là đá ngầm, chỉ có khoảng hơn 100 mỏm đá nhô khỏi mặt nước khi nước triều lên , trong đó có rất ít mỏm có diện tích 10 m2 còn đa phần đều là các mỏm nhỏ đá mồ côi bằng cái chậu rửa mặt úp ngược. Phía đông nam đảo có một con đường thông ra biển rộng khoảng 400 m, sâu 10-12 m, tàu đánh cá có thể đi qua để đánh bắt cá hoặc tránh gió. Hiện nay, trên đảo Hoàng Nham không có bất kì vật thể gì tượng trưng cho chủ quyền của TQ và Philippin. Hai bên vẫn tiếp tục khẩu chiến, căng thẳng vẫn tiếp tục dâng trào, quan hệ giữa 2 nước vẫn trong màn u ám. Tuy nhiên, Philippin vẫn không muốn xung đột leo thang thành chiến tranh, còn đối với TQ, có nhiều lí do hơn, để bảo đảm rằng không có chiến tranh xảy ra với Philippin vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.
Nguyễn Ngọc Điệp
 
   
Tài liệu tham khảo :
      http://culture.ycwb.com/2012-05/09/content_3797927_3.htm
 
      http://baike.baidu.com/view/50579.htm

Biên tập: Phạm Duy Trưởng
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh