Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

Tổng thống Pháp Marcon tuyên bố: "NATO đã chết não"

WEDnesday - 04/08/2021 20:14
Mỹ quyết định thay đổi chiến lược quân sự với Nga đã khiến NATO, châu Âu phản đối quyết liệt do họ bị đẩy vào tình thế phải đối đầu với Moscow một mình, làm bia đỡ đạn cho Washington.
Nga có đủ sức để gây nhiễu hoặc thậm chí là tiêu diệt hệ thống vệ tinh của châu Âu

Nga có đủ sức để gây nhiễu hoặc thậm chí là tiêu diệt hệ thống vệ tinh của châu Âu

Chiến tranh không được xảy ra trên đất Mỹ!

Thực tế mà nói thì NATO chỉ là một công cụ cai trị của Mỹ với châu Âu và đồng thời Mỹ sử dụng để tấn công, kiềm chế nước Nga theo công thức: Chỉ huy Mỹ + Vũ khí Mỹ + người và tiền châu Âu chiến đấu chống Nga trên chiến trường châu Âu.

Đây là nguyên tắc, tư tưởng, phương châm tác chiến chiến lược của Mỹ bất di bất dịch suốt từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu cho đến nay. "Hỗn loạn có điều khiển" hay "Liên minh 2 bờ Đại Tây Dương"… đều phải tuân thủ điều đó. Chiến tranh không được xảy ra trên đất Mỹ!
 
Bởi vậy, chúng ta chẳng ngạc nhiên khi Mỹ có những quyết định thay đổi chiến lược quân sự trong cuộc đối đầu với Nga đã khiến NATO, châu Âu phản đối quyết liệt.
Nhưng Mỹ bất chấp, đã đưa NATO và châu Âu vào một tình thế phải đối đầu với Nga một mình, làm bia đỡ đạn cho Mỹ.
Rõ ràng, khi Mỹ-NATO hoàn toàn chiếm ưu thế quân sự, Mỹ đang "bất khả xâm phạm" thì Mỹ và NATO "chén chú chén anh", nhưng gặp phải đối thủ ngang cơ như Nga đã đang trỗi dậy khôi phục sức mạnh Liên Xô thì bản chất mối quan hệ "chủ - tớ" trong liên minh Mỹ-NATO đã bộc lộ…

Rời khỏi INF, Mỹ biến châu Âu thành bia đỡ đạn…

INF là hiệp ước cấm bố trí tên lửa tầm trung tại châu Âu của Mỹ và Liên Xô ký với nhau năm 1987, theo đó, cấm Nga với Mỹ-NATO phát triển, bố trí tên lửa trên đất liền có tầm bắn từ 500km – 5.500km.
Mỹ ký INF là vì hiệp ước sẽ buộc Liên Xô không còn một tên lửa tầm trung nào trên đất liền, trong khi đó tên lửa tầm trung được bố trí trên không và trên biển, những thứ không thuộc INF thì Mỹ đều đã có đủ còn Liên Xô vẫn chưa có.
Theo INF thì tại châu Âu không còn tên lửa của Nga nhắm vào NATO và các căn cứ quân sự Mỹ và ngược lại. Đây có vẻ như một châu Âu hòa bình, được tạo ra từ INF. Nhưng, nên biết, tên lửa tầm trung của Mỹ từ trên không, trên biển thì vẫn cứ chĩa vào Nga.
Khi nhận thấy Nga đã có tên lửa tầm trung bố trí tên biển (Kalibr) và trên không như Kh-101, Kh-102… thì lợi thế độc quyền về tên lửa tầm trung của Mỹ không còn, các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu vẫn bị nhắm đến, đe dọa, thì Mỹ rút khỏi INF để bố trí tên lửa tầm trung của mình trên châu Âu nhằm vào Nga, giành lợi thế về thời gian bay của tên lửa.
Đương nhiên, Nga sẽ đáp trả, và vậy là Nga-NATO sẽ chiến đấu với nhau, châu Âu sẽ biến thành chiến trường, còn Mỹ chỉ chờ để đến thu dọn.
Mỹ ném NATO vào móng vuốt Gấu Nga: Moscow xử đẹp, châu Âu lo sốt vó! - Ảnh 3.
Tàu chiến Hải quân Nga khai hỏa tên lửa hành trình Kalibr.

Rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở…

Hiệp ước Bầu trời Mở (DON) cho phép quân đội của 34 quốc gia thực hiện các chuyến bay kiểm tra trên lãnh thổ của nhau nhằm xây dựng khả năng dự đoán và sự tin cậy. DON có hiệu lực từ năm 2002.
Thủ tục thực hiện là các nước có máy bay của riêng mình được các bên xác nhận, kiểm tra các thiết bị và bay theo hạn ngạch. Chẳng hạn, Nga có 24 chuyến bay mỗi năm trên lãnh thổ Mỹ và 12 chuyến bay cho mỗi đồng minh NATO của Mỹ.
Và tất nhiên, Nga sẽ có (bị) 33 x 12 = 396 chuyến bay kiểm tra của các nước thành viên của NATO như Ba Lan, Anh, Pháp…
 
Vào ngày 22/11/2020, Mỹ đã rút khỏi DON, điều này đã tạo một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga. Vì Nga không được bay vào không phận Mỹ để kiểm tra, giám sát, trong khi liên minh Mỹ-NATO có 396 chuyến là bất bình đẳng quân sự.
Tất nhiên, Nga chỉ đơn giản là không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút khỏi DON. Nếu Mỹ không muốn "chơi theo quy tắc hòa bình" thì Nga cũng OK. Ngày 6/7/2021, Tổng thống Nga Putin chính thức ký sắc lệnh rời khỏi DON.
Tại sao Mỹ rời khỏi DON? Mỹ tố là Nga không cho bay qua Kaliningrad, hoặc ép phải công nhận Crimea… nhưng thật ra lý do chính được tiết lộ:
Thứ nhất là hai chiếc máy bay chuyên dùng cho DON của Nga Tu-214ON mới được sản xuất năm 2013, có hệ thống trinh sát tinh vi "không có giấy tờ" mà Mỹ không quản lý được. Quyết định của Mỹ hoàn toàn đúng khi "không quản được thì cấm" thôi.
Và, thực tế là sau khi rút khỏi DON thì 2 Tu-214ON biến thành Tu-214P trong phi đội biên chế cho GRU – Cơ quan tình báo quân đội, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Nga. Đây là "món quà mà Mỹ tặng cho GRU Nga" khi Mỹ rút khỏi DON.
Mỹ ném NATO vào móng vuốt Gấu Nga: Moscow xử đẹp, châu Âu lo sốt vó! - Ảnh 5.
Máy bay chuyên dùng cho DON của Nga Tu-214ON
Thứ hai, trong khi máy bay DON của Mỹ là Boeing OS-135B đã quá cũ, sản xuất từ 1993, đã từng phải hạ cánh tại Nga vì lý do kỹ thuật trục trặc, lại lạc hậu về hệ thống trinh sát và thực tế là Mỹ đã đưa vào bãi rác ngay sau khi rút khỏi DON.
Khi Mỹ có các phương tiện trinh sát khác tinh vi, hiện đại bố trí quanh Nga thì chế tạo máy bay cho DON là vô dụng và tốn kém.
Như vậy xét ở góc độ song phương Nga-Mỹ thì Mỹ rút khỏi DON là hợp lý và khôn ngoan, nhưng đa phương thì Mỹ đã làm khó NATO, chỉ vì không quản lý được hệ thống trinh sát của Nga trên Tu-214ON mà đã rút khỏi DON thì như bịt mắt NATO.

Nga "xử đẹp" vệ tinh của châu Âu, NATO lo sốt vó

Không có các chuyến bay theo DON, châu Âu chỉ còn cách sử dụng họ vệ tinh viễn thám Sentinel-1… 6 đã, sẽ được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phóng như một phần của Chương trình Giám sát Trái đất Copernicus, được đặt theo tên của nhà thiên văn học vĩ đại.

Vệ tinh Sentinel-1A đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào tháng 4 năm 2014, vệ tinh Sentinel-1B thứ hai vào năm 2016, 2 vệ tinh Sentinel-2A, 2B được phóng lên năm 2017, sau 2021 chúng sẽ được tăng cường bởi 2 vệ tinh Sentinel 2C, 2D.
Nhưng đó không phải là tất cả: họ vệ tinh tương lai Sentinel-3, -4, -5 và -6 sẽ có thể nghiên cứu các đại dương, băng ở vùng cực và bầu khí quyển.
Nói cách khác, toàn bộ hành tinh được kiểm soát toàn bộ và liên tục trong không gian, không một góc nào của Trái đất lọt khỏi tầm mắt của các "nhà nghiên cứu" từ EU, trên biển, bề dày của nó, hay trên đất liền.
Tất cả các nhóm vệ tinh "ôn hòa" này như "khúc xương mắc trong cổ họng" với Bộ quốc phòng Nga. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra thì việc đầu tiên là phải loại bỏ nó ngay tức khắc và, thật may là Nga có đủ phương tiện để loại bỏ, chế áp nó.
 
 
Đầu tiên là chế áp cứng. Nga đã có hệ thống tên lửa diệt vệ tinh A-235 Nudol và ngoài ra còn có "vệ tinh kiểm tra" trên không gian khiến Mỹ lo mất ăn mất ngủ.


Trong thời "chiến tranh phi tiếp xúc" như lúc này thì thực hiện chế áp mềm hay tác chiến điện tử (EW) Nga đủ khả năng để khoanh vùng bất kỳ mối đe dọa nào từ nhóm vệ tinh trinh sát, gián điệp này.

Vào ngày 26/7, Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp của Mỹ (EAS) báo cáo "vệ tinh khí tượng" châu Âu Sentinel-1, đang "hoạt động" trên lãnh thổ Rostov-on-Don (phía Nam của Nga và Đông Nam của Ukraine), vốn có hình ảnh "rõ từng sợi lông", đã bị "nhấp nháy". Vệ tinh Sentinel-2, "tình cờ" cũng chung số phận.
Kết luận của EAS là chúng, 2 vệ tinh "khí tượng" của châu Âu, đã bị đòn tấn công nặng nề bởi các trạm tác chiến điện tử, hung thủ là hệ thống EW Tirada-2S của Nga được đưa vào trực chiến năm 2019.
Như vậy, nếu chiến tranh Nga-NATO xảy ra thì lực lượng NATO tại châu Âu hoàn toàn bị mù, do đó, dẫn dắt, chỉ điểm quân đội NATO đi đâu, làm gì… hoàn toàn phụ thuộc Mỹ. Đó là lý do vì sao mà Tổng thống Pháp Marcon tuyên bố: "NATO đã chết não" là vậy.
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh